HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo ở nữ giới, ung thư hậu môn, sùi mào gà ở cả nam và nữ. Rất may mắn, hiện nay các bệnh gây ra do HPV đã có thể phòng ngừa hiệu quả ở cả nam và nữ bằng vắc xin. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng trên 27, 28 tuổi có tiêm phòng HPV được không? Bài viết dưới đây, chuyên gia VNVC sẽ giải đáp chi tiết.
BS.CKI Nguyễn Lê Nga - Quản lý Y khoa vùng 1 - miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Tại Việt Nam, vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) được chỉ định tiêm chủng cho cả trẻ em từ 9 tuổi, thanh niên nam nữ và các đối tượng trung niên đến 45 tuổi để phòng ngừa các bệnh đường sinh dục, bệnh ung thư nguy hiểm ở cả nam và nữ giới. Các tổ chức y tế uy tín hàng đầu thế giới, Bộ Y tế Việt Nam và các chuyên gia đều khuyến cáo nên tiêm vắc xin HPV cho trẻ em từ sớm, trong độ tuổi “vàng” từ 9 - 14 tuổi để mang lại hiệu quả phòng ngừa tối ưu. Tuy nhiên, những trẻ từ 15 tuổi, thậm chí người trưởng thành 28 tuổi hoàn toàn có thể tiêm ngừa HPV mà vẫn đảm bảo an toàn và tính sinh miễn dịch tốt, hiệu quả bảo vệ cao.”28 tuổi có tiêm phòng HPV được không?
TIÊM ĐƯỢC VÀ RẤT NÊN TIÊM SỚM! Bất kể nam nữ 28 tuổi đều có thể tiêm phòng HPV. Vắc xin phòng 9 tuýp HPV được chỉ định tiêm ngừa cho trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 9 đến 45.
1. Độ tuổi tiêm ngừa HPV tại Việt Nam đã được mở rộng
Trước đây, vắc xin ngừa 9 tuýp HPV nguy hiểm và phổ biến nhất - Gardasil 9 (Mỹ) chính thức được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam vào năm 2022, chỉ định tiêm ngừa cho trẻ em và thanh niên nam nữ từ 9 - 26 tuổi.
Tuy nhiên, nhận thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc chủng ngừa vắc xin phòng HPV 9 chủng cho những đối tượng trên 26 tuổi, Bộ Y tế Việt Nam đã đồng thời cùng với các nước tiên tiến ngay lập tức áp dụng chỉ định tiêm vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) cho trẻ em và người lớn từ 9 - 45 tuổi, chính thức mở rộng cơ hội phòng bệnh cho người lớn từ 27 - 45 tuổi.
Trước khi Việt Nam áp dụng chỉ định mở rộng độ tuổi tiêm phòng vắc xin ngừa 9 tuýp HPV cho người lớn từ 27 - 45 tuổi, vắc xin Gardasil 9 đã được thông qua rất nhiều nghiên cứu, kiểm định nghiêm ngặt, chứng minh là có hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng cho các đối tượng từ 27 - 45 tuổi.
Vào năm 2018, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt mở rộng tuổi chỉ định vắc xin Gardasil 9 cho những người từ 27 - 45 tuổi. Tiếp đó, đến tháng 6/2019, Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ (ACIP) cũng cập nhật khuyến nghị tiêm chủng cho người lớn từ 27 - 45 tuổi.
⇒ Tìm hiểu thêm: Vắc xin HPV là gì?
2. Đã quan hệ tình dục rồi hoặc đã sinh con thì có cần tiêm HPV không?
CÓ, THẬM CHÍ RẤT CẦN THIẾT! Việc tiêm phòng vắc xin HPV rất quan trọng đối với phụ nữ, tất cả phụ nữ nếu còn trong độ tuổi tiêm chủng HPV được khuyến cáo vẫn hoàn toàn có thể tiêm vắc xin HPV, ngay cả khi họ đã quan hệ tình dục hoặc đã sinh con. Bởi mặc dù một người phụ nữ đã quan hệ tình dục và đã sinh con chẳng may đã tiếp xúc với một hoặc nhiều tuýp HPV nhưng không chắc chắn rằng người phụ nữ đó đã tiếp xúc với tất cả các tuýp HPV trong phạm vi phòng ngừa của vắc xin.
Chính vì thế, tiêm vắc xin HPV cho những đối tượng đã quan hệ tình dục rồi hoặc phụ nữ đã sinh con vẫn mang lại lợi ích phòng ngừa tích cực. Các tổ chức y tế hàng đầu trên toàn cầu như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) và gần nhất là Bộ Y tế Việt Nam đều khuyến nghị vắc xin HPV có thể và nên được tiêm cho tất cả các đối tượng từ 9 đến 45 tuổi, bao gồm cả những người đã từng có quan hệ tình dục và đã sinh con.
3. Nghi ngờ đã bị nhiễm HPV, có tiêm được không? Cần làm gì?
CÓ, THẬM CHÍ RẤT CẦN THIẾT! Hiện nay, có hơn 200 tuýp HPV đã được các nhà khoa học tìm thấy và trong đó khoảng 40 tuýp HPV được xác định có thể gây ra các bệnh lý về đường sinh dục ở người. Khi chẳng may nhiễm một hoặc một số tuýp HPV thì nguy cơ nhiễm các tuýp HPV khác vẫn còn bởi sau khi nhiễm HPV và thành công đào thải, hệ thống miễn dịch sẽ chỉ sinh kháng thể đặc hiệu với tuýp đã nhiễm mà không hình thành miễn dịch chéo với các tuýp HPV khác. [1]
Bên cạnh đó, những trường hợp sau khi đã đào thải HPV hoặc điều trị khỏi khi nhiễm HPV ở lần phơi nhiễm đầu tiên vẫn tồn tại khả năng tái nhiễm do kháng thể đặc hiệu sinh ra sau khi nhiễm trùng HPV tự nhiên không bền vững, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn sau đó suy giảm dần, đến một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ không còn đủ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ lây nhiễm và mắc các bệnh có liên quan đến tuýp HPV đã mắc trước đây.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những trường hợp nhiễm HPV, thậm chí nhiễm HPV nhóm nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và bắt buộc phải cắt bỏ cổ tử cung để loại bỏ khối u ác tính thì hiệu quả khi tiêm vắc xin ngừa HPV vẫn được chứng minh ở mức cao trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tình dục do HPV gây ra như ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, sùi mào gà, ung thư hầu họng…
Độ hiệu quả khi tiêm HPV ở tuổi 28 trở lên có còn đảm bảo?
Vắc xin ngừa 9 tuýp HPV được chỉ định chủng ngừa cho các đối tượng từ 9 - 45 tuổi, bất kỳ đối tượng nào trong độ tuổi được chỉ định khi tiêm vắc xin HPV đều mang lại tính an toàn cao, khả năng sinh miễn dịch tốt. Chính vì thế, tiêm HPV ở tuổi 28 đến 45 là an toàn và đảm bảo hiệu quả phòng ngừa cao khỏi lây nhiễm và mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến HPV.
Trong các thử nghiệm lâm sàng được cung cấp từ hãng Merck Sharp & Dohme (MSD - Mỹ) - nhà sản xuất vắc xin Gardasil và Gardasil 9, vắc xin HPV có hiệu quả đến từ 87,7 - 95% ngăn ngừa mụn cóc sinh dục do HPV gây ra ở phụ nữ từ 27 đến 45 tuổi và vắc xin HPV mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích phản ứng từ hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, ngăn ngừa mụn cóc sinh dục ở các đối tượng là nam giới trong độ tuổi 27 - 45.
Trong một nghiên cứu lâm sàng được theo dõi dài hạn trong khoảng 3,5 năm ở 13.000 người Mỹ bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho thấy, vắc xin HPV có hiệu quả đến 88% trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng HPV dai dẳng, mụn cóc sinh dục, tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư âm hộ và âm đạo, tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.
Cũng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã khẳng định hiệu quả của vắc xin HPV khi sử dụng ở nam giới từ 27 đến 45 tuổi không khác biệt với hiệu quả khi tiêm ở nam giới trẻ hơn từ 16 đến 26 tuổi. [2]
Những lợi ích khi tiêm phòng HPV ở tuổi 28
Tiêm phòng vắc xin ngừa HPV ở tuổi 28 mang lại nhiều lợi ích vượt trội và lâu dài cho cả phụ nữ và cánh mày râu, cụ thể:
1. Phòng ngừa các bệnh ung thư liên quan đến HPV
Vắc xin HPV mang đến hiệu quả cao đến trên 90% trong việc phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm 9 tuýp HPV nguy hiểm và phổ biến hàng đầu, nhờ đó cung cấp cho người tiêm khả năng phòng ngừa các bệnh chứng ung thư nguy hiểm liên quan đến HPV, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo… [3]
Trong đó, ung thư cổ tử cung là bệnh lý tăng sinh khối u ác tính ở cổ tử cung - phần dưới của tử cung kết nối với âm đạo, bệnh có thể diễn tiến âm thầm, từ từ “hủy hoại” sức khỏe và tính mạng của người bệnh trong suốt 10 - 20 năm với các triệu chứng không rõ ràng, khó phát hiện nếu không được thực hiện các biện pháp tầm soát cổ tử cung. Khi ung thư cổ tử cung đã tiến triển tới giai đoạn muộn, nhất là khi tế bào ung thư đã di căn, chỉ có 17% bệnh nhân sống sót trong vòng 5 năm.
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung được đánh giá là bệnh chứng ung thư phổ biến thứ 5 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 44. Theo báo cáo về virus gây u nhú ở người và các bệnh liên quan đến HPV tại Việt Nam được công bố vào tháng 3/2023, ước tính vào năm 2020, có khoảng 4.123 trường hợp ung thư cổ tử cung mới, nếu không có biện pháp hạn chế kịp thời, dự đoán đến năm 2030 sẽ có khoảng 443.000 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung trên toàn cầu.
2. Giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác
Vắc xin HPV giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác, chẳng hạn như mụn cóc sinh dục, một bệnh lây truyền qua đường tình dục rất khó chịu và phổ biến, thường do các tuýp HPV nguy cơ thấp gây ra, trong nhiều trường hợp mụn cóc sinh dục cũng có thể gây ra bởi các tuýp HPV nguy cơ cao như HPV 16 và 18, tiềm ẩn nguy cơ tiến triển thành các dạng ung thư sinh dục cực kỳ nguy hiểm.
3. Tạo lớp bảo vệ sức khỏe sinh sản về lâu dài
HPV có thể gây ra các tổn thương ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chẳng hạn như sùi mào gà ở vùng sinh dục, sùi mào gà ở vùng kín của nam giới và sùi mào gà ở cổ tử cung của phụ nữ sẽ cản trở quá trình quan hệ tình dục của các cặp đôi, nguy cơ lây nhiễm cho đối phương.
Đến khi mang thai có dẫn đến các biến chứng trong thai kỳ, ảnh hưởng đến sức phát triển của thai nhi, nguy cơ cao dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm, nhiều trường hợp sùi mào gà tăng sinh mạnh mẽ với kích thước to có thể gây tắc nghẽn âm đạo, cản trở quá trình sinh sản và kèm theo nhiều biến chứng thai kỳ khác cho cả mẹ và con.
Tiêm phòng HPV ở đâu có sẵn vắc xin cho người 28 tuổi trở lên?
Tại hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc hiện đang có sẵn vắc xin HPV tiêm cho trẻ em và người lớn, bao gồm cả người 28 tuổi trở lên. Tất cả vắc xin tại VNVC được nhập khẩu trực tiếp, chính hãng từ các tập đoàn sinh phẩm y tế hàng đầu trên toàn cầu, riêng vắc xin Gardasil 9 phòng HPV cho đối tượng từ 9 - 45 tuổi được VNVC nhập khẩu trực tiếp từ hãng vắc xin hàng đầu thế giới tại Mỹ - Merck Sharp & Dohme (MSD).
VNVC cũng là đơn vị tiêm chủng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, cũng là đơn vị hiếm hoi trên toàn thế giới được ưu tiên đặt giữ trước số lượng lớn vắc xin trong nhiều năm, cùng với năng lực bảo quản, lưu trữ và điều phối vượt trội, VNVC luôn đảm bảo “dòng chảy” vắc xin tại nước nhà luôn ổn định, đảm bảo cung ứng đầy đủ vắc xin cho hàng chục triệu trẻ em và người lớn Việt Nam, không lo thiếu vắc xin ngay cả khi nhiều nơi trên toàn thế giới đang khan hiếm.
Tất cả vắc xin tại VNVC được bảo quản trong điều kiện tối ưu với nhiệt độ luôn được duy trì ổn định ở mức 2 - 8 độ C theo yêu cầu của nhà sản xuất nhờ có hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain).
Hệ thống được xây dựng theo tiêu chuẩn Quốc tế cao cấp với hệ thống kho lạnh quy mô lớn, hiện đại, đạt chuẩn GSP, cùng hệ thống xe lạnh, thùng lạnh, trang thiết bị vận chuyển lạnh và tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng tại mỗi phòng tiêm, đảm bảo vắc xin luôn ở tình trạng chất lượng nguyên vẹn, mang đến những liều vắc xin an toàn và hiệu quả đạt mức tối ưu.
VNVC còn đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân sự quy mô lớn, chất lượng cao với hơn gần 20.000 Bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, cam kết thực hiện quy trình tiêm chủng vắc xin An toàn.
100% bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm nhằm đánh giá sức khỏe, xác định tiền sử bệnh lý, tình trạng dị ứng, lịch sử tiêm chủng và nhu cầu tiêm ngừa, từ đó chỉ định tiêm chủng phù hợp. 100% điều dưỡng có chứng chỉ thực hành An toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế, sở hữu kỹ năng tiêm giảm đau, quy trình nhanh chóng, tinh gọn, khoa học, mang đến trải nghiệm tiêm chủng vắc xin an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thoải mái nhất.
Đặc biệt, giá tiêm chủng vắc xin tại VNVC luôn bình ổn ở mức giá hợp lý, thậm chí tốt nhất thị trường, cam kết không tăng giá bất thường ngay cả khi khan hiếm, thậm chí còn thường xuyên mang đến những ưu đãi giá vắc xin quan trọng hấp dẫn cùng nhiều quà tặng giá trị cho tất cả Khách hàng của VNVC trên toàn hệ thống, kể cả những Khách hàng đi cùng trẻ trong buổi tiêm chủng cũng được hưởng những ưu đãi độc quyền.
VNVC còn là đơn vị tiêm chủng vắc xin tiên phong triển khai nhiều hình thức thanh toán dịch vụ tiêm chủng thông minh, nhằm hỗ trợ gánh nặng tài chính, tạo điều kiện cho tất cả người dân Việt Nam được tiêm chủng vắc xin đầy đủ, không lo về chi phí như hình thức thanh toán mua trả góp Gói vắc xin không lãi suất - “Tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau” hoặc hỗ trợ chia nhỏ chi phí mua Gói vắc xin thành nhiều lần thanh toán…
Để được tư vấn, đặt lịch tiêm chủng, đăng ký Gói vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVc qua:
- Hotline: 028.7102.6595;
- Fanpage Facebook: VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn;
- Tra cứu các Trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất TẠI ĐÂY;
Để đặt mua vắc xin và tham khảo các sản phẩm vắc xin, quý Khách hàng vui lòng truy cập: vax.vnvc.vn.
Lịch tiêm và giá tiền của vắc xin HPV cho nam và nữ 28 tuổi
Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) khi tiêm cho nam và nữ 28 tuổi được áp dụng theo lịch tiêm 3 mũi như sau:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
- Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
Ngoài ra, khi có nhu cầu tiêm nhanh, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định cho nam và nữ 28 tuổi theo phác đồ tiêm nhanh:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
- Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Hiện nay, tại hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc đang cung ứng số lượng lớn vắc xin Gardasil tại mỗi trung tâm với mức giá hợp lý, tốt nhất thị trường, luôn bình ổn ở mức 2.950.000 đồng/mũi tại tất cả trung tâm VNVC trên toàn hệ thống.
VNVC cam kết không tăng giá bất thường ngay cả thời điểm khan hiếm, đảm bảo tất cả Khách hàng được bình đẳng về nhu cầu tiêm ngừa vắc xin Gardasil 9 chất lượng cao, bảo quản đạt chuẩn, chủ động phòng ngừa mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn và các bệnh chứng nguy hiểm do HPV gây ra.
→ Tham khảo bảng giá vắc xin HPV và các vắc xin quan trọng khác cho trẻ em và người lớn TẠI ĐÂY.
Các lưu ý sau khi chích ngừa HPV ở tuổi 28
Việc tiêm vắc xin HPV ở tuổi 28 là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, tâm lý, thậm chí là tính mạng trước những mối đe dọa bệnh tật nguy hiểm liên quan đến HPV. Tuy nhiên, sau khi tiêm ngừa, có một số lưu ý quan trọng mà người tiêm cần tuân thủ để đảm bảo hiệu quả và an toàn, bao gồm:
1. Theo dõi các phản ứng phụ nếu có
Sau khi tiêm phòng HPV, người tiêm cần chú ý cơ thể để phát hiện sớm các phản ứng phụ có thể xảy ra. Một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin HPV bao gồm:
- Đau, sưng, có thể ban đỏ, ngứa tại chỗ tiêm
- Phản ứng phụ toàn thân: Sốt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…
Đây là phản ứng rất thông thường và thường biến mất sau vài ngày.
Nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc nghiêm trọng hoặc xuất hiện các tình trạng bất thường nghi ngờ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, người tiêm nên ngay lập tức liên hệ với cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được tư vấn.
2. trì lối sống lành mạnh
Sau khi tiêm phòng, việc duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tối ưu hóa hiệu quả của vaccine. Những biện pháp cụ thể bạn nên thực hiện bao gồm:
- Chế độ ăn uống cân bằng: Tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin và khoáng chất quan trọng để hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
- Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và tăng cường sức đề kháng.
- Giấc ngủ đủ và đúng giờ: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể hồi phục và duy trì sức mạnh của hệ miễn dịch.
- Tránh các thói quen xấu: Hạn chế tiêu thụ rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
3. Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ
Ngoài việc tiêm ngừa vắc xin HPV, đối với phụ nữ ở lứa tuổi 28 cũng cần kết hợp với việc xét nghiệm tầm soát định kỳ (dự phòng HPV cấp 2) vì hiện tại các nhà khoa học đã phát hiện được trên 20 chủng HPV nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung, trong khi đó, vắc xin ngừa HPV ở thời điểm hiện tại chỉ phòng tối đa được 9 chủng, các chủng HPV còn lại vẫn có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến đường niệu dục.
Chính vì thế, phụ nữ có hoạt động quan hệ tình dục hoặc những phụ nữ sau độ tuổi 21 có hoạt động quan hệ tình dục trên 1 năm nếu chưa chưa tiêm vắc xin HPV, cần chủ động tiêm ngừa vắc xin HPV đầy đủ, đúng lịch kết hợp với việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.
Hiện, có 03 phương pháp chính để sàng lọc ung thư cổ tử cung, bao gồm:
- Xét nghiệm HPV nhằm kiểm tra các tế bào xem có bị nhiễm các loại HPV nguy cơ cao có thể gây ung thư cổ tử cung hay không.
- Xét nghiệm Pap (hay còn gọi là phết tế bào Pap hoặc phết tế bào cổ tử cung) nhằm thu thập các tế bào cổ tử cung để kiểm tra những thay đổi do HPV gây ra, mục tiêu tìm kiếm các tế bào tiền ung thư và tế bào ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap đôi khi cũng phát hiện ra những tình trạng không phải là ung thư, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.
- Cotest HPV/Pap sử dụng kết hợp xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap để kiểm tra cả những thay đổi về tế bào cổ tử cung và các chủng HPV nguy cơ cao.
Ở độ tuổi từ 21 - 24, chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên làm xét nghiệm Pap smear hay Thin Prep mỗi 3 năm 1 lần. Đến giai đoạn từ 25 - 65 tuổi, theo khuyến cáo ASC năm 2020 của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, phụ nữ nên thực hiện kết hợp xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 3 năm 1 lần. Đến giai đoạn trên 65 tuổi, nếu không có bất thường tế bào ở cổ tử cung và thực hiện xét nghiệm Pap hay xét nghiệm HPV đều cho ra kết quả âm tính trong vòng 10 năm qua thì có thể ngừng tầm soát.
⇒ Xem thêm: Tiêm vắc xin HPV cho nam giới ở đâu?
Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) phòng 9 tuýp HPV ở cả nam và nữ được Bộ Y tế Việt Nam chỉ định tiêm phòng cho tất cả đối tượng trẻ em và người lớn từ 9 - 45 tuổi. Chính vì thế, đối với thắc mắc “người từ 28 tuổi có tiêm phòng hpv được không”, chuyên gia VNVC khẳng định hoàn toàn có thể tiêm được theo chỉ định mới và cần tiêm càng sớm càng tốt.
Sau khi tiêm phòng, người tiêm cần lưu ý theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm, duy trì lối sống lành mạnh và đặc biệt đối với phụ nữ, không nên quên thực hiện các biện pháp tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để đảm bảo hiệu quả dự phòng và bảo vệ sức khỏe tốt nhất khỏi các căn bệnh ung thư nguy hiểm do HPV gây ra.