Để có thể sản xuất ra một bộ phim hoạt hình chất lượng, các Animator cần phải trải qua các công đoạn sáng tạo vô cùng công phu, cũng như phải tuân thủ các nguyên tắc làm phim vô cùng nghiêm ngặt. Trong đó, 12 nguyên tắc Animation chính là kiến thức cốt lõi mà bất cứ nhà sản xuất muốn thành công cũng đều phải nắm vững được.
Vậy 12 nguyên tắc Animation là gì? Tại sao các nguyên tắc Animation này được ví như “kỹ năng sinh tồn” không thể thiếu cho các chuyên viên Diễn hoạt? Hãy cùng Sconnect Academy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
12 nguyên tắc animation là gì?
12 nguyên tắc Animation là tổng hợp các kỹ thuật rất quan trọng trong ngành Diễn hoạt, được xây dựng vào những năm 1930 của thế kỉ XX và giới thiệu lần đầu năm 1981 trong cuốn sách “The illusion of life: Disney Animation”. Cuốn sách thành quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và đúc kết của nhà làm phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney và các cộng sự: Ollie Johnston, Frank Thomas,...
12 nguyên tắc Animation được định hướng và thiết kế dựa trên sự tuân thủ các định luật vật lý cơ bản và cách xây dựng nên nhân vật mang bản chất - cảm xúc “có hồn”, hấp dẫn người xem. Mặc dù mục đích chính của các nguyên tắc Animation này là phục vụ cho việc phác thảo chuyển động bằng bút chì, tuy nhiên, hiện nay các nhà sản xuất vẫn luôn áp dụng trong quá trình làm đồ họa diễn hoạt kỹ thuật số.
Vì vậy, 2 nguyên tắc chuyển động Animation được coi là nền tảng lý thuyết và định hướng cốt lõi cho ngành Diễn hoạt, là “kim chỉ nam” cho hầu như tất cả các Animator trong quá trình sáng tạo và sản xuất những tác phẩm của riêng bản thân.
Để trở thành một Animator chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững 12 nguyên tắc Animation sau đây:
Squash and stretch (Sự co và kéo giãn của chuyển động)
Đứng đầu trong 12 nguyên tắc Animation đó chính là Squash and Stretch - sự co và sự kéo dãn. Đây là một nguyên tắc mà đối tượng được vẽ sẽ kéo dài ra hoặc co dẹp lại để thể hiện được khối lượng, cân nặng, tốc độ và tuyến tính của nó. Khi áp dụng nguyên tắc này, đối tượng hoặc nhân vật sẽ có tạo được tính linh hoạt trở nên sống động hơn.
Điều này nhằm mục đích tạo ra sự thực tế và uyển chuyển trong từng thao tác chuyển động. Khi áp dụng nguyên tắc này trong sản xuất, bạn nhất định sẽ tạo ra được các video cuối mang sự độc đáo, thu hút người xem, đặc biệt là trong công đoạn phóng đại biểu cảm nhân vật.
Anticipation (Sự lấy đà/ chuẩn bị cho chuyển động)
Anticipation được áp dụng vào chuyển động khi nhân vật đang chuẩn bị làm một hành động gì đó để báo hiệu cho người xem rằng chuyện gì đó, hành động nào đang sắp xảy ra. Điều này cũng làm cho các chuyển động được nhịp nhàng và giống thực hơn.
Staging (Dàn cảnh)
Staging chính là nguyên tắc thứ ba trong 12 nguyên tắc chuyển động Animation. Đây là nguyên tắc diễn hoạt mà ở đó các Animator phải đảm bảo sự dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc và không gây nhầm lẫn trong toàn bộ quá trình sáng tạo để truyền đạt hoặc thể hiện một ý tưởng nào đó.
Cụ thể hơn, đó là sắp xếp mọi vật trong khung hình sao cho xuyên suốt thước phim, người xem có thể chú ý vào đối tượng mà họa sĩ muốn hoặc hiểu rõ, dễ dàng nhận biết được bối cảnh mà họa sĩ muốn truyền tải. Vì thế, Staging được áp dụng rộng rãi vì nó bao gồm rất nhiều phần khác nhau trong mảng diễn hoạt.
Một trong các phương pháp được ứng dụng phổ biến trong nguyên tắc này đó là điều chỉnh góc quay. Khi một Animator tạo ra chuyển động cho cả một khung cảnh, họ sẽ điều khiển cả góc nhìn của khán giả. Theo đó, Animator sẽ thực hiện các chuyển động của từng nhân vật sao cho người xem nhìn vào từng chuyển động khác nhau diễn ra liên tiếp của cả một khung hình. Qua đây, khán giả có thể nắm bắt được cảm xúc và hành vi đối tượng trong phim.
Straight-ahead action và Pose-to-Pose (Thẳng tiến và Từng bước)
Đây là hai phương pháp trong 12 nguyên tắc chuyển động Animation dùng để xây dựng chuyển động của một đối tượng nào đó trong phim hoạt hình.
Phương pháp đầu tiên, Straight-ahead action. Đây là phương pháp mà bạn sẽ vẽ tuần tự từ hành động đầu tiên cho đến hành động cuối cùng của đối tượng. Straight-ahead action là cách vẽ diễn hoạt rất phù hợp cho những chuyển động mà bạn không thể đoán trước được như: những đám bụi bay lên hay các vụ nổ, ngọn lửa cháy, hạt nước rơi xuống,... Việc vẽ đuôi, lông hay tai của đối tượng thường được các Animator áp dựng phương pháp này vào.
Pose to Pose là phương pháp thứ hai mà bạn sẽ thực hiện các tư thế khóa trước, rồi sau đó sẽ bổ sung và hoàn thiện các cảnh trung gian. Phương pháp này giúp bạn kiểm soát hành động từ điểm bắt đầu cho đến điểm kết thúc. Hãy tưởng tượng bạn đã có 1 ý tưởng về một chuỗi hành động từ điểm bắt đầu cho đến kết thúc. Với phương pháp này, thay vì phải theo dõi liệu nhân vật có kết thúc chuyển động tại nơi mình mong muốn hay không, thì bạn đã có thể xác định điểm đó ngay từ đầu và vẽ ngược lại.
Ngoài ra, nếu bạn tạo ra một chuỗi hành động và phát hiện 1 trong số chúng bị sai, bạn không cần phải thay đổi một tất cả các hành động trước và sau điểm sai bạn đã vẽ đó mà chỉ cần vẽ một số chuyển động chính trước và xem xét liệu chúng có phù hợp không và tiến hành sửa ngay mà không ảnh hưởng đến các động tác còn lại.
Follow through và overlapping action (Kéo theo và Quá đà)
Khi một bộ phận nào đó trên cơ thể bắt đầu chuyển động, các bộ phận còn lại cũng sẽ bị di chuyển theo. Ví dụ như khi vai di chuyển, cánh tay cùng bàn tay và ngón tay cũng sẽ di chuyển theo. Do đó, phương pháp này đề cập đến các bộ phận của cơ thể bị kéo theo và tiếp tục di chuyể, phụ thuộc vào chuyển động của bộ phận chính.
Overlapping action là 1 trong 12 nguyên tắc animation mô tả về sự chênh lệch của thời gian của chuyển động cơ thể đối với các phần phụ khác của nó. Bạn có thể liên tưởng, một nhân vật đang chạy nhảy lên, tay và chân của đối tượng đó sẽ chuyển động với một vận tốc khác so với cơ thể của nó.
Slow in & slow out (Vào chậm và Ra chậm)
Slow in & slow out là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để đạt được chuyển động sống động như thật trong Animation. Nó đề cập đến việc tất cả các chuyển động đều bắt đầu một cách chậm rãi, tăng tốc độ và sau đó dừng lại một cách chậm rãi.
Để sử dụng nguyên tắc diễn hoạt này trong 2D Animation, bạn phải vẽ hai chuyển động đầu tiên và cuối cùng trước, sau đó thêm vào các chuyển động trung gian ở giữa.
Ví dụ, để dừng một chiếc xe đang chạy, chúng phải dừng từ từ. Hành động di chuyển chậm và dừng hẳn đó là “Slow out - Ra chậm”. Và sau khi dừng lại, ta chiếc xe không thể chạy nhanh liền luôn được mà phải nhanh dần (dừng -> chậm -> nhanh dần), đó đươc gọi là “Slow in - Vào chậm”. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được áp dụng như một nguyên tắc trong 3D Animation với nhiều hỗ trợ của các phần mềm công nghệ khác.
Arcs (Di chuyển theo đường cong)
Đa phần, các sinh vật sống đều chuyển động theo quỹ đạo đường cong (do xương người và động vật cấu trúc theo dạng hoạt động đường kính (khối cầu) xung quanh khớp xương). Đó là lý do mà Arc - 1 trong 12 nguyên tắc Animation được ra đời. Vì vậy, khi bạn quăng một đồ vật gì đó, hay chuyển động cánh tay của mình hoặc quay đầu lại nhìn về phía sau..., bạn đều phải di chuyển theo hình vòng cung.
Secondary action (Hành động phụ)
Secondary action này đề cập đến các động tác phụ được thêm vào để hỗ trợ hoặc tăng thêm sự sống động cho các hành động chính. Các hành động phụ này sẽ giúp cho người xem hiểu được rõ hơn trạng thái và tính chất của đối tượng trong.
Timing (Thời gian)
Timing nhấn mạnh bản chất và tính chất của một hành động sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi số lượng khung hình diễn tả hành động chính đó. Thời gian và hành động có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thay đổi thời gian thì hành động cũng sẽ thay đổi theo. Thời gian mô tả sự nhanh hay chậm của chuyển động.
Ví dụ, nếu một chuyển động từ điểm A đến B điểm có 30 khung hình thì chuyển động sẽ diễn ra chậm hơn với chuyển động có 15 khung hình. Tốc độ khung hình tiêu chuẩn cho phim hoạt hình là 24 khung hình/giây (24fps). Điều đó có nghĩa là muốn vẽ một chuyển động dài 30 giây thì sẽ cần đến 720 bản vẽ khung hình.
Exaggeration (Cường điệu hóa)
Có thể hiểu cơ bản, tất cả mọi hành động và biểu cảm của đối tượng đều có thể được tác động và gây chú ý mạnh đến người xem. Đó là bản chất của Exaggeration - một trong 12 nguyên tắc Animation. Với nguyên tắc này, bạn có thể hiểu đơn giản: Nếu một đối tượng vui, hãy vẽ sao cho vui hơn. Nếu đối tượng bị lo lắng, hãy làm trở nên thật lo lắng hơn. Exaggeration không làm nhân vật trở nên méo mó lố bịch mà làm cho nó trở nên thuyết phục hơn.
Bản vẽ chắc chắn
Solid drawing đảm bảo rằng khi bạn thiết kế nhân vật hoạt hình thì các hình vẽ của bạn có khả năng tạo ra ảo giác về khối 3 chiều với sự cân đối, thể tích và cân nặng. Để biến những hình ảnh diễn hoạt của mình trở nên chân thực hơn, các Animator cần có khả năng vẽ nhân vật từ nhiều góc khác nhau và được việc này cần tới kiến thức về phối cảnh.
Appeal (Sự lôi cuốn)
Nguyên tắc cuối cùng trong 12 nguyên tắc tạo chuyển động là Appeal. Về cơ bản, các nhân vật mà bạn tạo ra phải tạo được sự lôi cuốn cho người xem khi nhìn vào, họ nên có một số khía cạnh thu hút để khiến người xem thích họ. Điều này áp dụng rộng rãi không chỉ các nhân vật chính của câu chuyện như: anh hùng, công chúa,…
12 nguyên tắc animation - Appeal (Sự lôi cuốn)
mà cả nhân vật phản diện hay tất cả các nhân vật phụ khác. Sự hấp dẫn, lôi cuốn không phải chỉ đơn thuần là tạo nên nét khác biệt cho đối tượng mà mà còn khiến người xem cảm thấy yêu thích các nhân vật đó. Nguyên tắc này luôn làm người xem cảm thấy nhân vật có thực và thú vị, có cá tính.
Tổng kết
Trên đây toàn bộ những kiến thức cần biết về 12 nguyên tắc Animation. Hy vọng rằng, thông qua bài viết trên sẽ giúp bạn phát triển hơn công việc của mình trong ngành Diễn hoạt, đồng thời lựa chọn hướng đi đúng đắn và xây dựng lộ trình học tập của riêng bản thân nhằm phát triển hơn nữa taị lĩnh vực này.
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
- Địa chỉ : Hà Nội: Tòa nhà Toronto, ngõ 280 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
- HCM: 139 Hồng Hà, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 1900.886.669
- Email: [email protected]