1. Giới thiệu về Lũng Cú Hà Giang
Lũng Cú là một xã vùng cao nằm ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Lũng Cú nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 160 km. Diện tích của Lũng Cú là khoảng 35,89 km2 với dân số khoảng hơn 3 nghìn người. Dân cư sinh sống tại đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số như: H’mong, Lô Lô, Tày hay Pu Péo. Lũng Cú bao gồm có tất cả 9 thôn và một đường biên giới dài khoảng 16km tiếp giáp với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử, văn hóa quý giá tiêu biểu từ thời Hùng Vương. Theo sử sách ghi lại, vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt ở nơi biên ải này một chiếc trống lớn, thời đó tiếng trống là phương tiện thông tin nhanh nhất, vị trí đặt trống của nhà vua là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ. Chính vì vậy, người Lô Lô ở Lũng Cú bây giờ sử dụng thành thạo trống đồng có nguồn gốc từ trống đồng Ðông Sơn.
Là vùng đất của chè Shan, rượu mật ong, rượu ngô, đào phai, hoa lê, tuyết trắng và món thắng cố trong buổi chợ phiên; cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc như: Mông, Lô Lô, Giáy. Lũng Cú thật sự mang trong mình nét đẹp mê hồn hấp dẫn biết bao du khách.
2. Lũng Cú mùa nào đẹp?
Theo kinh nghiệm du lịch Lũng Cú thì các bạn có thể đến đây vào bất cứ mùa nào trong năm cũng được. Mỗi mùa khác nhau Lũng Cú lại mang một vẻ đẹp khác nhau và có vô vàn những điều thú vị để chúng ta có thể khám phá.
Từ tháng 1 đến tháng 3, đây là khoảng thời gian mà hoa mận, hoa đào, hoa cải vàng nở rộ nên đến đây tham quan thì bạn sẽ có thể chiêm ngưỡng cảnh hoa đẹp mắt.
Vào tháng 5 là mùa nước đổ, tháng 6 tới tháng 8 là khoảng mùa hè với thời tiết khô ráo, dễ dàng tham quan cột cờ Lũng Cú.
Còn vào tháng 10 đến tháng 12 là khoảng thời gian mùa hoa tam giác mạch nở trên cao nguyên đá Đồng Văn, lúc này tham quan bạn vừa xem cảnh hoa tam giác mạch mà còn có thể tham quan gia lễ hội hoa thường niên tại đây.
3. Phương tiện di chuyển đến Lũng Cú
3.1. Cách di chuyển đến Lũng Cú
Bạn có thể đi từ Thủ đô Hà Nội đến trung tâm TP. Hà Giang, rồi từ đây đi lên Lũng Cú.
Để di chuyển thì bạn có thể đặt xe giường nằm hay xe khách để đến TP.Hà Giang, khi đến Hà Giang thì bạn thuê xe máy hay xe ô tô để đi sang Lũng Cú.
Còn nếu bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân, thì bạn đi từ Hà Nội đến TP. Hà Giang, rồi từ Hà Giang bạn đi QL4C để đến Quản Bạ, từ đây đi sang Đồng Văn. Tại Đồng Văn, bạn đi tới xã Sà Phìn và đến đây bạn sẽ thấy 1 ngã ba, đi thẳng thì bạn sẽ đến phố cổ Đồng Văn, còn nếu đi ngược thì sẽ đến Lũng Cú.
3.2. Di chuyển ở Lũng Cú
Đến TP. Hà Giang, bạn bắt xe máy hoặc xe ô tô để đến Lũng Cú. Để di chuyển ở Lũng Cú, bạn có thể thuê xe máy tại đây để di chuyển ở đây cũng như dùng xe máy đi đến Cao nguyên Đồng Văn. DỊch vụ thuê xe ở đây rất đa dạng. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn lưu ý nên chọn những xe còn mới, đăng ký dưới 2 năm.
4. Nghỉ chân ở đâu khi đến Lũng Cú
Đến với Lũng Cú, bạn có thể thuê khách sạn hoặc homestay, nhà nghỉ tùy vào sở thích cũng như số lượng người tham quan, thông thường thuê nơi nghỉ chân cách xa Lũng Cú như tại TP. Hà Giang, còn gần gần thì mướn nhà nghỉ tại khu vực Đồng Văn và Mèo Vạc.
Nếu đi nhóm đông người thì nên thuê homestay hoặc khách sạn, tiết kiệm hơn thì thuê nhà nghỉ. Nếu đi với gia đình thì tốt nhất mướn khách sạn để thoải mái. Đối với homestay thì bạn nên thuê ở khu vực Lũng Cú, Đồng Văn hay là tại thị trấn Mèo Vạc để có thể dễ dàng ngắm và tham quan cánh đồng hoa tam giác mạch cũng như mức giá ở đây cũng khá bình dân.
Một vài các homestay và khách sạn mà bạn có thể tham khảo:
- Golden Jungle House
- Ha Giang Historic Hotel
- Bụi Homestay Đồng Văn
- Nhà nghỉ Lan Hương,...
5. Khám phá những địa điểm ở Lũng Cú
5.1. Cột cờ Lũng Cú - Điểm cực Bắc Việt Nam
Đất nước ta cong cong hình chữ S có bốn điểm cực Đông, Bắc, Tây, Nam, trong đó cực Bắc thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Lũng Cú - vùng đất địa đầu cực Bắc thiêng liêng của Tổ quốc, gợi lên nhiều cảm xúc khó tả đối với những người thậm chí chưa từng đặt chân tới đây.
Cột cờ Lũng Cú là biểu tượng của sức mạnh, lòng tự hào, tự tôn, tinh thần kiêu hãnh, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lá cờ Tổ quốc có chiều dài 9m, rộng 6m, diện tích 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em chung sống trên đất nước Việt Nam.
Kỳ quan thứ ba với danh xưng “Mỏm tột Bắc” hay mỏm Lũng Cú tột Bắc, chính là chữ của nhà văn, nhà xảo thủ ngôn từ Nguyễn Tuân để chỉ Cột cờ Lũng Cú. Đây cũng chính là điểm cực Bắc, “nơi bắt đầu nét vẽ đầu tiên của bản đồ Tổ quốc”. Chinh phục Lũng Cú đã trở thành một phần không thể thiếu khi du lịch Lũng Cú Hà Giang.
Đến với Lững Cú Hà Giang vào mùa hạ bạn sẽ được chứng kiến hình ảnh của những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa đổ nước cùng với đó là hình ảnh của người dân đi cấy. Hình ảnh đó như một chiếc gương khổng lồ vô cùng to lớn, soi bóng mọi sự vật của đất trời, tất cả đều được hiện lên trước mắt bạn.
Bên cạnh đó, vào mùa thu cũng là mùa mà khách du lịch lựa chọn đến với Hà Giang nhiều nhất đến đây bạn có thể dễ dàng ngắm nhìn toàn bộ vẻ đẹp của nơi đây. Hình ảnh của những thửa ruộng bậc thang tháng 9 - 10 vàng rực rỡ vô cùng bắt mắt đối thêm vào đó cuối thu là thời gian của những cánh đồng hoa tam giác mạch bắt đầu nở.
Ngoài ra, khi đến với Lũng Cú vào mùa đông bạn sẽ cảm nhận được nhiều những vẻ đẹp hấp dẫn vô cùng lôi cuốn cũng như vô cùng thu hút đối với du khách. Đến Hà Giang vào mùa đông bạn sẽ cảm nhận được cái lạnh của vùng núi phía Bắc cùng với đó đây cũng là thời điểm những bông hoa tam giác mạch khoe sắc rực rỡ để chào đón du khách vào mùa du lịch tại Hà Giang.
5.2. Chinh phục cột mốc số 428
Hành trình khám phá cột mốc 428 Hà Giang là một hành trình khá gian nan khi phải trekking qua những con đường uốn lượn khó đi trên sườn đồi. Dù không phải là một cột mốc quá đỗi uy nghiêm, bề thế nhưng chắc hẳn rằng khi đến được đây, bạn sẽ thấy đầy tự hào và thêm yêu quê hương, tổ quốc.
Đến thăm cột mốc 428 Hà Giang, du khách có thể chụp ảnh kỷ niệm để lưu lại cho mình hành trình thật đáng nhớ. Đứng từ cột mốc, bạn cũng có thể phóng tầm nhìn ra xa, thưởng ngoạn bức tranh của núi đồi, rừng cây Hà Giang điệp trùng đầy ấn tượng
Cột mốc 428 Hà Giang là một điểm đến ít người biết nhưng cũng là một tọa độ thật xinh đẹp và thiêng liêng của miền đất cao nguyên đá. Đến đây, du khách vừa cảm nhận trọn vẹn cảnh đẹp Hà Giang, đồng thời vừa cảm nhận trọn vẹn hơn sự thiêng liêng của non nước Việt Nam nơi miền biên viễn xa xôi.
5.3. Mốc cực Bắc
Sau khi check in cột mốc 428, bạn có thể tiếp tục đi theo hướng sông Nho Quế về phía Bắc khoảng 3 km để đến với cột mốc cực Bắc thực sự của tổ quốc. Hành trình này sẽ vất vả thêm đôi chút nhưng chắc chắn cho bạn nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Tại bản Xéo Lủng, một điểm cực Bắc được xây dựng mang tính biểu tượng. Tính đến thời điểm hiện nay, đây là điểm cso thể đến gần nhất so với cực Bắc của Tổ quốc. Đứng trên Đài vọng cảnh bao quát dải biên cương của cực Bắc. Mốc Cực Bắc này cũng là địa điểm dánh dấu dòng sông Nho Quế bắt đầu chảy vào Việt Nam
5.4. Tham gia phiên chợ vùng cao
Chợ phiên Lũng Cú chỉ họp duy nhất một ngày cuối tuần trên con đường dẫn lên cột cờ Lũng Cú. Phiên chợ này cách cột cờ Lũng Cú khoảng 500m, cách thôn Lô Lô Chải 1km. Phiên chợ chủ yếu dành cho người dân bản địa: Lô Lô, Mông,… Vào ngày chợ phiên, từ tờ mờ sáng, người dân từ các xã khác trong vùng đã đổ về nơi đây.
Các mặt hàng trong chợ phiên Lũng Cú rất đa dạng, từ trang phục dân tộc do người dân tự làm ra đến các loại đồ gia dụng, thực phẩm, các sản vật địa phương... Chợ phiên luôn là không gian văn hoá mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Ở đó cũng có thể cảm nhận sự thay đổi về mức sống của người dân.
Đối với Lũng Cú, một xã nông thôn mới đã có sự phát triển mạnh về du lịch nên mức sống của người dân hiện nay cũng có sự cải thiện rõ rệt. Nếu có dịp, ngoài thăm quan, trải nghiệm danh lam thắng cảnh và thưởng đặc đặc sản địa phương, du khách đừng bỏ lỡ chợ phiên vùng cao.
6. Những "trạm dừng chân" trên đường đi đến Lũng Cú
6.1. Núi đôi Quản Bạ
Núi Đôi này có vị trí nằm ở thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang và cách thành phố Hà Giang khoảng 50km về hướng Bắc. Với vị trí khá khó đi nhưng hàng năm nơi đây chào đón hàng nghìn du khách đến từ khắp mọi miền tổ quốc với tinh thần khám phá và sự say mê trước những cảnh sắc tuyệt vời của tạo hóa.
6.2. Rừng thông Yên Minh
Là một trong những điểm đến dễ dàng nhìn thấy trên bản đồ, các bạn chỉ cần mất một khoảng thời gian ngắn tìm đường để đến với nơi đây. Chọn điểm xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Giang các bạn có thể di chuyển lên thị trấn Đồng Văn theo hướng quốc lộ 4C đoạn đi qua đèo Tam Sơn và thị trấn Quản Bạ là tới với rừng thông Đà Lạt. Khoảng hơn 50km và mất khoảng hơn 1h đồng hồ để tới rừng thông Yên Minh
6.3. Dốc Thẩm Mã
Dốc Thẩm Mã là một con đường đèo nằm ngay trên quốc lộ 4C. Con đường nối giữa thành phố Hà Giang và huyện Mèo Vạc. Đây vẫn được biết là một trong những cung đường đèo nguy hiểm nhất ở miền Bắc. Cũng chính vì lý do này mà giới trẻ rất thích chinh phục con dốc Thẩm Mã.
6.4. Dinh thự nhà họ Vương
Dinh họ Vương còn được gọi Dinh vua Mèo, thuộc Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm Đồng Văn khoảng 15km về hướng tây, và cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 130km về hướng đông bắc. Theo tuyến đường Hạnh Phúc (QL4C) từ thành phố Hà Giang đi Lũng Cú, Đồng Văn, thì bạn sẽ đi qua Dinh họ Vương trước rồi mới đến Lũng Cú, Đồng Văn.
Ngoài ra, nếu có thời gian, du khách hãy tham quan khác như Sông Nho Quế, hẻm Tu Sản, đèo mã Pì Lèng, làng H'mông Pả Vi, chợ phiên,... Tất cả địa điểm đều có những vẻ đẹp bình yên, hùng vĩ, thơ mộng riêng của nơi đó. Chính vì vậy, Hà Giang luôn mang lại cảm giác mới mẻ, không bị nhàm chán cho du khách
6.5. Làng cổ Thiên Hương
Hà Giang với vẻ đẹp hùng vĩ nơi núi rừng trùng điệp, những con đường đèo uốn lượn, những bản làng hoang sơ, bình yên thu hút bất kỳ du khách nào đến đây. 5 bản làng ở Hà Giang nổi tiếng với cảnh sắc thơ mộng và đậm đà dấu ấn vùng cao Đông Bắc. Ngôi làng cổ Thiên Hương trên cao nguyên đá Đồng Văn chắc chắn là một cái tên vô cùng xa lạ mà nhiều người còn chưa được nghe qua. Đây là một ngôi làng cổ nằm cách thị trấn Đồng Văn tầm 7km và rất thích hợp đối với những ai yêu thích vẻ đẹp cổ xưa, yên tĩnh trên vùng cao xinh đẹp.
(Ảnh: sưu tầm)
Một ngày dạo quanh vùng đất này, cô nàng Van Hni đã vô tình tìm thấy Làng cổ Thiên Hương và không quên thu trọn lại vẻ đẹp nơi đây vào chiếc máy ảnh của mình. Bước vào con đường làng, bạn sẽ nhìn thấy phía xa xa những mái nhà trình tường xen kẽ mái ngói âm dương vô cùng cổ kính. Không có đồ nội thất hiện đại, phòng ốc khang trang nhưng những ngôi nhà dân bình dị tại đây vẫn đủ sức khiến bạn vấn vương mãi chưa muốn về
(Ảnh: sưu tầm)
7. Một số lưu ý khi du lịch Lũng Cú Hà Giang
- Nếu bạn lần đầu đến du lịch Hà Giang, tốt nhất là nên đi xe khách trước rồi từ Hà Giang đi xe máy để tiết kiệm sức lực hơn. Đoạn đường đi Hà Giang khá dốc nên đi xe máy số dễ dàng hơn nhiều. Trước khi đi nhớ kiểm tra xe máy và giấy tờ xe theo
- Do khí hậu ở Hà Giang lạnh vào ban đêm nên nhớ mang áo ấm vào mùa đông, đối với ban ngày nhiệt độ cũng còn thấp nên mang theo bao tay, áo khoác dài và khăn choàng.
- Đồng thời, bạn nên mang giày thể thao hoặc giày leo núi khi đi đến cột cờ Lũng Cú, còn du lịch ở thành phố, thị trấn thì chỉ mang dép hay giày bình thường là được.
- Nên mang theo giấy tờ tùy thân và một ít tiền mặt phòng thân
Cột cờ Lũng Cú - mỏm Lũng Cú tột Bắc là “nơi bắt đầu nét vẽ của bản đồ Tổ quốc”, điểm cực Bắc của đất nước này, niềm khao khát muốn được chinh phục của bao dân phượt - “một lũ nặng phong vân”. Niềm đam mê chinh phục cái đẹp đường bệ của thiên nhiên cũng cháy trong huyết quản của mỗi người trẻ tuổi. Và ta hãy đến, để hát vang “Tôi yêu Việt Nam” dưới chân cột cờ đó, đã chào cờ và cất lên tiếng hát “Quốc ca” từ trái tim mình, để lại thấy biết yêu hơn bao giờ hết đất Mẹ thân yêu!
Bạn có thể tham khảo một số tour Hà Giang của PYS Travel
Tour du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội
Tour du lịch Hà Giang 4 ngày 3 đêm từ TP.HCM