Khi nói đến các tập đoàn nổi tiếng như Unilever, P&G, Pepsico, Cocacola,...các doanh nghiệp này sẽ thường xuyên tuyển dụng nhân sự cho các vị trí thuộc ngành FMCG. Vậy FMCG là gì? Những kỹ năng nào cần thiết trong lĩnh vực FMCG? Và FMCG có sự khác biệt như thế nào đối với Retail? CareerViet sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Tổng quan kiến thức về ngành FMCG
Trước khi tìm hiểu sâu về ngành FMCG, bạn cần hiểu rõ đôi nét tổng quan về ngành FMCG trên thị trường
FMCG là gì?
FMCG là viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, còn được biết đến là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Ngành FMCG có đa dạng các sản phẩm từ thức ăn, đồ uống cho đến các thực phẩm chức năng. Điểm chung trong ngành FMCG chính là các sản phẩm đều có tính phổ biến và giá thành hợp lý, rất phù hợp cho những ai có mức thu nhập trung bình tại Việt Nam. Trên thị trường hiện nay, một số tập đoàn lớn như Unilever, P&G, Pepsico, Nestle, Coca-Cola,... là “hình mẫu” đại diện cho ngành FMCG được nhiều người biết đến.
Ngoài ra, FMCG còn sở hữu một tên gọi khác là CPG - viết tắt của cụm Consumer Package Goods (hàng tiêu dùng đóng gói). Chúng gồm có các sản phẩm tiêu dùng với sức bán lớn và lượng khách hàng tiêu dùng cao. Hiện tại, các mặt hàng như văn phòng phẩm, điện tử tiêu dùng và dược liệu cũng được xếp vào nhóm hàng tiêu dùng nhanh.
Xem thêm:
Accountant là gì? Mô tả công việc của accountant, kỹ năng cần có
4 Kỹ năng quan trọng nhất đối với nhân viên kinh doanh phần mềm
Khái niệm về FMCG (Nguồn: Internet)
Đối tượng khách hàng của ngành FMCG
Các đối tượng khách hàng của ngành FMCG được phân loại dựa trên các yếu tố sau:
- Những khách hàng tiềm năng và họ mua hàng thường xuyên
- Khách hàng có sự đắn đo trong việc suy nghĩ trước khi đưa ra lựa chọn sản phẩm
- Những người ưa chuộng các mặt hàng có giá thấp
- Người dùng có tuổi thọ ngắn trong việc mua hàng
- Những sản phẩm có tính chất tiêu thụ nhanh và được khách hàng yêu thích.
Xem thêm:
Chăm sóc khách hàng là gì?
Nhân viên chăm sóc khách hàng - Giải đáp 101 điều bạn cần biết
Những đối tượng khách hàng của FMCG (Nguồn: Internet)
Các loại hình công việc trong ngành FMCG là gì
Ngành công nghiệp FMCG có rất nhiều vai trò công việc khác nhau bởi đây là một ngành rất năng động và đa dạng. Một số loại hình công việc trong ngành tiêu dùng nhanh bao gồm:
- Theo dõi sức khỏe và an toàn tiêu dùng: Vì các công ty FMCG sở hữu tệp khách hàng lớn và sử dụng thường xuyên nên việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng là điều rất quan trọng.
- Quản lý và giám sát kinh doanh: Yếu tố để phát triển cơ sở khách hàng và mở rộng lĩnh vực kinh doanh là sự chu toàn về các mặt hàng FMCG. Chính vì vậy, trong ngành FMCG rất cần những người quản lý và giám sát kinh doanh để theo dõi các hành vi của người dùng và sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm khi sản xuất.
- Phân tích và đánh giá mua sắm: Những nhà phân tích cần có những hiểu biết cụ thể về doanh nghiệp cũng như các nhà cung cấp để đưa ra hướng phát triển cho nhóm sản phẩm chính của công ty.
- Tìm kiếm nguồn cung ứng: Mục đích để phân phối sản phẩm là các công việc nghiên cứu thị trường sản phẩm, phân tích đối thủ cạnh tranh để tìm ra những nguồn cung ứng chất lượng và duy trì lợi ích để giúp các công ty FMCG giữ vững lợi thế trên thị trường.
Xem thêm:
- 8 chiêu tạo chiến lược marketing hiệu quả
- Sale Marketing Là Gì? Mô Tả Công Việc Sale Marketing Chi Tiết Nhất
Các loại hình công việc trong FMCG (Nguồn: Internet)
Hàng tiêu dùng nhanh bao gồm những mặt hàng nào?
Các mặt hàng tiêu dùng nhanh được chia thành những danh mục nhỏ hơn dựa trên vòng đời, mức giá, công dụng,...của các sản phẩm. Chúng bao gồm:
- Thực phẩm đóng gói: mì gói, xúc xích, cá hộp,...
- Dược liệu: thuốc không kê theo toa của bác sĩ, thực phẩm chức năng,...
- Dung dịch tẩy rửa: nước lau sàn, chất tẩy bồn cầu, nước rửa chén,...
- Thức uống: bia, rượu, nước ngọt đóng chai,...
- Thức ăn đông lạnh: thịt heo, thịt bò đông lạnh,...
- Kẹo, bánh: bánh xốp, bánh bông lan, kẹo mút, kẹo dẻo,...
- Đồ dùng văn phòng: bút màu, bìa sơ mi, bút màu,...
- Sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm: kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm,...
Xem thêm:
- Agency là gì? Có bao nhiêu loại hình agency phổ biến hiện nay
- Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì?
Mặt hàng tiêu dùng nhanh trong FMCG (Nguồn: Internet)
Kỹ năng cần có để làm việc trong lĩnh vực FMCG là gì
Để có thể làm việc trong lĩnh vực FMCG, bạn cần phải có những kỹ năng sau:
- Tính sáng tạo:
Trong ngành tiêu dùng nhanh, sáng tạo là yếu tố hàng đầu mà nhân viên cần có. Khi thị trường ngày càng phát triển, sự cạnh tranh càng đẩy lên cao độ thì mỗi ý tưởng sáng tạo đều là vàng ngọc. Do đó, nếu là một nhân viên trong ngành FMCG không tự làm mới bản thân, thay đổi lối tư duy thì chính bạn đang tự đào thải mình ra khỏi xu thế cạnh tranh.
Sự sáng tạo của nhân viên sẽ được phát huy hết khả năng khi các ông chủ doanh nghiệp trong ngành FMCG ưu tiên đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông, tăng thêm phần thu hút khách hàng qua các kiểu dáng thiết kế bao bì đẹp, độc đáo và lạ mắt.
- Khả năng thích nghi công việc tốt và học hỏi nhanh:
Đúng như tên gọi của loại hình dịch vụ này, nhân sự làm việc phải liên tục thay đổi và thích nghi với xu thế chung của ngành FMCG. Bạn phải thành thạo các kỹ năng phối hợp hiệu quả và làm việc nhóm chuyên nghiệp do đặc thù của ngành này.
Khác với công việc làm 8 tiếng/ngày như môi trường công sở thông thường, công việc FMCG yêu cầu nhân viên bán hàng phải có giờ giấc linh hoạt để đảm bảo đạt chỉ tiêu doanh số và khả năng đáp ứng tiêu chí làm hài lòng khách hàng.
Xem thêm: Nhân viên bán hàng và những kiến thức cần biết cho vị trí này
- Tính nhạy bén trong kinh doanh:
Làm việc trong ngành FMCG, nhân viên bán hàng cần phải có tư duy kinh doanh để phục vụ khách hàng tốt hơn. Mục tiêu của công ty không chỉ là doanh số, mà còn là giá trị của thương hiệu trong lòng khách hàng.
Đồng thời, tố chất kinh doanh cần thể hiện ở khả năng tư vấn về sản phẩm, xử lý và giải đáp thắc mắc của khách hàng nhằm tối ưu hóa khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng tin dùng sản phẩm của công ty.
Các kỹ năng cần có để làm việc trong lĩnh vực FMCG (Nguồn: Internet)
Sự khác biệt giữa ngành Retail và ngành FMCG là gì?
Sự khác nhau lớn nhất giữa ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và ngành bán lẻ (Retail) chính là khách hàng mục tiêu. Nếu ngành bán lẻ tập trung vào người tiêu dùng cuối cùng thì FMCG tập trung vào các thành viên của kênh phân phối như đại lý hoặc nhà bán lẻ.
Nói một cách đơn giản, ngành bán lẻ là tập hợp các công ty/cửa hàng/cá nhân bán sản phẩm cho chính khách hàng. Việc đó được thực hiện thông qua các cửa hàng bán lẻ truyền thống, website thương mại điện tử hoặc kênh bán hàng qua điện thoại. Mặt khác, FMCG sẽ tìm kiếm các đối tác phân phối lớn, để từ đó cung cấp một lượng hàng lớn đến khách hàng nhằm tăng thêm độ uy tín của sản phẩm và tăng độ tin dùng cho người mua.
Xem thêm: Tiềm năng và cơ hội làm việc cùng ngành Thương mại Điện tử
Nét khác biệt giữa FMCG và Retail (Nguồn: Internet)
Top công ty FMCG tại Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các công ty FMCG nổi tiếng, có nhiều sản phẩm uy tín với người tiêu dùng
Unilever
Unilever phát triển kinh doanh vào thị trường Việt Nam và đặt trụ sở chính tại Sài Gòn vào năm 1995. Unilever đã dần khẳng định vị thế kinh doanh toàn cầu của mình với việc tập trung phát triển kinh doanh kết hợp với bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống con người.
Unilever Việt Nam là công ty nhiều năm liên tiếp nằm trong Top 1 nơi làm việc tốt nhất do tạp chí uy tín HR Asia xếp hạng. Công ty cũng tạo cơ hội việc làm cho gần 2.000 nhân viên trẻ nhiệt huyết, không ngại thử thách.
Acecook
Vào năm 1995, Acecook bắt đầu hoạt động tại Việt Nam. Với gần 27 năm hình thành và phát triển, Acecook Việt Nam đã trở thành một trong những công ty hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất Việt Nam và “mũi nhọn” là các sản phẩm ăn liền như Mì Hảo Hảo, Mì Đệ Nhất, Mì Ý, Phở Đệ Nhất,... được hàng triệu người Việt tin dùng.
Masan Consumer Holdings
Masan Consumer Holdings là một trong các bộ phận kinh doanh của Tập đoàn Masan, được thành lập vào năm 2000, tập trung đầu tư và phát triển trong ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam, bao gồm thực phẩm và thức uống đóng chai.
Các công ty con của Masan Consumer Holdings bao gồm Masan Consumer và Masan Brewery, chuyên sản xuất và bán các nhãn hiệu nổi tiếng như Nam Ngư, Omachi, Vinacafé,...trong đó Chin-su là chủ lực .
Vinamilk
Vinamilk đặt nền móng đầu tiên với ba nhà máy sản xuất sữa: Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac vào năm 1976. Vinamilk hiện đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 200 loại sản phẩm có thể kể đến như: Sữa tươi Vinamilk, Thức ăn dặm RiDielac, Sữa đặc Phương Nam Sao, Ông Thọ,...
Nestle
Nestlé thành lập văn phòng đại diện tại thị trường Việt Nam năm 1912 và chính thức đi vào hoạt động năm 1995. Trải qua 27 năm, công ty hiện sở hữu 6 nhà máy và gần 2.300 nhân viên trên khắp cả nước.
Nestlé có hơn 2.000 thương hiệu tại 190 quốc gia trên toàn thế giới. Ngoài tôn chỉ nâng cao đời sống của người tiêu dùng, công ty đang phát triển mạnh mẽ với các sản phẩm nổi tiếng như: kẹo KitKat, sữa MILO, cà phê Nescafé, nước suối đóng chai Lavie,…
Top 5 công ty FMCG hàng đầu tại Việt Nam (Nguồn: Internet)
Để ứng tuyển vào các công ty FMCG tại Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu gì?
Khi bạn đã có định hướng trải nghiệm các công việc trong ngành FMCG tại Việt Nam, trước tiên bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Tính sáng tạo
Sáng tạo là một kỹ năng quan trọng vì nó cho phép bạn dễ tiếp thu các xu hướng mới hơn. Bạn phải sáng tạo để theo kịp xu hướng và “biến hóa” chúng nổi bật so với đối thủ. Từ đó, các công ty sẽ có lợi thế cạnh tranh và chiếm được nhiều thị phần hơn.
Xem thêm:
4 bước thúc đẩy sự sáng tạo nơi làm việc
Khả năng nắm bắt thông tin nhanh
Nhạy bén khi thu thập thông tin là một kỹ năng vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp bạn hiểu được tâm lý khách hàng và xu hướng thị trường. Từ đó, bạn sẽ vạch ra những chiến lược kinh doanh, truyền thông hiệu quả để tạo ấn tượng trong lòng người tiêu dùng.
Đầu óc linh hoạt, nhạy bén
Bất kể làm việc trong lĩnh vực hay ngành nghề nào, thì việc có một đầu óc nhạy bén sẽ giúp ích cho bạn. Trong đó, nắm bắt kiến thức từ sách vở hay từ người đi trước để áp dụng vào tình huống thực tế là bài học về tính linh hoạt.
Ví dụ, bạn đọc báo cáo hàng năm của một công ty và phát hiện ra những cơ hội, thách thức bằng đầu óc nhạy bén của mình. Từ đó, bạn có thể hoạch định những chiến lược phù hợp giúp công ty phát triển mạnh mẽ.
Xem thêm: Quản lý là gì? Tổng hợp các thông tin quan trọng về công việc quản lý
Những yêu cầu cần có ở một nhân viên FMCG (Nguồn: Internet)
Tuyển dụng việc làm ngành FMCG tại CareerViet
Ngành FMCG đang dần phổ biến trong thị trường Việt Nam, đặc biệt tại website CareerViet , bạn có thể tìm được vị trí FMCG ổn định tại các công ty nổi tiếng trong nước và ở nước ngoài. Ở website CareerViet , một số công ty đang tuyển dụng nhân sự cho ngành FMCG có thể kể đến như: CJ Foods Vietnam, Công ty TNHH Bia CARLSBERG Việt Nam, Công ty TNHH Food Empire Singapore FES (VietNam), Công Ty Cổ Phần Diana Unicharm,...
Dựa vào thực tế thị trường đang tồn tại rất nhiều sự cạnh tranh, chính vì vậy mức lương cũng sẽ được trả tùy theo năng lực của bạn.
Tuyển dụng nhân sự làm ngành FMCG tại CareerViet (Nguồn: Internet)
Bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức tổng quan về ngành FMCG từ việc “giải mã” khái niệm FMCG là ngành gì, các yêu cầu về kỹ năng ứng viên cần có,...Để biết thêm thông tin về nhiều ngành nghề khác và tìm kiếm các cơ hội việc làm, mời bạn đến với CareerViet để trải nghiệm.
Những câu hỏi thường gặp về ngành FMCG
tìm việc làm | Việc làm part time Hà Nội | Việc làm thêm tại Hà Nội | Việc làm Quận 5