Xói mòn đất là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà con người phải đối mặt trong thời gian gần đây. Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, khoảng 25% diện tích đất trên toàn thế giới đang bị xói mòn, gây thiệt hại lớn cho môi trường sống, đồng thời ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, ảnh hưởng của xói mòn đất đến môi trường và các biện pháp phòng chống hiệu quả.
Xói mòn đất được nhận định là một hiện tượng của tự nhiên làm ảnh hưởng đến đất ở tất cả các loại địa hình khác nhau. Là sự rửa trôi các dưỡng chất cần thiết trên bề mặt đất và chính điều này làm giảm chất lượng đất gây ra giảm năng suất cây trồng, phá vỡ cân bằng của môi trường đất tự nhiên. Sói mòn đất sẽ làm thay đổi bề mặt, phá hủy các tầng đất bên dưới do tác động của tự nhiên và nhất là do các hoạt động của con người. Xói mòn đất được xem là một trong những mối đe dọa lớn liên quan đến đất vì nó đang xảy ra khắp nơi. Khi đất bị xói mòn quá nhiều thì sẽ dẫn đến việc sa mạc hóa và không thể canh tác bất cứ loài thực vật nào ở trên khu vực đã bị sa mạc hóa. Vì vậy xói mòn đất là một hiện tượng con người không mong muốn xảy ra.
Nguyên nhân gây xói mòn đất
Xói mòn đất sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ tác động của tự nhiên đến tác động của con người.
Do tác động của nước:
Đây là một loại xói mòn đất chiếm tỷ lệ trong tự nhiên là tương đối cao do tác động của nước chảy trên bề mặt đất và thường xảy ra tại khu vực nhiệt đới ẩm. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, do các dòng chảy thường xuyên trên bề mặt đất như sông, suối đặc biệt là ảnh hưởng của những dòng chảy tạm thời như nước lũ; các dòng chảy này vô tình chảy trên bề mặt đất và cuốn trôi tất cả dưỡng chất của đất, phá hủy nhanh chóng kết cấu của đất và gây nên hiện tượng xói mòn nhanh chóng.
Mưa cũng là một trong những nguyên nhân chính chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây xói mòn đất do nước. Chỉ cần khu vực đó có lượng mưa tính từ 10 mm trở lên và có độ dốc trên 99 thì đã bắt đầu tạo tiền đề cho việc xói mòn đất ra đời. Tính xói mòn chịu ảnh hưởng bởi độ dốc, khối lượng nước chảy, tốc độ chảy, lực quán tính. Các yếu tố này có tổng hợp lực càng cao thì xói mòn đất càng mạnh.
Do nhiệt độ: Hình thức xói mòn chỉ xảy ra khi có sự biến đổi và chênh lệch lớn của nhiệt độ, giao thoa với bề mặt đất và được tích tụ trong thời gian dài cũng là yếu tố chính gây nên hiện tượng xói mòn đất. Ví dụ điển hình cho hiện tượng xói mòn đất do nhiệt độ là khi nhiệt độ cao cùng ánh nắng chiếu trực tiếp của mặt trời dẫn tới tình trạng bề mặt đất nứt ra; điều này ảnh hưởng mạnh gây nên tác động phá vỡ cấu trúc bên trong đất kết hợp với các tác nhân khác gây nên tình trạng xói mòn đất.
Do tác động từ gió: Hiện tượng này xảy ra ở bất cứ đâu, Loại xói mòn đất này được hình thành do sức gió tác động. Các điều kiện làm xói mòn đất do gió: Đất phải khô và tơi, có những kẽ hở để gió có thể luồn vào, ít thực vật sinh sống ở khu vực đó để không có một vật cản nào làm giảm sức gió, diện tích càng rộng thì việc xói mòn do gió sẽ càng dễ dàng diễn ra hơn. Thường xảy ra ở các khu vực đất cát vùng ven biển hoặc khu vực đồng bằng khô hạn.
Do trọng lực: lực hút trái đất là tác động thẳng đứng từ tâm trái đất, việc xói mòn đất do trọng lực là ảnh hưởng do việc kết hợp các yếu tố tự nhiên gây ra tình trạng sạt lở đất, tác động của 2 khối đất tác động lên nhau do trọng lực cùng với cấu tạo đất đã hao mòn, mỏng hơn gây ra tình trạng xói mòn.
Xói mòn hóa học: Là sự vận chuyển các hoạt chất, vật liệu hòa tan. Dưới vùng đất, thì có nhiều tầng dòng chảy ngầm và khi xói mòn hóa học xảy ra sẽ đưa các hoạt chất, vật liệu từ khu vực này sang một khu vực khác. Do chỉ xảy ra trong khu vực ngầm, nên khó nhận biết được để xác định nguyên nhân chỉ sau khi các loại xói mòn khác xuất hiện thì ta mới đào sâu và phát hiện.
Do tác động của con người: Đối với nguyên nhân này thì có thể nói rằng chiếm từ 70 đến 80% tỷ lệ xói mòn đất. Vì trong quá trình khai thác, sử dụng thì các hoạt động này có những tác động tích cực lẫn tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến đất đai.Các hoạt động của con người gây ảnh hưởng nặng nề tới thiên nhiên gây ra rất nhiều các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan và gây tác động xấu tới môi trường đất như đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ trái phép; săn bắt trái phép động, thực vật; khai thác hầm mỏ, khai thác khoáng sản; các hoạt động công nghiệp hóa gây ô nhiễm môi trường; sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa chất gây hại cho đất.
Những tác hại của xói mòn đất
Tác hại của việc sói mòn đất vô cùng lớn. Xói mòn đất rất nguy hiểm và chúng ta khó có thể kiểm soát được, bởi vì nó còn do nguyên nhân của tự nhiên. Những tác hại thường thấy khi đất bị xói mòn đó là:
Mất đất canh tác: Ở nước ta tỷ lệ mất xói mòn đất ở các khu vực đồi núi ngày càng nhiều, đất trở nên sa mạc hóa dẫn đến không còn được sử dụng để trồng trọt và chính vì điều đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người dân ở đó. Thậm chí ở các khu vực đồi dốc hiện tượng xói mòn còn tác động mạnh hơn vì vừa do tự nhiên, các tác nhân kể trên và con người dẫn đến việc xói mòn nhanh hơn.
Nếu như tình trạng xói mòn đất xảy ra liên tục thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất đất. Tùy thuộc vào độ dốc, chiều dài sườn dốc, lượng đất phủ trên bề mặt thì sẽ có lượng đất xói mòn khác nhau. Có thể khi xói mòn người dân sẽ không thể sử dụng đất được nữa hoặc thu nhập từ việc trồng cây, chăn thả cũng sẽ hạn chế.
Tàn phá gây mất cân bằng môi trường: Việc xói mòn sẽ khó có thể trồng cây được và rất dễ gây ra tình trạng phá rừng đốt rẫy. Cây cối có chức năng hạn chế xói mòn và ngăn lũ ở các khu vực dốc. Nhưng khi không còn cây cối nữa, do quá trình khai thác bừa bãi của con người, thì khi mưa lớn đổ xuống, dẫn đến cuốn trôi tất cả dưỡng chất có trong đất, gây ra hiện tượng xói mòn, sức nước mạnh thậm chí có thể cuốn trôi luôn những ngôi nhà của người dân sống ở khu vực dốc hoặc dưới dốc.
Ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng: Khi không còn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng nữa thì cây trồng sẽ trở nên thiếu sức sống, dẫn tới hiệu suất mang lại giảm hoặc thậm chí có những mùa vụ trắng tay, vì không thể thu hoạch được những sản phẩm đạt yêu cầu của người tiêu dùng. Chính vì thế người dân phải biết xói mòn đất là gì để có những giải pháp phòng chống hợp lý.
Một số giải pháp chống xói mòn đất
Thấm nước mưa vào trong đất
Bằng việc duy trì dày đặc các rễ cây, nấm và tảo xuyên qua các lớp đất. Đồng thời cần bảo vệ và duy trì số lượng lớn các sinh vật trong đất như giun đất, kiến, mối… nhằm duy trì độ tơi xốp và cấu trúc bền vững cho đất. Nhờ vậy nước mưa có thể dễ dàng thấm qua và dẫn sâu vào trong lòng đất. Nước được giữ trong đất tốt hơn, lâu hơn. Nhờ đó mà lớp đất bề mặt rất giàu chất mùn sẽ được giữ lại.
Mặt khác, ngày nay con người đang ngày càng mở rộng khu vực sống của mình nên đã san lấp đất dẫn đến sự bê tông hóa làm cho nước mưa không để thẩm thấu xuống lòng đất và cứ sau mỗi cơn mưa thì sẽ bị ngập lụt hoặc sạt lở. Ta cần phải cố gắng tạo điều kiện để thời gian nước mưa nói riêng và nước nói chung, thấm vào đất càng nhiều càng tốt vì khi đó đất sẽ mềm và tơi ngăn lại các kẽ hở và hạn chế gió luồn vào trong và đẩy các dưỡng chất đi mất.
Giảm lực xói mòn của mưa rơi xuống
Để hạn chế lực xói mòn của mưa thì Có thể che phủ mặt đất bằng cách trồng lớp thảm thực vật tự nhiên chọn trồng các loại cây có cấu trúc lá to hoặc nhỏ nhưng số lượng nhiều và khi mưa xuống, lá cây sẽ hạn chế lực của hạt mưa rơi xuống và thêm việc chảy xuống thân cây nên giảm được tỷ lệ xói mòn đất do nước, hoặc dùng kết hợp các vật liệu che phủ tự nhiên khác như: lá rụng, vỏ cây, cành nhánh cây bị gãy, tàn dư thực vật từ vụ trước.
Giảm tốc độ nước chảy xuống dốc
Các nền đất dốc là những nơi có khả năng bị xói mòn cao nhất. Bởi khi mưa lớn, tốc độ của dòng chảy trên đất dốc càng mạnh hơn. Để giảm tốc độ của dòng chảy, cần xây dựng các vật chống xói mòn dọc các đường đồng mức ở các khu vực đất dốc. Việc trồng, tái tạo lại các loại thảm thực vật và trồng những loài cây lớn là điều cần xem xét để chúng có thể hút nước và giảm tốc độ nước chảy từ đỉnh dốc xuống. Có thể trồng thêm các loại cây chắn gió để giảm thiểu khả năng gây xói mòn, không những do nước mà còn gió.
Luôn duy trì độ ẩm thích hợp cho đất. Có thể xây dựng ruộng bậc thang, bờ đá, trồng cây theo đường đồng mục đích phân tán dòng chảy. Thiết lập thêm các đập, ao hồ giữ nước để sử dụng tưới tiêu. Khi hiểu được các cách để cải thiện thì câu hỏi xói mòn đất là gì chỉ đơn là một câu hỏi đã có câu trả lời hoặc gọi là đã khắc phục được những tác hại của nó./.