Dư luận đang xôn xao trước sự việc, cô gái người Mông 17 tuổi ở Nghệ An sau khi lấy chồng 4 ngày viết thư tuyệt mệnh, ăn lá ngón tự vẫn.
Đây không phải lần đầu tiên có trường hợp ăn lá ngón tự tử ở nước ta. Trước đây từng có nhiều người tự tử, mất mạng vì ăn lá ngón - một loại lá cây thường tìm thấy ở vùng rừng núi nước ta.
Mặc dù cái tên lá ngón rất quen thuộc, nhưng ít người hiểu rõ loại lá cây này độc hại tới mức nào.
Lá ngón được gọi với nhiều tên như: Câu vẫn, Hoàng đằng, Đoạn trường thảo, Co ngón, Hồ mạn trường, Hồ mạn đằng, Thuốc rút ruột,… Lá ngón thuộc họ mã tiền, có tên khoa học là Gelsemium elegans Benth.
Trong lá ngón có chứa một chất kịch độc có thể giết người trong "nháy mắt". Loại độc tố trong lá ngón là hoạt chất alkaloid.
Đây là một loại độc tố nguy hiểm. Loại độc trong lá ngón ngấm rất nhanh chỉ mất 5 - 30 phút qua đường tiêu hóa, thời gian gây chết người trung bình của độc lá ngón trong vòng từ 1 - 7 tiếng.
Theo nghiên cứu về lá ngón được nhóm nghiên cứu tại khoa Sinh, Đại học Đà Lạt, chỉ cần ngắt lá, bẻ cành, để chất nhựa độc dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở, lập tức các độc tính sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn dẫn đến chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Video: Ăn thực phẩm còn thừa sau Tết, nguy cơ ngộ độc chết người
Khi giã lá ngón thành nước, chỉ cần 10g lá kết hợp với 10 ml nước cho chuột uống 3 giọt nước này thì sau 9 phút chuột chết vì co giật. Còn với con người chỉ cần ăn ba lá hoặc một lá với một chút rượu sẽ mất mạng nhanh chóng.
Chất độc Alkaloid có trong lá ngon là hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có tính bazơ, thường gặp ở trong nhiều loài thực vật và đôi khi còn tìm thấy trong một vài loài động vật.
Đặc biệt, alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Một lượng nhỏ alkaloid là chất độc gây chết người.