Chuyên viên phát triển sản phẩm (Research and Development - R&D) đang là một trong những ngành nghề cực kỳ phát triển hiện nay và được nhiều người lựa chọn. Vậy, R&D là gì? R&D là viết tắt của từ gì và phòng R&D trong doanh nghiệp có vai trò như thế nào? Hãy cùng TopCV tìm hiểu về vị trí chuyên viên phát triển sản phẩm (R&D) trong bài viết này nhé.
Chuyên viên phát triển sản phẩm là gì?
R&D là viết tắt của cụm từ Research and Development - Nghiên cứu và Phát triển. Bộ phận R&D của một tổ chức, doanh nghiệp có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tính năng mới cho sản phẩm, cải tiến sản phẩm, quy trình cũ nhằm tối ưu chi phí và hiệu quả sản xuất.
Chuyên viên phát triển sản phẩm là vị trí nhân sự gắn với vòng đời của sản phẩm. Họ sẽ là người lên ý tưởng, giám sát hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, chuyên viên phát triển sản phẩm cũng sẽ người kiểm tra các tiêu chí về chất lượng, sự an toàn cũng như những tiêu chí khác của sản phẩm. Họ cũng sẽ là người có thể thực hiện điều tra thị trường, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Các công việc của phòng R&D gồm có:
- Nghiên cứu & phát triển sản phẩm (Product R&D): Nghiên cứu, phát triển hoặc cải tiến các sản phẩm hiện có.
- Nghiên cứu & phát triển công nghệ (Technology R&D): Tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới.
- Nghiên cứu & phát triển quy trình (Process R&D): Nghiên cứu và phát triển các phương pháp, quy trình sản xuất mới.
- Nghiên cứu & phát triển bao bì (Packaging R&D): Tập trung vào nghiên cứu và phát triển các loại bao bì mới.
Trên thực tế, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, Hóa - Sinh - Y Dược cần đến bộ phận nghiên cứu & phát triển mà tại các lĩnh vực như Giáo dục, Du lịch, Ngân hàng, v.vv.. bộ phận R&D cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.
>>> Apply việc làm chuyên viên viên phát triển sản phẩm ngay ở TopCV để có việc làm liền tay:
Tìm việc phát triển sản phẩm
>> Xem thêm: Product Owner là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành một Product Owner chuyên nghiệp
Mô tả công việc của chuyên viên phát triển sản phẩm
Thông thường, chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ làm việc trực tiếp với các phòng ban như marketing, sales, thiết kế, tài chính, kế toán, v.vv.. trong doanh nghiệp. Họ sẽ là những nhân sự thuộc ban quản lý của công ty, chịu trách nhiệm phân phối nhiệm vụ, công việc hoặc trực tiếp thực hiện các công việc đó với những phòng ban khác.
Cụ thể, công việc của chuyên viên phát triển sản phẩm là gì?
Nghiên cứu & phát triển sản phẩm (Product R&D)
Đây là hoạt động được thực hiện nhiều nhất tại các phòng R&D của doanh nghiệp. Quy trình Product R&D bao gồm các công việc:
- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ mới.
- Thiết kế và thử nghiệm những ứng dụng mới vào sản phẩm.
- Đo lường kết quả và xây dựng quy trình sản xuất công nghiệp cho sản phẩm.
- Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn chung.
Ngoài ra, Product R&D còn bao gồm công việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tâm lý khách hàng, phối hợp với các bộ phận sales, marketing, customer services để tối ưu hóa sản phẩm theo thị thiếu và nhu cầu thị trường, đảm bảo tính ứng dụng của sản phẩm.
Nghiên cứu & phát triển công nghệ (Technology R&D)
Nhiệm vụ của bộ phận Technology R&D bao gồm 2 hướng chính, bao gồm:
- Nghiên cứu công nghệ mới trong khoa học.
- Nghiên cứu quá trình ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm thương mại.
Công nghệ là nền tảng cốt lõi cho sự phát triển sản phẩm, tuy nhiên việc nghiên cứu phát triển công nghệ đòi hỏi khoản tiền đầu tư cực kỳ lớn, cùng với đó là đội ngũ kỹ sư, nhà nghiên cứu có trình độ cao. Do đó thường chỉ có những tập đoàn lớn, có nguồn vốn dồi dào mới có bộ phận nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.
Còn lại hầu hết bộ phận Technology R&D của doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc nghiên cứu quá trình ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm thương mại.
Nghiên cứu & phát triển quy trình (Process R&D)
Quy trình cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, đối với các ngành liên quan đến sản xuất, chế tạo: Process R&D giúp nâng cao hiệu quả vận hành máy móc, quy trình sản xuất chế tạo, giảm thiểu hao phí và tối ưu hóa nguồn lực. Còn đối với các ngành liên quan đến dịch vụ: Process R&D giúp rút ngắn thời gian, mang tới sự hài lòng cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
Nghiên cứu & phát triển bao bì (Packaging R&D)
Bao bì (packaging) là một phần của sản phẩm, không chỉ là một “điểm chạm” khiến khách hàng bị thu hút mà nó còn giúp tối ưu hóa chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, giúp việc bảo quản, vận chuyển dễ dàng hơn. Do đó, công việc nghiên cứu và phát triển bao bì ngày nay đã được tách thành một lĩnh vực độc lập. Công việc nghiên cứu & phát triển bao bì bao gồm tối ưu hóa chất liệu, thiết kế, định lượng và quy cách đóng gói của bao bì. Tùy thuộc vào từng ngành hàng mà packaging R&D sẽ có sự khác biệt về những yếu tố trên.
>>> Khám phá những cơ hội việc làm đến từ những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam:
Tìm việc ngay
>>> Nhanh tay tạo CV ngay trên TopCV để apply vào các việc làm chuyên viên phát triển sản phẩm:
Tạo CV ngay
Những kỹ năng cần có ở một chuyên viên phát triển sản phẩm
Để trở thành một chuyên viên phát triển sản phẩm, bạn sẽ cần có khá nhiều kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, thông thường vị trí này sẽ yêu cầu 3 kỹ năng chính như sau:
- Am hiểu về xu thế thị trường, từ đó có thể đưa ra được các ý tưởng để phát triển sản phẩm phù hợp với xu thế cũng như nhu cầu của khách hàng mục tiêu
- Nhân viên phát triển thị trường cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi hầu hết công việc của họ sẽ là điều phối, phối hợp và làm việc với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể họ sẽ cần làm việc với khách hàng để lấy phản hồi ý kiến
- Kỹ năng cuối cùng rất quan trọng đối với vị trí này chính là sự sáng tạo. Đây sẽ là một trong những yếu tố giúp nhân viên phát triển thị trường có thể thành công hơn trong ngành nghề này
Chuyên viên phát triển sản phẩm lương bao nhiêu?
Phát triển, cải tiến sản phẩm luôn là một trong những vấn đề cốt lõi dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, việc làm chuyên viên phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp rất quan trọng và mức lương của vị trí này cũng tương đối cao hơn so với những ngành nghề, lĩnh vực khác.
- Hiện tại, mức lương phổ biến cho những nhân sự chưa có hoặc kinh nghiệm còn ít dao động từ 9.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng, mức trung bình vào khoảng 13.000.000 VNĐ/tháng
- Đối với những vị trí cao hơn hoặc nhân viên phát triển thị trường có kinh nghiệm lâu năm, mức lương có thể lên đến từ 40.000.000 - 45.000.000 VNĐ/tháng (thống kê từ Vietnam Salary)
Học ngành gì để làm nghề chuyên viên phát triển sản phẩm?
Hiện tại, chưa có trường đại học hoặc cơ sở nào đào tạo chuyên nghiệp cho vị trí chuyên viên phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, nếu dựa vào bản mô tả công việc ở trên, nếu bạn muốn làm việc trong ngành nghề này, có thể tham khảo những ngành học sau:
- Các chuyên ngành liên quan đến Marketing
- Các chuyên ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính
- Các chuyên ngành kinh tế như tài chính, quản trị kinh doanh
- Nhóm ngành liên quan đến chuyên môn của từng lĩnh vực riêng biệt như công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học (ngành F&B - thực phẩm, đồ uống), thiết kế thời trang, may mặc (ngành thời trang), v.vv..
Ngoài những ngành chính, bạn cũng có thể học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn để bổ sung thêm những kỹ năng cần thiết khi làm việc thực tế.
Tạm kết
Trên đây là bài viết về việc tuyển dụng chuyên viên phát triển sản phẩm. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích và cần thiết về vị trí này. Để tìm kiếm các công việc chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm, bạn có thể tham khảo ngay tại Hệ sinh thái việc làm - TopCV. Chúng tôi có rất nhiều tin tuyển dụng R&D thực phẩm, tuyển dụng R&D mỹ phẩm, v.vv.. và rất nhiều tin tuyển dụng R&D ngành nghề khác được update liên tục chờ bạn apply. Nhanh tay Tạo CV chuẩn, độc, lạ để nắm bắt các cơ hội việc làm hấp dẫn ngay nhé!
Tạo CV ngay