- Cải thiện cấu trúc đất: Đất có cấu trúc tốt là đất có các cấp hạt (cát, thịt, sét) liên kết lại với nhau thành tập hợp ổn định, giúp thấm nước tốt, giảm xói mòn, thông khí tốt, tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ phát triển. Các chất hữu cơ do vi sinh vật phân giải ra như một loại keo đất giúp kết dính các cấp hạt vào tạo ra cấu trúc ổn định.
- Giải phóng chất dinh dưỡng cho thực vật từ khoáng vô cơ không hòa tan trong đất: Các vi sinh vật như tảo, địa y, vi khuẩn có thể tiết ra các chất (acid hữu cơ) làm hòa tan các khoáng trong đá, khoáng. Các hợp chất hữu cơ trong đất, nơi vi sinh vật hoạt động có thể hòa tan các nguyên tố hóa học trong thành phần khoáng của đất.
- Cố đinh đạm sinh học: Vi sinh vật có khả năng cố định khí N2 bao gồm vi khuẩn và tảo lam. Chúng có thể sống tự do, cộng sinh hay liên kết với cây trồng. Một số có cả 2 phương thức sống.
- Cố định đạm do sinh vật sống tự do: Azotobacter; Clostridium Pasterianum và tảo lam, địa y.
- Cố định đạm do vi khuẩn cộng sinh: Rhizobium (cộng sinh với cây họ đậu tạo nốt sần); cộng sinh liên kết không tạo nốt sần (Azospirillum lipoferum, Azospirillum brasilense và Azotobacter trên cây 1 lá mầm như lúa, bắp, mía, đồng cỏ); xạ khuẩn Frankia với các cây gỗ.
Hình 2: Chu trình Nitơ trong tự nhiên
Nguồn: Internet
- Cải thiện dinh dưỡng thực vật thông qua các mối quan hệ cộng sinh với nấm rễ: Nấm rễ rất quan trọng trong mối quan hệ dinh dưỡng của cây trồng, đặc biệt là trong đất ít phốt pho, đất nghèo dinh dưỡng. Nấm rễ có thể tiếp cận với hình thức dinh dưỡng mà thực vật không thể sử dụng trực tiếp và các chất dinh dưỡng tách biệt với rễ cây. Do đó, cây ký chủ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng từ bên ngoài (đặc biệt là môi trường nghèo dinh dưỡng) nhờ liên kết với các sợi nấm và cung cấp cho sợi nấm những sản phẩm quang hợp của chúng.
- Tác động đối kháng với mầm bệnh cây trồng: Các vi sinh vật tiết ra các chất ức chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật khác trong quá trình cạnh tranh thức ăn, dinh dưỡng. Đồng thời, tiêu diệt và ức chế các vi sinh vật gây hại cho cây trồng.
Làm thế nào để duy trì được “sự sống” của đất?