Sử dụng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt là một trong những giải pháp điều trị cơ bản đối với tình trạng này. Tùy theo từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại phù hợp, đảm bảo đem đến hiệu quả cải thiện tích cực cũng như hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn.
Tổng quan về viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến bị viêm nhiễm kết hợp một số rối loạn liên quan khác, dẫn đến hiện tượng nóng, đau và nhiều triệu chứng khó chịu đi kèm. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trong đó phổ biến nhất là trong giai đoạn từ 30 - 50 tuổi.
Cụ thể, tuyến tiền liệt là một phần quan trọng của hệ thống sinh sản ở nam giới, nằm tại vị trí bên dưới bàng quang, trước trực tràng với niệu đạo (ống dẫn nước tiểu và tinh dịch ra ngoài) đi qua trung tâm. Nhiệm vụ chính của tuyến này là phối hợp với các tuyến sinh dục khác để thực hiện quá trình nuôi dưỡng, vận chuyển tinh trùng khi xuất tinh.
Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt
Các loại viêm tuyến tiền liệt khác nhau sẽ xuất phát từ các yếu tố nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:
- Nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn: nhiễm trùng bàng quang, sỏi bàng quang, sử dụng ống thông tiểu, bí tiểu, nhiễm trùng tiểu…
- Nguyên nhân do hẹp bao quy đầu, vấn đề vệ sinh cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ.
Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt
- Cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
- Khó tiểu, tiểu nhỏ giọt.
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
- Nước tiểu đục.
- Có máu trong nước tiểu.
- Đau vùng bụng, lưng dưới.
- Đau tầng sinh môn.
- Khó chịu hoặc đau ở tinh hoàn hoặc dương vật.
- Đau khi xuất tinh.
- Cảm giác ớn lạnh, sốt, đau nhức cơ…
Người mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt nên uống thuốc gì?
1. Các thuốc giảm đau, chống viêm
Trong hầu hết các trường hợp viêm tuyến tiền liệt mãn tính không xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không Steroid (NSAID).(1) Hai loại phổ biến nhất là Ibuprofen hoặc Acetaminophen, không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng. Thuốc có chứa các chất bổ sung tự nhiên, giúp giảm viêm nhanh chóng,(2) bao gồm:
- Quercetin: Quercetin là một sắc tố thuộc nhóm hợp chất thực vật, có tác dụng chống viêm.
- Cernilton: Cernilton được chiết xuất từ phấn hoa, giúp làm giảm triệu chứng đau nhức.
- Dầu hạt bí ngô, kết hợp phương pháp điện di (sóng siêu âm không xâm lấn tách các hạt mang điện trong dầu bí ngô đi qua da về phía tuyến tiền liệt): Tác dụng chính là tác động đến các triệu chứng.
Lưu ý khi dùng
- Tránh hoặc hạn chế tối đa uống rượu trong quá trình sử dụng NSAID vì dễ xảy ra phản ứng, gây kích ứng ruột và làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
- Không được sử dụng cùng lúc nhiều loại NSAID, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi kết hợp NSAID với bất kỳ loại thuốc nào khác để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Một số đối tượng cần tránh sử dụng NSAID bao gồm: người bị dị ứng với NSAID, hen suyễn, đang mang thai hoặc cho con bú, bị bệnh tim.
- Một số tác dụng phụ có thể xảy ra: đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, khó tiêu…
- Hội chứng dạ dày, viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày.
2. Thuốc kháng sinh
Đây là thuốc trị viêm tuyến tiền liệt sử dụng cho trường hợp do nhiễm trùng, một số loại phổ biến gồm: Trimethoprim-sulfamethoxazole, Doxycyclin và Quinolon. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh từ 14 - 30 ngày, sau đó khám lại và thực hiện kháng sinh đồ.
Nếu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định đến bệnh viện và truyền thuốc qua đường tĩnh mạch, khám lại và nuôi cấy vi khuẩn, tìm vi khuẩn gây bệnh làm kháng sinh đồ chọn kháng sinh hiệu quả nhất để tiếp tục điều trị. Trong trường hợp các triệu chứng vẫn tiếp tục tái phát, người bệnh sẽ sử dụng kháng sinh liều thấp trong thời gian dài.
Lưu ý khi dùng
- Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Việc lạm dụng hoặc sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn thích nghi, làm giảm hoặc thậm chí làm mất hiệu quả điều trị nhiễm trùng.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc kháng sinh: phản ứng dị ứng, tiêu chảy…
- Cần trao đổi với bác sĩ khi dùng kết hợp thuốc kháng sinh và một số loại thuốc khác để tránh tương tác gây hại, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc làm tăng tác dụng phụ.
3. Thuốc chẹn Alpha
Thuốc chẹn Alpha đem đến hiệu quả điều trị tích cực đối với tình trạng viêm và phì đại lành tính tuyến tiền liệt.(3) Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc kết hợp thuốc này cùng thuốc kháng sinh còn có thể làm giảm nguy cơ tái phát viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Ngoài ra, thuốc chẹn Alpha còn có tác dụng cải thiện triệu chứng đau vùng chậu mãn tính.(4) Một số sản phẩm cụ thể thuộc nhóm thuốc này bao gồm:
- Terazosin: Terazosin sẽ tạo điều kiện để quá trình vận chuyển nước tiểu diễn ra thuận lợi khi bị viêm tuyến tiền liệt.
- Tamsulosin: Đây là một loại thuốc chẹn Alpha-adrenergic, tác động trực tiếp vào các thụ thể A1. Ưu điểm của Tamsulosin là ít gây hạ huyết áp nhưng có khả năng làm rối loạn chức năng xuất tinh.
Lưu ý khi dùng
- Chống chỉ định dùng thuốc chẹn Alpha với các trường hợp sau: người có tiền sử hạ huyết áp, suy tim, tiểu không tự chủ…
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt chẹn Alpha với một số loại thuốc khác để tránh tình trạng tương tác thuốc, gây hại cho sức khỏe, chẳng hạn như: thuốc chẹn Beta, thuốc rối loạn cương dương, thuốc kháng Histamin, Naloxone, Clonidine…
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc chẹn Alpha: tụt huyết áp, chóng mặt, tim đập nhanh, phù nề…
Tuy nhiên, với tất cả các loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt, nam giới không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định từ phía bác sĩ. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế tối đa các tác dụng phụ, phản ứng bất lợi không mong muốn, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Hiện nay, Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, giỏi chuyên môn, tận tâm và luôn tự tin nắm vững những kỹ thuật tiên tiến nhất. Do đó, nếu nam giới đang gặp các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt, đừng quên liên hệ ngay đến BVĐK Tâm Anh để được thăm khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
>> Bài viết liên quan: Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi bệnh?
7 loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt hiệu quả cao
1. Viên uống Saw Palmetto Plus
Thành phần chính
- Dầu cây cọ Palmetto.
- Dầu hạt bí ngô.
- Dầu hạt nam việt quất.
- Glycerine.
Công dụng
- Cản trở quá trình chuyển đổi Testosterone thành Dihydrotestosterone (DHT), giúp tăng cường chức năng tuyến tiền liệt.
- Làm chậm quá trình rụng tóc và tăng cường sức khỏe tiết niệu.
- Điều hòa testosterone.
Cách sử dụng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên với 240ml nước.
2. Viên uống Ideal Prostate Plus
Thành phần chính
- Beta Sitosterol.
- Chiết xuất cây cọ.
- Chiết xuất cỏ đuôi ngựa.
- Lycopene.
Công dụng
- Giảm triệu chứng đau tuyến tiền liệt.
- Hỗ trợ kiểm soát bàng quang luôn khỏe mạnh.
- Cải thiện chức năng tuyến tiền liệt.
- Cải thiện triệu chứng tiểu tiện nhiều lần, tiểu gấp.
Cách sử dụng: Uống theo liều lượng 2 viên mỗi ngày.
3. Life Extension Ultra Prostate Formula
Thành phần chính
- Chiết xuất cây cọ Saw Palmetto.
- Dầu hạt bí.
- Chiết xuất cây tầm ma.
Công dụng
- Ức chế tình trạng viêm.
- Hỗ trợ thúc đẩy tuyến tiền liệt phát triển khỏe mạnh.
- Duy trì mức kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt (PSA).
Cách sử dụng: Uống theo liều lượng 2 viên mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối.
4. Một số loại thuốc khác
- Viên uống Asahi: Viên uống Asahi được chiết xuất từ trái của cây cọ Saw Palmetto còn giúp hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt, phục hồi tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phình đại tuyến tiền liệt.
- BestMade Prostatitis Supplement: Đây là thuốc hỗ trợ trị viêm tuyến tiền liệt dạng nước, giúp cải thiện triệu chứng khó chịu bao gồm: đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, cảm giác nóng rát khi tiểu…).
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt
Các loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt đem đến hiệu quả tích cực đối với việc cải thiện các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, nếu quá trình sử dụng không hợp lý có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt làm tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng người bệnh cần cân nhắc:
- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý mua thuốc uống khi không có chỉ định của bác sĩ, bỏ liều, tăng liều hoặc dừng uống đột ngột.
- Không tự ý mua thuốc uống hoặc dừng uống đột ngột, bỏ liều, tăng liều…
- Tránh uống rượu bia hoặc các chất kích thích khác trong quá trình đang sử dụng thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt.
- Trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt, nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
Lối sinh hoạt giúp cải thiện triệu chứng viêm tuyến tiền liệt
- Xây dựng thực đơn hàng ngày lành mạnh, cân bằng và có lợi cho việc cải thiện triệu chứng viêm tuyến tiền liệt, bao gồm các thực phẩm sau: cà chua, các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi…), các loại cá giàu Omega 3 (cá thu, cá hồi…), các loại đậu, trái cây họ cam, quýt…
- Hạn chế tối đa ăn thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị, chứa chất kích thích, thực phẩm cay nóng, nhiều muối…
- Uống đủ nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình bài tiết ở thận diễn ra thuận lợi.
- Quản lý cân nặng ở mức hợp lý để tránh tình trạng tích tụ mỡ bụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chất gây viêm phát triển.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách để tránh sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.
- Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn để cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu do viêm tuyến tiền liệt gây ra.
>> Bài viết liên quan: Cách chữa viêm tuyến tiền liệt hiệu quả?
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học - Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.
Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán - điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học - Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
Trên đây là tổng hợp tất cả các loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt được sử dụng phổ biến hiện nay, đem đến hiệu quả cải thiện tích cực. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh có thể cân nhắc, tìm kiếm được loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc tham khảo ý kiến bác sĩ luôn luôn quan trọng và cần thiết.