Tiền Giang ở miền nào, Tiền Giang giáp tỉnh nào… là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Cùng tìm hiểu Tiền Giang ở đâu, Tiền Giang thuộc miền nào; Tiền Giang có phải miền Tây không, Tiền Giang giáp tỉnh nào; các điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang… trong bài viết dưới đây!
1. Tiền Giang ở miền nào?
Tiền Giang là ở đâu?
Tỉnh Tiền Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long; có tọa độ địa lý từ 10°12' - 10°34' vĩ độ Bắc và từ 105°49' - 106°48' kinh độ Đông.
Tỉnh Tiền Giang nằm trải dọc bên bờ phía Bắc của sông Tiền (một nhánh của dòng sông Mê Kông khi chảy vào Việt Nam) với chiều dài 120 km.
Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm:
- 01 thành phố (TP Mỹ Tho)
- 02 thị xã (thị xã Gò Công; thị xã Cai Lậy)
- 08 huyện (Tân Phước, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cai Lậy, Châu Thành, Cái Bè, Chợ Gạo, Tân Phú Đông).
Trong đó, TP Mỹ Tho là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.
Tiền Giang cách TP HCM bao nhiêu km?
Tỉnh Tiền Giang cách trung tâm TP HCM khoảng 58 km theo Quốc lộ 1A.
Tiền Giang cách Hà Nội bao nhiêu km: Khoảng hơn 1.700 km.
Tiền Giang cách Đồng Tháp bao nhiêu km: Khoảng 90 - hơn 100 km tùy từng tuyến đường.
2. Tiền Giang giáp tỉnh nào?
Một số câu hỏi khác được nhiều bạn quan tâm về vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang đó là Tiền Giang giáp với tỉnh nào, Tiền Giang gần tỉnh nào, Tiền Giang có giáp biển không...
Các tỉnh gần Tiền Giang là:
- Phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh Tiền Giang với giáp với TP HCM và tỉnh Long An.
- Phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp.
- Khu vực phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 32 km.
- Phía Nam giáp với hai tỉnh: Vĩnh Long và Bến Tre.
Là cửa ngõ phía Nam của TP HCM, đồng thời có kênh Chợ Gạo là tuyến đường thuỷ quan trọng kết nối TP HCM với các tỉnh miền Tây, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng thị trường tiêu thụ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và với các tỉnh trong vùng.
Tiền Giang ở đâu trên bản đồ?
3. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Tiền Giang
Khi tìm hiểu Tiền Giang ở miền nào, bạn sẽ có nhiều thông tin để hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương này.
Tỉnh Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.510,51 km2 (bằng 6,2% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long và 0,76% diện tích của cả nước).
3.1. Đặc điểm địa hình của tỉnh Tiền Giang
Là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; độ cao phổ biến từ 0,8 - 1,1 m so với mực nước biển. Địa hình của tỉnh Tiền Giang được chia thành 5 khu vực:
- Vùng đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo sông Tiền; kéo dài từ xã Tân Hưng (huyện Cái Bè) đến xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo). Cao trình của khu vực này phổ biến từ 0,9 - 1,3 m.
- Khu vực thuộc huyện Cai Lậy, Cái Bè (giới hạn giữa kinh Nguyễn Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền) có cao trình phổ biến từ 0,7 - 1,0 m.
- Vùng trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (gồm hầu hết huyện Tân Phước) có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75 m. Hàng năm, lũ của sông Cửu Long tràn về Đồng Tháp Mười kết hợp với cao trình mặt đất thấp khiến khu vực này bị ngập nặng nhất tỉnh.
- Khu vực giữa kinh Chợ Gạo và Quốc lộ 1: có cao trình từ 0,7 - 1,0 m.
- Khu vực Gò Công (từ phía Đông của kinh Chợ Gạo đến biển Đông): có cao trình phổ biến khoảng 0,8 m và thấp dần theo hướng Đông Nam.
3.2. Điều kiện khí hậu tỉnh Tiền Giang
Tỉnh Tiền Giang có khí hậu mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau); và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11).
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.200 - 1.400 mm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26°C - 28°C; chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn.
3.3. Tài nguyên đất, nước của tỉnh Tiền Giang
Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh Tiền Giang là 236.663,24 ha; bao gồm nhiều loại đất: đất phù sa (chiếm 52% tổng quỹ đất tự nhiên), đất mặn (14,3%); đất phèn (19%), đất cát giồng (3%).
Trong đó, nhóm đất phù sa tạo điều kiện thuận lợi hình thành vùng trồng lúa và vườn cây ăn trái chuyên canh với năng suất cao.
Tiền Giang có sông gì?
Tỉnh Tiền Giang có hệ thống mạng lưới sông, rạch chằng chịt và bờ biển dài; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận.
Tiền Giang có hai dòng sông chính chảy qua, giữ vai trò quan trọng:
- Sông Tiền là dòng sông cung cấp nguồn nước ngọt chính cho tỉnh Tiền Giang; chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang với chiều dài 115 km.
- Sông Vàm Cỏ Tây (là một con sông không có nguồn): lượng dòng chảy trên sông Vàm Cỏ Tây chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua. Sông Vàm Cỏ Tây giữ vai trò là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra. Con sông này cũng là một tuyến xâm nhập mặn chính ở tỉnh Tiền Giang.
Bên cạnh đó, một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây cũng góp phần quan trọng trong hoạt động lưu thông, phục vụ sản xuất… của tỉnh Tiền Giang là: Cái Bè; Trà Tân; Rạch Rầm; Vàm Giồng; Gò Công; Ba Rài; Phú Phong…
3.4. Tài nguyên biển của tỉnh Tiền Giang
Tỉnh Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc địa phận huyện Gò Công Đông nằm ở giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa Đại, cửa Tiểu (của sông Tiền). Khu vực các cửa sông giáp biển này được thiết lập tạo thành khu vực rừng trồng ngập mặn với nhiều loại cây thích hợp như: cây đước, cây bần, phi lao, dừa nước, mắm..
Khu vực này cũng rất thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Trữ lượng hàng năm của các loài thuỷ sản nước lợ ở vùng cửa sông của tỉnh Tiền Giang ước tính là 156.000 tấn.
Nhờ vị trí địa lý giáp biển, tỉnh Tiền Giang có tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng lớn.
4. Đặc điểm KT-XH của tỉnh Tiền Giang
Nhờ những thông tin tìm hiểu Tiền Giang ở miền nào, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương này.
Thế mạnh về nông nghiệp
Với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tỉnh Tiền Giang nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cũng là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước.
Tiền Giang có ngành sản xuất nông nghiệp toàn diện với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng; nhiều nông sản có giá trị cao như: lúa gạo, thuỷ hải sản, trái cây..
Với khoảng 70.000 ha đất canh tác mỗi năm 2 - 3 vụ, sản lượng lúa của tỉnh Tiền Giang là khoảng hơn 1,1, triệu tấn lúa/năm. Đây là nguồn nông sản hàng hoá quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu. Mỗi năm, các doanh nghiệp tại Tiền Giang xuất khẩu khoảng 200.000 tấn gạo.
Tiềm năng phát triển du lịch
Tỉnh Tiền Giang còn có tiềm năng phát triển du lịch với nhiều lễ hội và di tích lịch sử, văn hoá đặc sắc. Đến với Tiền Giang, bạn có thể tham quan, vui chơi tại một số địa điểm nổi tiếng như: chùa Vĩnh Tràng; nhà thờ Cái Bè; miệt vườn Cái Bè; chợ nổi Cái Bè; Cù lao Thới Sơn; vườn trái cây Vĩnh Kim; vườn hoa Mãn Đình Hồng; biển Tân Thành (biển Gò Công)…
Vậy là bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị khi tìm hiểu Tiền Giang ở miền nào; Tiền Giang giáp tỉnh nào... Là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với khí hậu ấm áp quanh năm; đất đai phì nhiêu, màu mỡ, Tiền Giang đang tiếp tục phát triển giữ vai trò quan trọng ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực miền Tây Nam Bộ.
Anh Thư
Xem thêm:
- Hậu Giang thuộc miền nào?
- Bạc Liêu thuộc miền nào?