Một trong những biểu hiện đầu tiên và phổ biến nhất của ung thư gan chính là u gan. Tuy vậy, u gan cũng có thể thuộc loại lành tính và gần như không dẫn đến biến chứng. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc u gan lành tính sống được bao lâu và các triệu chứng nhận biết ban đầu để bạn đi khám và phát hiện bệnh sớm.
Triệu chứng u gan lành tính
U gan lành tính là bệnh được hình thành từ các tế bào bình thường trong gan tạo nên khối u. Các tăng trưởng của khối u lành tính không phải là bệnh ung thư. Khác với các khối u ác tính, khối u lành tính không lây lan hay di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể.
Khối u gan lành tính có thể hình thành ở bất cứ nơi nào. Khối u khi bị phát hiện có thể cảm thấy từ bên ngoài, người bệnh thường hoảng hốt và lo sợ. Trên thực tế, đa phần các khối u đều lành tính, tốc độ tiến triển chậm. Đây là tình trạng vô cùng phổ biến và bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. U gan lành tính thường bao gồm u máu, u tuyến tế bào gan, u mỡ, nang gan, tăng sản thể nốt khu trú, u tuyến dạng nang…
Đa số các tế bào u gan lành tính sẽ tiến triển chậm, hầu như không gây biến chứng. Về cơ bản, bệnh nhân không bắt buộc phải điều trị trừ khi kích cỡ của khối u quá lớn cấn vào các mô lân cận và mạch máu khiến chúng tổn thương hoặc khối u bị vỡ nang, xuất huyết trong u…
Khi phát triển đến kích thước đủ lớn, khối u lành tính sẽ dễ phát hiện, nhất là khi chúng gần với da. Đa phần khối u lành tính không lớn đến mức khiến người bệnh bị đau hoặc khó chịu. Cũng như các tình trạng u lành tính thông thường thì u gan lành tính có các biểu hiện cơ bản bao gồm:
- Khó chịu hoặc nhói đau vùng bụng;
- Ớn lạnh;
- Sốt;
- Mệt mỏi thường xuyên;
- Đổ mồ hôi vào ban đêm;
- Ăn uống mất ngon, mất khẩu vị;
- Cân nặng sụt bất thường.
Theo các chuyên gia, khối u lành tính thường cố định tại vị trí khởi phát ban đầu. Kích thước khối u có thể không đổi hoặc phát triển to hơn nhưng không quá to. Chúng tiến triển âm thầm, quá trình phát triển nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào cơ địa mỗi người bệnh.
Bệnh u gan lành tính có nguy hiểm không?
Trước khi tìm hiểu u gan lành tính sống được bao lâu thì bạn nên biết mức độ nguy hiểm của bệnh. Thật may mắn là u gan lành tính không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính mạng bệnh nhân. Nguyên nhân là do khối u không ảnh hưởng đến các tế bào khác, không có khả năng di căn sang khu vực lân cận. Bệnh nhân có thể yên tâm hoàn toàn mà không cần lo lắng quá nhiều khi biết mình có khối u dạng này.
Khi mắc bệnh, bạn hãy thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế dung nạp những thực phẩm không an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp các hoạt động thể chất nhằm nâng cao sức đề kháng, tăng cường thể lực và giúp gan hoạt động ổn định nhất. Thêm vào đó, điều quan trọng nhất là bạn hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện nghiêm ngặt các lời khuyên của bác sĩ để có thể trạng tốt nhất.
Bệnh nhân u gan lành tính sống được bao lâu?
Khối u gan lành tính thường tiến triển chậm và không lây lan. Chính vì thế, đáp án của câu hỏi u gan lành tính sống được bao lâu là sống được trọn đời. Bệnh hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay đe dọa mạng sống người bệnh. Bệnh nhân có khối u gan lành tính có thể sống khỏe mạnh cả đời, không lo khối u đột ngột chuyển biến xấu hay di căn.
Bạn hãy yên tâm khi được kết luận bị u gan lành tính. Mặc dù vậy, bệnh nhân cũng cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần hoặc khi xuất hiện dấu hiệu bất thường để được kiểm soát bệnh nhanh chóng và an tâm về cơ thể.
Phương pháp điều trị bệnh u gan lành tính
Bệnh u gan lành tính thường được phát hiện tình cờ khi người bệnh đi thăm khám và xét nghiệm cho bệnh lý khác. Ngược lại, u gan ác tính được phát hiện khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Để chẩn đoán u gan là lành tính hay ác tính, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp sau:
- Khám lâm sàng: Đặt câu hỏi cho bệnh nhân về các triệu chứng, tiền sử bệnh trạng, tiền sử gia đình, bệnh đang mắc phải, loại thuốc đang dùng, thói quen ăn uống, dùng chất kích thích…
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp MRI, chụp CT, siêu âm. Trong đó, MRI là phương pháp có tỉ lệ chẩn đoán u gan lành tính chính xác mức cao.
- Xét nghiệm máu.
Trong trường hợp nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết khối u và xét nghiệm nồng độ Alpha Fetoprotein trong máu. Khi sinh thiết, bác sĩ lấy mẫu nhỏ trong khối u bằng phẫu thuật nội soi mang đi phân tích trong phòng thí nghiệm.
Phần lớn những bệnh nhân u gan lành tính có các triệu chứng nhận biết bệnh rất mờ nhạt và không rõ ràng. Một phần cũng do khối u phát triển chậm, ít ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Do vậy, bệnh u gan lành tính không bắt buộc phải điều trị mà bệnh nhân chỉ cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý để hạn chế sự phát triển của khối u tối đa.
Sự phát triển nhanh hay chậm của khối u lành tính sẽ còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Vì thế, bạn vẫn cần thường xuyên kiểm tra sức khoẻ để phòng tránh mắc bệnh và có cách xử lý nhằm hỗ trợ cải thiện sức khỏe gan.
Việc dùng thuốc để kiểm soát tốc độ khối u lành tính phát triển cũng được các bác sĩ chỉ định. Đa phần thuốc được dùng có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, các loại thực phẩm chức năng để đảm bảo các hoạt động của gan diễn ra nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, thuốc tân dược cũng dễ gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài, có thể bị nhờn thuốc nên bạn hãy sử dụng với sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật cũng được áp dụng để loại bỏ khối u tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Bệnh u gan lành tính tiến triển chậm nên bạn có thể yên tâm điều trị. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được đáp án chi tiết cho thắc mắc u gan lành tính sống được bao lâu. Bạn hãy bình tĩnh nghe bác sĩ tư vấn, tuân thủ phác đồ điều trị để sớm khỏi bệnh nhé!
Xem ngay: Những dấu hiệu cuối đời của người bị ung thư gan dễ nhận biết nhất