Vải sợi hóa học là vật liệu quen thuộc, được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học trong thực tế. Hãy cùng với Thumuavaiton.com tìm hiểu về điều này nhé.
Vải sợi hóa học là gì?
Khái niệm
Vải sợi hóa học là loại vải được dệt từ các loại sợi hóa học. Những sợi hóa học đó được tạo thành từ các hợp chất hữu cơ thiên nhiên, kết hợp với polime tổng hợp.
Dù không phải hoàn toàn làm từ thiên nhiên, những loại vải sợi hóa học cũng rất được ưa chuộng. Nguyên nhân là do những yếu tố sau:
- Dễ sản xuất nên giá thành rẻ hơn.
- Bề mặt vải hoàn toàn không có tạp chất, ít khi bị nấm mốc hay vi khuẩn gây hại.
- Có độ bền cao hơn vải tự nhiên hoàn toàn.
Xem thêm dịch vụ mua vải cây tồn kho thanh lý giá cao tại đây
Có mấy loại vải sợi hóa học?
Trong thực tế, vải sợi hóa học được phân thành 2 loại sau:
- Vải sợi nhân tạo.
- Vải sợi tổng hợp.
Nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học là gì?
Dựa vào nguyên liệu sản xuất, vải sợi hóa học được phân biệt thành 2 loại. Cùng tìm hiểu về 2 loại nguyên liệu và 2 loại vải đó nhé.
Sợi vải nhân tạo (sản xuất vải sợi nhân tạo)
Đây là sợi vải được làm bằng cách chế tạo polyme, những hợp chất cao phân tử đã có sẵn trong tự nhiên. Nguyên liệu này được lấy từ các loại tre, nứa, gỗ với đặc điểm là có lượng cellulose rất cao.
Các nguyên liệu sau khi thu về sẽ được hòa tan trong các hợp chất hóa học nổi bật sau:
- Carbone disulfire.
- Soude.
- Muối Sulfare.
- Axit Sulfurique.
Mục đích là kéo thành sợi, dùng trong quy trình dệt vải. Các loại sợi thành phẩm vẫn mang đặc điểm, tính chất của những nguyên liệu sử dụng ban đầu. Phổ biến nhất là sợi viscose.
Loại sợi này sẽ được dùng dệt nên các loại vải như Satin, lụa tartan. Với sợi viscose ngắn, có thể dùng để dệt vải fibre hoặc dùng pha với những loại sợi khác để tạo thành phẩm là sợi pha.
Sợi vải tổng hợp (sử dụng tạo vải tổng hợp)
Đây là loại sợi vải được sản xuất từ nguyên liệu hóa học. Các nguyên liệu sẽ được lấy từ than đá, dầu mỏ, các loại khí đốt.
Để sản xuất sợi tổng hợp sẽ cần quá trình biến đổi, xử lý phức tạp. Nổi bật nhất có thể kể tới những bước sau đây:
- Cracking dầu mỏ.
- Chưng than đá.
- Tổng hợp polymer.
Khi đó có thể tạo được sợi vải tổng hợp có đặc điểm, tính chất khác hoàn toàn so với nguyên liệu ban đầu. Từ đó, đảm bảo nó an toàn, có thể sử dụng trong ngành may mặc một cách an toàn.
Xem thêm dịch vụ mua vải ký ngành may mặc giá cao tại đây
Vải sợi hóa học khác gì so với vải sợi tự nhiên
Để hiểu hơn về loại vải này khi so sánh với vải sợi tự nhiên, cùng so sánh nhé. Bảng sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.
Vải Sợi Tự Nhiên Vải Sợi Hóa Học Khái Niệm Là loại vải có sẵn trong tự nhiên, được con người khai thác từ xa xưa. Được dệt từ các loại sợi hóa học có sau quá trình chế tạo, xử lý phức tạp. Nguyên Liệu Ưu Điểm Thoáng mát, thân thiện với thiên nhiên. Độ bền vượt trội. Nhược Điểm Không Bền Kém thân thiện với thiên nhiên
Tìm hiểu về đặc tính và ứng dụng của vải sợi hóa học
Ngành may mặc hiện nay đang sử dụng rất nhiều loại vải sợi hóa học. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những loại đặc trưng, phổ biến nhất nhé.
Đặc tính, cách dùng của vải sợi hóa học tổng hợp Polyamid
Đặc tính
Loại vải này có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Vải tương đối nhẹ, khó bám bụi.
- Có độ bền, khả năng ma sát tốt.
- Bền vi khuẩn, bền kéo tốt.
- Độ đàn hồi cao nên ít khi bị nhàu nát khi chịu tác động lực.
- Nhanh khô.
Những nhược điểm của vải:
- Hút ẩm kém, chỉ ở mức từ 4,5 - 5% mà thôi.
- Khó thoát hơi nước, thoát khí… Do đó khi mặc sẽ có cảm giác hơi bí và khó chịu khi thời tiết nóng ẩm.
- Theo thời gian sử dụng, vải sẽ bị lão hóa và nhìn thấy sự ố vàng của nó.
- Khả năng chịu nhiệt của nó rất kém. Nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao, nó sẽ bị co lại, mềm.
Loại vải này thường được nhận biết với bề mặt bóng, sợi vải đều đặn. Khi đốt, xơ cháy đầu đốt sẽ bị chảy nhựa có màu hổ phách. Khi nguội, nó cứng lại tạo thành một khối không bị vỡ.
Xem thêm dịch vụ thu mua phụ liệu may các loại tồn kho tại đây
Cách sử dụng và bảo quản
Loại vải này thường được dùng để may các loại áo lót, hoặc dùng lót trong các loại áo Jacket. Trong quá trình sử dụng, cần là ủi với nhiệt độ thấp. Đồng thời chú ý không giặt bằng nước nóng, bột giặt có tính tẩy mạnh.
Đặc tính của vải dệt từ sợi nhân tạo viscose
Đặc tính
Loại vải này được nhận biết nhờ bề mặt tương đối mềm mịn. Khi đốt cháy, loại vải đó sẽ có rất ít tro tàn, nó chỉ có một ít ở đầu đốt mà thôi.
Ngoài ra, nó có những tính chất sau đây:
- Mặt vải bóng mịn, mềm mại.
- Có khả năng hút ẩm tốt.
- Dễ nhăn, nhàu nát dưới tác động ngoại lực.
- Độ bền kém, đặc biệt dễ rách, hỏng khi bị ướt.
- Vải có thể bị co ngắn lại sau khi khô.
Cách sử dụng và bảo quản vải làm từ Viscose
Loại vải này sẽ được sử dụng để may các loại quần áo mặc ngoài. Hoặc làm vải lót trong các loại quần áo cao cấp, lễ phục như veston, manteau… Trong ngành công nghiệp may mặc, nó còn được gọi là fibre, gấm, lụa, rayon, satin, tartan…
Khi sử dụng loại vải này, mọi người cần chú ý cách thức bảo quản và dùng nó như sau:
- Nên ủi với nhiệt độ trong khoảng từ 130 - 140 độ C.
- Không nên ngâm lâu khi giặt.
- Giặt sạch với xà phòng thông thường.
- Vắt nhẹ, không vắt quá mạnh tay hay xoắn vải thành vòng.
- Phơi vải trong bóng râm, tránh trời nắng quá gay gắt.
Vải dệt từ sợi tổng hợp polyester (PES)
Đặc điểm
Loại vải này có độ bền rất cao, không bị vi khuẩn hay các loại nấm mốc phá hủy. Ngay cả dưới điều kiện ánh sáng gay gắt, chất lượng của nó cũng không thay đổi quá nhiều.
Ngoài ra, vải cũng có khả năng đàn hồi tốt, quần áo dễ dàng co giãn, giữ nếp rất lâu sau khi giặt. Bạn có thể giữ vải tốt trong khoảng nhiệt cao , lên tới 175 độ C.
Tuy nhiên, loại vải này có độ hút ẩm cực kém, chỉ ở mức khoảng 0,5 % mà thôi. Khi sử dụng, vải thường xuyên xuất hiện nếp nhăn, cong xoắn ở các phần mép.
Ứng dụng và cách bảo quản
Hiện tại, loại vải này được sử dụng may rất nhiều loại trang phục khác nhau. Cả nam và nữ giới đều có nhiều lựa chọn trang phục làm từ chất liệu này.
Khi sử dụng, người dùng cần chú ý những điều sau đây:
- Nên ủi ở mức nhiệt độ từ 150 - 170.
- Không giặt nước quá nóng.
- Phơi vải ở nơi thoáng khí để nhanh khô và sạch sợi vải.
Xem thêm dịch vụ bán vải thanh lý tại đây
Lời kết
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn có những thông tin cần thiết về các nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học. Nếu bạn cần trao đổi thêm về chủ đề này hay muốn tìm hiểu về các loại vải, gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Xem thêm tin tức vải ngành dệt may Việt Nam mới nhất tại đây