Tuy chỉ là thứ rau dân dã nhưng rau má lại cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe đáng quý, nổi tiếng nhất là khả năng giải nhiệt khi dùng vào những ngày tiết trời oi bức. Nhưng với đối tượng cần thận trọng trong chế độ dinh dưỡng như mẹ bầu thì câu hỏi đặt ra rằng liệu bà bầu ăn rau má được không?
Thời kỳ mang thai vốn là giai đoạn nhạy cảm, mọi thứ mẹ ăn vào đều có tác động đến thai nhi. Rau má cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Để có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc vừa rồi, Hello Bacsi mời bạn tham khảo ngay bài viết sau.
Đi tìm lời giải cho việc bà bầu ăn rau má được không?
Sở dĩ có câu hỏi “bà bầu ăn rau má được không” là vì loại rau này rất quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, vì có tính hàn và theo trang sức khỏe Herbal Safety đã cảnh báo việc mẹ bầu ăn nhiều rau này nhẹ thì bị đầy hơi, chướng bụng nặng hơn nữa là dễ gặp phải những cơn gò tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai. Vậy nên trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nhất định phải tránh xa thứ rau này. Vậy từ sau tam cá nguyệt thứ hai trở đi bà bầu ăn rau má được không thì câu trả lời là có nhưng nên ăn với lượng ít và theo hướng dẫn của bác sĩ bạn nhé!
Tác dụng của rau má đối với sức khỏe thai kỳ là gì?
Thực tế, khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố kèm với tốc độ trao đổi chất trong cơ thể tăng lên sẽ khiến mẹ cảm thấy nóng trong người. Để khắc phục tình trạng này, bà bầu nên bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ dinh dưỡng của mình, tất nhiên là không thể thiếu loại rau thanh nhiệt, giải độc tốt như rau má.
Rau má là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Cụ thể, y học hiện đại đã chứng minh thành phần của rau má bao gồm nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, điển hình là saponin, alkaloid, flavonoid cùng vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.
Nếu bà bầu đang băn khoăn liệu bà bầu ăn rau má có tác dụng gì, thì hãy để Hello Bacsi chia sẻ một số lợi ích sức khoẻ điển hình sau đây:
1. Giảm lo âu, căng thẳng
Mẹ mang thai bị stress con sinh ra rất dễ có nguy cơ tăng động, chậm nói và giảm khả năng học tập. Thật may là hoạt chất triterpenoids trong rau má có tác dụng tăng cường chức năng thần kinh, đẩy lùi những vấn đề trên.
2. Bà bầu ăn rau má được không? Cải thiện hệ tuần hoàn
Việc tiêu thụ rau má được chứng minh là giúp tăng lưu thông máu, đưa oxy đến các cơ quan quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động của những bộ phận này.
3. Lợi tiểu
Từ lâu, rau má được ví như “thuốc lợi tiểu” tự nhiên. Chính nhờ tác dụng này mà mẹ bầu thoát khỏi tình trạng bí tiểu, tiểu rắt do thai lớn chèn ép vào bàng quang. Chưa kể việc ăn rau má còn kích thích cơ thể bài trừ độc tố, giảm hấp thu chất béo có hại giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
4. Chữa lành vết thương, xóa mờ sẹo xấu
Tác dụng này của rau má được khá nhiều chị em ưa chuộng. Điều này bắt nguồn từ hai hợp chất là axit brahmic và axit asiatic giữ vai trò tái tạo và phục hồi tế bào da. Do đó, câu trả lời cho việc bà bầu ăn rau má được không là nên bạn nhé.
5. Hạ sốt
Bản chất loại rau này có tính hàn nên có công dụng giải nhiệt, hạ sốt rất tốt. Hơn nữa, nước rau má còn là thức uống bổ dưỡng giúp bù nước và các vi chất cho cơ thể.
Bà bầu ăn rau má được không? Cần lưu ý gì trong cách sử dụng
Mặc dù có thể đem lại nhiều công dụng đáng kể cho sức khoẻ nhưng để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên lưu tâm những vấn đề sau khi dùng rau má:
- Chọn mua rau sạch ở những nơi uy tín. Rau khi mua về phải rửa dưới vòi nước chảy và ngâm nước muối loãng thật kỹ để loại bỏ hết chất bẩn hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Không nên ăn hoặc uống nước rau má hằng ngày dù là bất kỳ lý do gì. Việc ăn nhiều sẽ khiến mẹ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.
- Một số thành phần trong rau má có thể gây tương tác thuốc bao gồm thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc chống trầm cảm… nên mẹ cần chú ý.
- Cơ thể mẹ khi mang thai thường yếu nên mẹ đừng ăn rau má sống mà hãy chế biến cùng các loại thực phẩm giàu sắt khác như thịt bò, thịt heo.
- Mẹ có tiền sử bị động thai, sảy thai hoặc đái tháo đường thai kỳ tuyệt đối không được ăn rau má.
Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh vấn đề “bà bầu ăn rau má được không”. Nếu không chắc chắn về một loại thực phẩm, thảo dược nào đó dùng trong thai kỳ, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Hy vọng bạn đã có cho mình thêm nhiều thông tin hữu ích để hành trình mang thai diễn ra thật suôn sẻ mẹ nhé!
[embed-health-tool-due-date]