Ngày nay, việc học thạc sĩ sau đại học dần trở nên phổ biến. Hầu như ai cũng công nhận rằng những người có bằng thạc sĩ là những người có năng lực, những người có trí thức. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ việc học thạc sĩ để làm gì, cũng như phân biệt các loại bằng khi học thạc sĩ. Hãy cùng Đại học Yersin Đà Lạt tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Thạc sĩ là gì?
Học thạc sĩ sau đại học trong tiếng Anh được gọi là master, một học vị trên cấp cử nhân, dưới cấp tiến sĩ. Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam, học vị này được gọi là học vị “cao học”, trong khi lúc đó thạc sĩ lại là một học vị chuyên môn trên tiến sĩ, dành cho những tiến sĩ muốn làm giáo sư đại học (tiếng Pháp: professeurs agrégés des universités hay là agrégation).
Những người có trình độ thạc sĩ là những người có trình độ chuyên ngành vững chắc. Sau khi được học nâng cao và cùng với kinh nghiệm làm việc đã tích lũy được, họ sẽ có thêm kiến thức liên ngành và năng lực thực hiện công tác chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo.
Thạc sĩ là một bậc đánh giá trình độ học vấn của một người. Những người muốn đi xa trên con đường học vấn và sự nghiệp đều sẽ học và theo đuổi tấm bằng thạc sĩ, rồi sau đó sẽ là tiến sĩ với đích đến cuối cùng là được phong (hoặc bổ nhiệm) làm giáo sư.
>>> Xem thêm: Những điều kiện học thạc sĩ mà bạn nên biết
2. Học thạc sĩ có khó không?
Lợi ích sau khi học xong thạc sĩ sau đại học là bạn sẽ là những người có trình độ chuyên ngành vững chắc. Sau khi được học nâng cao và cùng với kinh nghiệm làm việc đã tích lũy được, họ sẽ có thêm kiến thức liên ngành và năng lực thực hiện công tác chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo. Chính vì vậy học sẽ sớm chạm đến ước mơ, đi xa xa trên con đường học vấn và sự nghiệp. Vì vậy mà học thạc sĩ có khó không sẽ không bao giờ là điều khiến bạn lo sợ.
Tất nhiên khi học lên một đơn vị học hàm mới, cao hơn thì lượng kiến thức, kỹ năng cần nhiều hơn và vì thế chương trình học cũng sẽ khó hơn rất nhiều. Nhưng nếu bạn biết tận dụng, học có phương pháp, chăm chỉ rèn luyện, học hỏi thì việc “học thạc sĩ có khó không?” sẽ không còn là vấn đề lớn đối với bạn.
3. Các loại bằng thạc sĩ hiện nay
Nhìn chung chúng ta có thể chia bằng thạc sĩ thành hai loại là bằng học thuật và bằng chuyên môn. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về hai loại bằng này.
Bằng thạc sĩ học thuật
Chương trình đào tạo thạc sĩ học thuật sẽ đem đến nguồn kiến thức tự nhiên và xã hội một cách tổng quát nhất. Loại bằng này gồm có Thạc sĩ khoa học xã hội và Thạc sĩ khoa học tự nhiên. Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết hơn về các loại bằng thạc sĩ:
- Thạc sĩ khoa học xã hội (Master of Arts - MA):Thạc sĩ Khoa học xã hội là loại bằng trao cho các cá nhân đã hoàn thành khóa học về khoa học xã hội như giáo dục, truyền thông, ngôn ngữ, văn học, lịch sử, âm nhạc…
- Thạc sĩ khoa học tự nhiên (Master of Science - MS, MSc): Bằng thạc sĩ này dành cho các cá nhân đã hoàn thành chương trình đào tạo bằng cử nhân về khoa học tự nhiên như sinh học, hóa học, kỹ thuật, y tế…
Bằng thạc sĩ nghiên cứu
Thạc sĩ nghiên cứu là một trong các loại bằng thạc sĩ được cấp sau đại học được công nhận bởi quốc tế. Tại một số trường đại học bằng này được trao cho chuyên ngành cụ thể và thiết kế phù hợp với đặc trưng của chuyên ngành đó.
- Master of Research (MRes): Loại bằng này tập trung vào việc đào tạo sinh viên trở thành nghiên cứu sinh. Đây sẽ là một điểm lợi cho những sinh viên có nguyện vọng theo học tiến sĩ hoặc khởi đầu cho sự nghiệp nghiên cứu của mình.
- Master by Research (MPhil): Đây là khóa học mà sinh viên nghiên cứu chuyên sâu ở một lĩnh vực cụ thể một cách độc lập. Và hoàn thành một dự án nghiên cứu lớn hơn. Đây có thể coi là bước đệm cho việc học lên cao hơn.
- Master of Studies (MSt): Loại bằng này chỉ được giảng dạy ở một số trường như Oxford, Cambridge. MSt cũng yêu cầu sinh viên tham gia các buổi giảng bài trên lớp và hoàn thành các bài luận, bài kiểm tra giống như loại bằng MA và MSc. Sẽ có một số trường hợp khi sinh viên sở hữu bằng MSt sẽ được theo học tạm thời khóa đào tạo tiến sĩ.
>>> Xem thêm: 4 lợi thế khi chọn học thạc sĩ quản lý kinh tế tại Đại học Yersin Đà Lạt
Bằng thạc sĩ chuyên môn
Bằng thạc sĩ chuyên môn hay còn được biết đến là bằng thạc sĩ chuyên nghiệp. Bởi chương trình này tập trung vào đào tạo sinh viên theo đuổi các ngành nghề trong tương lai.
- Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Master of Business Administration - MBA);
- Thạc sĩ Khoa học thư viện (Master of Library Science - MLS, MLIS, MSLS);
- Thạc sĩ Quản trị Công (Master of Public Administration - MPA);
- Thạc sĩ Y tế công cộng (Master of Public Health - MPH);
- Thạc sĩ Công tác xã hội (Master of Social Work - MSW);
- Thạc sĩ Luật (Master of Laws - LLM);
- Thạc sĩ Tổng hợp (Master of Arts in Liberal Studies - MA, MALS, MLA/ALM, MLS);
- Thạc sĩ Nghệ thuật (Master of Fine Arts - MFA);
- Thạc sĩ Nghệ thuật (Master of Fine Arts - MFA);
- Thạc sĩ Giáo dục (Master of Education - MEd, MSEd, MIT, MAEd, MAT);
- Thạc sĩ Kỹ thuật (Master of Engineering - MEng);
- Thạc sĩ Kiến trúc (Master of Architecture - MArch).
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp mọi người lựa chọn được chương trình học thạc sĩ sau đại học phù hợp nhất. Các loại bằng thạc sĩ sẽ có những vai trò và cách phân biệt khác nhau, vì vậy mà chúng ta phải hết sức chú ý điều này. Từ đó khiến bản thân có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai.
Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Yersin Đà Lạt: Hotline: 0911 66 20 22 - 0981 30 91 90 Website: https://yersin.edu.vn Email: tuyensinh@yersin.edu.vn Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity Địa chỉ: 27 Tôn Thất Tùng, Phường 8, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng