Đột quỵ là một trong các nguyên nhân gây tử vong cao nhất hiện nay, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Trong khi đó, các loại đột quỵ lại là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trong các bệnh lý thần kinh. Đột quỵ không thể điều trị tại nhà mà người bệnh cần được đưa đến bệnh viện càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao. Vậy đột quỵ có chữa được không?
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu, là tình trạng máu không lưu thông khiến cho não bị thiếu máu nuôi dưỡng, dẫn đến tình trạng não bị ngưng hoạt động rồi chết dần trong vài giây đến vài phút. Mỗi một phút trôi qua sẽ có khoảng gần 2 triệu tế bào não bị chết đi. Phần não bị chết thì phần cơ thể tương ứng do vùng não đó điều khiển cũng sẽ không hoạt động được. Lúc này, người bệnh bị đột quỵ sẽ có các biểu hiện như tê bì, mất cảm giác hoặc liệt nửa người, nói khó hoặc không nói được, thậm chí là hôn mê…
Đột quỵ được phân thành hai loại như sau:
- Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Đây là dạng phổ biến nhất và chiếm đến 85% các trường hợp bị đột quỵ. Xảy ra do tắc nghẽn động mạch não (do mảng xơ vữa động mạch, cục máu đông hoặc sự tích tụ cholesterol trên thành động mạch). Tình trạng này được gọi là nhồi máu não, gây phá hủy một hoặc nhiều vùng não bị ảnh hưởng từ động mạch bị tổn thương.
- Đột quỵ dạng xuất huyết: Tình trạng này xảy ra khi một động mạch trong não bị vỡ (xuất huyết trong não) hoặc động mạch ngoại vi não bị vỡ (xuất huyết dưới nhện). Dạng đột quỵ này xảy ra do cao huyết áp, vỡ phình động mạch hoặc trong trường hợp một túi máu nhỏ hình thành trên động mạch bị suy yếu.
Thời gian cứu sống não trong bệnh đột quỵ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Thời gian xử trí càng kéo dài thì càng có nhiều phần não bị tổn thương không thể hồi phục. Do đó, bệnh nhân bị đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện càng sớm, càng phát hiện dấu hiệu đột quỵ sớm thì càng giúp gia tăng khả năng điều trị và giảm thiểu biến chứng sau đột quỵ.
Liệu pháp sử dụng thuốc cho bệnh nhân đột quỵ chỉ có thể được thực hiện trong vòng 4 - 5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng. Thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật trong vòng 6 giờ kể từ lúc khởi phát triệu chứng. Vậy đột quỵ có chữa được không?
Đột quỵ có chữa được không?
Nhiều người không khỏi thắc mắc đột quỵ có chữa được không khi biết được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Theo thống kê, cứ 100 người bị đột quỵ thì có khoảng 10 - 20 người tử vong, khoảng 25 người bị liệt hoặc luôn cần người phụ giúp và chăm sóc. Trong khi đó, chỉ có khoảng 20 người khỏe mạnh và có thể làm việc trở lại được. Số bệnh nhân còn lại là những người có hồi phục sau đột quỵ nhưng vẫn bị yếu hoặc liệt một phần cơ thể. Qua đây cho thấy được sức tàn phá của đột quỵ vô cùng lớn.
Quá trình điều trị tình trạng đột quỵ khẩn cấp cần tập chung vào việc loại bỏ nhanh huyết khối và ngăn ngừa tổn thương não thêm. Nhiều bệnh nhân đột quỵ có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn nếu được điều trị và chăm sóc thích hợp.
Thời gian để hồi phục sức khỏe ở bệnh nhân đột quỵ sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, có thể từ một vài ngày đến vài tháng. Trường hợp nhanh và nhiều nhất là khoảng ba tháng đầu tiên sau đột quỵ.
Trường hợp nặng, người bệnh có thể gặp phải nhiều di chứng sau đột quỵ nặng nề như tàn phế, không thể tự sinh hoạt được. Nghiêm trọng nhất là bệnh nhân sẽ tử vong và xảy ra hầu hết trong tuần đầu tiên bị đột quỵ. Ngoài ra, nhiều trường hợp bị xuất huyết não hoặc nhồi máu não với kích thước lớn và xảy ra ở các vị trí quan trọng thì cần cấp cứu sớm nhất có thể để giảm thiểu biến chứng.
Phương pháp điều trị bệnh đột quỵ
Dạng đột quỵ phổ biến nhất là nhồi máu não, xảy ra do mạch máu nuôi dưỡng não bị tắc bởi mảng xơ vữa hoặc huyết khối. Các phương pháp chính để điều trị tình trạng tắc mạch máu não gồm có:
Tiêu sợi huyết theo đường tĩnh mạch
Loại thuốc thường sử dụng là Alteplase (rtPA) theo đường tĩnh mạch, chỉ định dùng cho một số bệnh nhân có thể được điều trị trong vòng 4 - 5 giờ (tối ưu nhất là 3 giờ) kể từ sau khởi phát đột quỵ dạng nhồi máu não.
Lợi ích của phương pháp điều trị này chủ yếu là phụ thuộc vào thời gian. Do đó, việc điều trị nên được tiến hành càng nhanh càng tốt. Thời gian thuốc đưa vào tĩnh mạch cần phải tiến hành trong vòng 60 phút kể từ khi bệnh nhân được đưa vào bệnh viện.
Dùng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch
Sử dụng thuốc tiêu huyết khối, thuốc chống đột quỵ để can thiệp tái thông vị trí tắc qua đường tĩnh mạch. Thời gian áp dụng phương pháp điều trị này từ 3 - 6 giờ kể từ thời điểm khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, cần phải xác định chính xác động mạch nuôi dưỡng não bị tắc nghẽn. Do đó, phương pháp này không được sử dụng đơn độc.
Điều trị loại bỏ huyết khối cơ học bằng stent
Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên biệt nhằm kéo khối máu đông ra khỏi mạch máu để tái lưu thông dòng chảy. Các loại dụng cụ thường được sử dụng gồm có:
- Dụng cụ dùng để kéo huyết khối;
- Hệ thống để hút huyết khối;
- Dụng cụ để mở lại dòng chảy và kéo huyết khối.
Phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học nên được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 6 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng.
Năm 2018, Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA) đã khuyến cáo rằng có thể thực hiện phương pháp lấy huyết khối cơ học ở một số bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu lớn trong não bộ khó đến bệnh viện với thời gian muộn hơn. Cụ thể là từ 6 - 16 giờ hoặc 16 - 24 giờ với một số tiêu chuẩn riêng như tắc mạch máu lớn.
Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ
Chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc đột quỵ có chữa được không. Bạn nên tìm hiểu thêm về cách phòng ngừa đột quỵ để ngăn nỗi lo lắng về vấn đề trên. Bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh đột quỵ, cụ thể như sau:
Kiểm soát bệnh lý nền:
- Kiểm soát huyết áp: Đây là yếu tố quan trọng giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cục bộ.
- Giảm lượng cholesterol: Bao gồm cả chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Bởi đây là những chất gây ra sự tích tụ trong lòng mạch. Hãy thay đổi chế độ ăn uống hoặc tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để được kê thuốc giảm cholesterol. Điều này rất quan trọng nhất là khi trời lạnh dễ bị đột quỵ khi trời lạnh.
- Bệnh tiểu đường: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục và giảm cân sẽ giúp ổn định được lượng đường trong máu.
Chế độ ăn và cân nặng:
- Duy trì cân nặng hợp lý: Tình trạng thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bởi đây là tác nhân gây ra bệnh tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường.
- Chế độ ăn uống: Ăn nhiều loại rau củ và trái cây tươi. Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống gồm nhiều chất xơ và vitamin để làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Các thói quen sinh hoạt khác:
- Hạn chế rượu bia: Việc uống nhiều bia rượu sẽ làm tăng nguy cao huyết áp, dẫn đến đột quỵ. Hơn nữa, rượu cũng tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng hàng ngày, không tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng một lượng rượu nhỏ mỗi ngày có thể giúp giảm máu đông.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong các nguyên nhân có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ cho cả người hút và người hít phải khói thuốc.
- Vận động: Tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên sẽ giúp làm giảm huyết áp, tăng lượng cholesterol tốt, cải thiện sức khỏe tổng thể cho tim và mạch máu. Đồng thời, đây cũng là cách giúp giảm cân, giảm căng thẳng và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Bạn hãy dành ít nhất 30 phút/ngày để hoạt động thể chất như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp…
Tóm lại, đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về đột quỵ và trả lời được câu hỏi đột quỵ có chữa được không.