Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 4: Chọn giống vật nuôi
A. Lý thuyết Chọn giống vật nuôi
I - Khái niệm chọn giống vật nuôi
- Chọn giống vật nuôi là lựa chọn và giữ lại làm giống những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mục đích của chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống.
- Mục đích của chọn giống là duy trì và nâng cao những đặc điểm tốt của giống vật nuôi qua mỗi thế hệ.
- Ví dụ: Để cải thiện năng suất giống gà Ri, người ta giữ lại làm giống những con gà trống lớn nhanh, to đẹp và những gà mái chóng lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo.
II - Các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi
1. Ngoại hình
- Ngoại hình của vật nuôi liên quan đến sức khoẻ, cấu tạo và khả năng sản xuất.
- Chỉ tiêu ngoại hình thường dùng trong chọn giống.
- Chọn cá thể cân đối, mang đặc điểm của giống, không khuyết tật, lông da đẹp, mắt tinh nhanh để làm giống.
2. Thể chất
- Thể chất của vật nuôi liên quan đến sức khoẻ và khả năng sản xuất (tốc độ sinh trưởng, kích thước, sức khoẻ, hoạt động,...) và được hình thành bởi di truyền và điều kiện phát triển.
- Chọn giống dựa trên thể chất, chọn những cá thể lớn nhanh, khoẻ mạnh và hoạt động nhanh nhẹn để làm giống.
3. Sinh trưởng, phát dục
- Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ và làm cho cơ thể vật nuôi tăng kích thước và khối lượng.
- Phát dục là quá trình hình thành và hoàn thiện chức năng của cơ quan, bộ phận trong cơ thể vật nuôi.
- Hai quá trình sinh trưởng và phát dục diễn ra đồng thời và hỗ trợ cho nhau tạo nên sự phát triển chung của cơ thể.
- Con vật được chọn lọc phải có khả năng sinh trưởng và phát dục tốt, phù hợp với độ tuổi từng giống.
4. Khả năng sản xuất
- Khả năng sản xuất của vật nuôi bao gồm năng suất sinh sản, cho thịt, trứng, sữa, sức kéo (Bảng 4.1).
- Khả năng sản xuất phụ thuộc vào từng giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc điểm cá thể của vật nuôi.
III - Một số phương pháp chọn giống vật nuôi
1. Chọn lọc hàng loạt
a) Khái niệm
- Chọn lọc hàng loạt dựa vào ngoại hình và khả năng sản xuất của đàn vật nuôi để chọn ra những cá thể tốt nhất.
- Áp dụng khi cần chọn lọc nhiều cá thể vật nuôi để làm giống trong một thời gian ngắn.
b) Các bước tiến hành
Chọn lọc hàng loạt gồm các bước cơ bản sau (Hình 4.2):
c) Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: Dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.
- Nhược điểm: Hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định do chỉ căn cứ vào kiểu hình, chưa biết được kiểu gene.
2. Chọn lọc cá thể
a) Khái niệm
Chọn lọc cá thể là chọn ra một hay vài cá thể phù hợp với mục tiêu đặt ra của giống (thường là đực giống).
b) Các bước tiến hành
Chọn lọc cá thể được tiến hành tại trung tâm giống và bao gồm các bước sau (Hình 4.3):
c) Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: hiệu quả cao, giống đồng đều, năng suất ổn định, sử dụng lâu dài.
- Nhược điểm: tốn thời gian, yêu cầu cơ sở vật chất và kĩ thuật cao.
B. Bài tập Chọn giống vật nuôi
Đang cập nhật…
Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:
Lý thuyết Bài 5: Nhân giống vật nuôi
Lý thuyết Bài 6: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi
Lý thuyết Bài 7: Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Lý thuyết Bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn vật nuôi
Lý thuyết Bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi