Khi nền quảng cáo truyền thống đã dần hạ nhiệt, các kênh Digital Marketing - phương thức để tiếp cận và giữ chân khách hàng trong thời đại số, ngày càng trở nên thịnh hành.
Trong công cuộc số hóa marketing này, Digital Marketing Manager chuyên nghiệp là nhân tố giúp tổ chức tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất. Vậy Digital Marketing Manager sẽ đảm nhận những công việc cụ thể nào? Cùng PSO MBA khám phá “tất tần tật” về Digital Marketing Manager ngay tại bài viết dưới đây!
Chân dung Digital Marketing Manager chuyên nghiệp
Vai trò của Digital Marketing Manager trong doanh nghiệp
Vị trí Digital Marketing Manager chịu trách nhiệm giám sát chiến lược marketing của doanh nghiệp hoặc khách hàng thông qua các kênh như email, mạng xã hội, trang web và tin nhắn SMS.
Đây là vị trí cần sự sáng tạo, phân tích dữ liệu và kỹ năng lãnh đạo để (1) quảng bá sản phẩm/dịch vụ, (2) tập trung vào xác định nhu cầu của khách hàng và xu hướng ngành công nghiệp, (3) nâng cao nhận thức về thương hiệu và (4) giúp công ty phát triển.
Digital Marketing Manager thường lãnh đạo đội ngũ nhân sự hoạt động trong các lĩnh vực như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), marketing có trả phí trên công cụ tìm kiếm (SEM), email marketing, quảng cáo trả tiền mỗi lượt nhấp (PPC), influencer marketing, v.v..
Môi trường làm việc của Digital Marketing Manager
Một số Digital Marketing Manager chuyên nghiệp làm việc trực tiếp cho các công ty, một số khác làm việc cho các Agency có khách hàng là những doanh nghiệp/tổ chức hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cách trở thành một Digital Marketing Manager chuyên nghiệp
Cập nhật kiến thức qua các khóa học về Digital Marketing
Nếu đang có định hướng trở thành một Digital Marketing Manager, bạn có thể bắt đầu bằng việc tham gia các khoá học, tìm đọc tài liệu liên quan đến lĩnh vực này để xây dựng nền tảng kỹ năng và kiến thức vững chắc.
Khi tuyển dụng vị trí Digital Marketing, nhà tuyển dụng thường ưu tiên ứng viên có bằng cử nhân hoặc cao học về lĩnh vực Marketing hoặc kinh doanh do nội dung công việc yêu cầu kiến thức, kỹ năng sử dụng công cụ đặc thù.
Một học sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông có thể chọn học chương trình cử nhân Marketing, trong khi người muốn “nhảy” việc có thể chinh phục các bằng cấp về Digital Marketing. Nếu không theo học bậc cử nhân Digital Marketing, bạn vẫn có thể tham gia các chương trình sau đại học cùng lĩnh vực hoặc các khóa học ngắn hạn với mức học phí phù hợp và lịch trình linh hoạt.
Xem thêm bài viết về 7 bước xây dựng chiến lược marketing.
Tại TP HCM, khóa học Data-driven in Digital Marketing từ Viện ISB và Đại học Western Sydney vô cùng nổi bật nhờ chất lượng đào tạo và uy tín của đội ngũ giảng viên. Với khóa học này, học viên hoàn toàn có thể ứng dụng kiến thức Digital Marketing dựa trên dữ liệu mô phỏng thực tế trong doanh nghiệp từ cơ bản đến nâng cao.
Cụ thể, khóa học Data-driven in Digital Marketing sẽ trang bị cho học viên (1) các kiến thức và kỹ năng nền tảng về Digital Marketing, (2) kỹ năng phân tích thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh bằng công cụ, (3) kỹ năng phân khúc khách hàng và phân tích insight dựa trên dữ liệu, v.v..
Tham khảo thông tin chi tiết khóa học Digital Marketing.
Chuẩn bị Digital Marketing Porfolio (hồ sơ Digital Marketing) cho riêng mình
Một Digital Marketing Porfolio tốt có thể giúp bạn nổi bật giữa các ứng viên có nền tảng học tập tương đồng. Có thể nói, portfolio là nơi để ứng viên thể hiện kỹ năng nghiệp vụ thông qua những dẫn chứng cụ thể, tăng sức thuyết phục trong mắt nhà tuyển dụng.
Digital Marketing Porfolio thường bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Phần giới thiệu thể hiện phong cách làm việc, kinh nghiệm và các chứng chỉ chuyên môn liên quan.
- Work sample (bản mô phỏng các dự án đã thực hiện) để làm dẫn chứng nổi bật cho các kỹ năng đã được đề cập, thể hiện những điểm mạnh của ứng viên.
- Thông tin liên hệ bao gồm địa chỉ email, số điện thoại và tài khoản social media có liên quan. Sơ yếu lý lịch.
- Tổng hợp đánh giá từ khách hàng, danh sách các dịch vụ hiện có sẽ giúp Digital Marketing Porfolio của ứng viên chuyên nghiệp hơn.
Tìm hiểu kiến thức Growth Marketing là gì?
Xây dựng mạng lưới mối quan hệ chất lượng (Networking)
Mạng lưới các mối quan hệ thường được đánh giá là một trong những kênh tìm kiếm việc làm hiệu quả nhất. Những cá nhân mong muốn tìm kiếm việc làm liên quan đến Digital Marketing có thể tham gia các sự kiện/hội nghị về Digital Marketing để tìm kiếm và xây dựng mạng lưới mối quan hệ. Việc networking là cần thiết ngay cả khi bạn không có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Nhóm nhân lực mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm liên quan đến Digital Marketing có thể nâng cao khả năng nhận được đề nghị hợp tác nhờ tìm kiếm và xây dựng những mối quan hệ chất lượng tại các sự kiện/hội nghị về lĩnh vực này. Nhìn chung, việc thiết lập những mối quan hệ giúp đỡ nhau cùng phát triển là việc nên làm ngay cả khi bạn chưa có nhu cầu tìm việc.
Xem thêm Sơ đồ hành trình khách hàng (CJM) từ lý thuyết vào thực tiễn
Cơ hội phát triển và mức lương của vị trí Digital Marketing Manager
Theo công ty nghiên cứu thị trường Global Industry Analysts, Inc., giá trị thị trường Digital Advertising và Marketing đã đạt 357,3 tỷ đô la vào năm 2020, với dự đoán tăng trưởng lên 946,9 tỷ đô la vào năm 2027.
Ngoài ra, dữ liệu từ Payscale tháng 5/2023 cho thấy mức lương trung bình hàng năm của Digital Marketing Manager vào khoảng 71.500 đô la và vị trí Digital Marketing Director có thể nhận mức lương khoảng 108.600 đô la mỗi năm.
Tại Việt Nam, Cấp quản lý Digital Marketing có mức lương khoảng 20.000.000 VNĐ. Với vị trí quản lý cấp cao hơn như Digital Marketing Director, mức lương trung bình từ 30.000.000 VNĐ trở lên, thậm chí có thể lên tới 50.000.000 - 100.000.000 VNĐ/tháng.
Kết
Trong bối cảnh ngành công nghiệp Digital Marketing đang ngày càng bùng nổ, việc xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực này là một hành trình đầy triển vọng. Định hướng trở thành một Digital Marketing Manager là con đường vô cùng tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp.