Bộ 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 3.
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất)
Xem thử đề thi CK2 TV lớp 3
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
- B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Xem đề thi
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Xem đề thi
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Xem đề cương
Đề cương ôn tập Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Xem đề cương
Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Xem đề cương
Đề cương ôn tập Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Xem đề cương
Xem thêm Đề thi Tiếng Việt lớp 3 cả ba sách:
Top 30 Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024
Xem đề thi
Top 30 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024
Xem đề thi
Top 30 Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024
Xem đề thi
Top 30 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024
Xem đề thi
Xem thử đề thi CK2 TV lớp 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian làm bài: .... phút
Phần 1: Đọc hiểu
Đọc thầm đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lật từng trang sách mớiChao ôi là thơm thoNày đây là nương lúaDập dờn những cánh cò.
Bao nhiêu chuyện cổ tíchCũng có trong sách hayCô dạy múa, dạy hátLàm đồ chơi khéo tay.
(trích Đi học vui sao - Phạm Anh Xuân)
Câu 1: Hãy đánh dấu ✓ vào ô trống đứng trước câu trả lời đúng:
a) Lật từng trang sách mới, bạn nhỏ ngửi thấy mùi hương như thế nào?
☐ thơm lừng
☐ thơm ngát
☐ thơm tho
☐ thơm nồng
b) Trên bức tranh nương lúa, bạn nhỏ nhìn thấy điều gì?
☐ những cánh cò
☐ những chú chim sẻ
☐ những bác nông dân
☐ những tia nắng
c) Bạn nhỏ đọc những câu chuyện cổ tích ở đâu?
☐ tập truyện cô giáo phát
☐ tập truyện ở thư viện
☐ tập truyện mẹ mua cho
☐ quyển sách hay
d) Dòng nào sau đây không nói về việc mà cô giáo làm được?
☐ dạy bạn nhỏ múa
☐ dạy bạn nhỏ làm thơ
☐ dạy bạn nhỏ hát
☐ làm đồ chơi
Câu 2: Em hãy viết 1-2 câu để nói về đặc điểm của cô giáo trong đoạn thơ trên.
M: Cô giáo em rất giỏi làm đồ chơi.
Phần 2: Luyện tập
Câu 1: Hãy liệt kê những từ ngữ chỉ sự vật có ở trường học:
a) Có chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x (3 từ ngữ)
M: sân trường
b) Có chứa tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã (3 từ ngữ)
M: cổng trường
Câu 2: Điền vào bảng (theo mẫu):
Tiết học
Hoạt động nổi bật
Cảm xúc của em
Tiếng Anh
chơi trò chơi nối từ bằng tiếng anh
vui thích, phấn khởi
Câu 3: Dựa vào nội dung đã điền trong bảng ở câu 2, em hãy viết 2-3 câu về tiết học mà mình yêu thích nhất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc một đoạn văn, bài thơ trong các bài tập đọc đã học trong sách Tiếng Việt 3 - Tập 1. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH?
Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta.
Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn:
- Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy?
Người kia nghiêm trang trả lời:
- Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn.
Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.
(Nguồn Internet)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào? (0,5 điểm)
A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu.
B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu.
C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn.
Câu 2: “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? (0,5 điểm)
A. Anh giấu mình trong nhánh cây rậm rạp.
B. Anh nằm xuống, nín thở giả vờ chết.
C. Anh rón rén bước, núp vào sau bụi cây.
Câu 3: Con gấu đã làm gì khi thấy người bạn nằm trên đất? (0,5 điểm)
A. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta.
B. Con gấu đã làm hại người bạn kia.
C. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta.
Câu 4: Vì sao người bạn núp trên cây lại cảm thấy xấu hổ với bạn của mình? (0,5 điểm)
A. Vì đã bỏ rơi bạn của mình trong lúc gặp hoạn nạn.
B. Vì đã không trung thực với bạn của mình.
C. Vì đã nghi ngờ lòng tốt của bạn.
Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? Hãy viết từ 1 - 2 câu. (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 6: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau: (0,5 điểm)
Đã là bạn thì mãi mãi là bạn,
Đừng như sông lúc cạn lúc đầy.
A. sông - cạn
B. cạn - đầy
C. sông - đầy
Câu 7: Nối cột A với cột B cho phù hợp (0,5 điểm)
Câu 8: Điền dấu thích hợp vào ô trống: (1 điểm)
Giỏi thật đấy!
Nam: Tớ vừa bị mẹ nhắc □ mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo □
Hùng: Thế à? Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo.
Nam: Chà! Cậu tự giặt lấy cơ à □ Giỏi thật đấy □
Hùng: Không. Tớ không có chị, đành nhờ… anh tớ giặt giúp!
Câu 9: Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé sao cho phù hợp để đặt một câu khiến trong tình huống: Muốn bố mẹ cho về thăm quê. (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe - viết
Kho sách của ông bà
Ông tôi có rất nhiều sách. Bà thì không có những giá sách đầy ắp như ông, nhưng bà có cả một kho sách trong trí nhớ. Tôi rất thích về nhà ông bà. Ban ngày, tôi mải miết đọc sách với ông. Buổi tối, tôi say sưa nghe kho sách của bà. Kho sách nào cũng thật ki diệu.
(Hoàng Hà)
II. Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CHIM LÀM TỔ
Có rất nhiều loài chim tuy nhỏ nhưng làm tổ rất khéo léo, chúng quả là những kiến trúc sư vĩ đại trong thế giới loài chim.
Chim chào mào làm tổ trên những cành cây vững chắc để tránh mưa gió. Chúng đan rễ cây khô thành hình tròn như chiếc bát con, rải những sợi rác nhỏ và hoa cỏ khô, vừa êm ái, vừa khô ráo vào bên trong.
Chim liếc biếc làm tổ rất cầu kì trong những bụi cây cỏ thấp lúp xúp ngoài đồng, thiết kế tổ như một cái bình cổ cong, bên trong là những lớp hoa cỏ khô và mượt, đan bện rất khéo.
Chim chích thường chọn loại cây lá to, khâu hai chiếc lá lại với nhau, sau đó chúng tha rác và hoa khô về để xây tổ, tạo nên sự êm ấm, mềm mại. Thoáng trông rất khó nhận ra tổ chim chích và những chiếc lá khác.
Chim sít làm tổ trên cây vầu. Chúng phủ lá tre, nứa khô bên ngoài, sau đó đan lớp hoa cỏ khô thật dày bên trong. Miệng tổ được làm rất nhỏ đề tránh mưa gió.
(Theo Bích Hà)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
Câu 1. Những con chim khéo làm tổ được gọi là gì?
a. Những kiến trúc sư tí hon trong thế giới loài chim.
b. Những kiến trúc sư vĩ đại trong thế giới loài chim.
c. Những kiến trúc sư tài năng trong thế giới loài chim.
Câu 2. Bài đọc nhắc tới những con chim nào khéo làm tổ?
a. chim chào mào, chim liếc biếc, chim chích, chim sít.
b. chim chào mào, chim sẻ, chim gáy, chim sít.
c. chim chào mào, chim sâu, chim sơn ca, chim sít.
Câu 3. Chim thường làm tổ bằng gì?
a. Bằng rác và hoa cỏ khô tạo sự êm ái.
b. Bằng rễ cây tạo sự bền chắc.
c. Bằng lá khô tạo sự khô ráo.
Câu 4. Bài đọc cung cấp cho em những hiểu biết gì về loài chim?
a. Rất khéo léo.
b. Rất cần mẫn.
c. Rất yêu cuộc sống.
d. Rất vui vẻ.
Câu 5. Dựa vào bài đọc, điền thông tin thích hợp vào bảng:
Loại tổ chim Vị trí Đặc điểm Tổ chim sít ...................................... ............................................... Tổ chim chào mào ...................................... ............................................... Tổ chim liếc biếc ...................................... ............................................... Tổ chim chích ...................................... ...............................................Câu 6. Viết 1 - 2 câu nêu cảm nhận của em về loài chim mà em yêu thích.
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 7. Xếp các từ trong khung có nghĩa giống nhau vào cột thích hợp:
cần cù, phấn khởi, cần mẫn, phấn chấn, chăm chỉ, hân hoan,
siêng năng, chịu khó, lí do, vui vẻ, phấn khích, khấp khởi, mừng rỡ
Từ thể hiện sự chăm chỉ
Từ thể hiện niềm vui sướng
...........................................................
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:
a. Học sinh nghỉ hè vào tháng Sáu.
.............................................................................................................................
b. Tháng Ba, hoa gạo nở đỏ rực.
.............................................................................................................................
c. Chim thường làm tổ xong trước khi đẻ trứng.
.............................................................................................................................
d. Cầu vồng hiện lên khi có nắng sau cơn mưa.
.............................................................................................................................
Câu 9. Quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:
a. Trong ảnh, chú chim bói cá đang làm gì?
..........................................................................................
b. Chú ta đậu ở đâu?
..........................................................................................
c. Chú ta sẽ làm gì với con cá?
..........................................................................................
d. Theo em, vì sao chú ta được gọi là chim bói cá?
..........................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Nghe - viết (4 điểm)
Cậu bé thông minh
Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?
Vua bậc cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lại một lần nữa.
Hôm sau nhà vua cho người đem đến một con chim sẽ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, và nói:
Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi một chiếc kim này thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)
Dựa vào Câu 9, viết đoạn văn kể lại hoạt động kiếm mồi của chim bói cá.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) - Thời gian làm bài 40 phút
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) - Thời gian làm bài 30 phút
Đọc thầm bài văn sau:
CON BÚP BÊ BẰNG VẢI
Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi. Mẹ bảo Thủy chọn một món đồ đồ chơi em thích nhất. Đi dọc gần hết phố đồ chơi, cô bé nhìn hoa cả mắt, vẫn không biết nên mua gì vì thứ nào em cũng thích. Đến cuối phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải giữa trời giá lạnh, Thủy kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con Thủy, cười hiền hậu:
- Cháu mua búp bê cho bà đi!
Thủy nhìn bà, rồi chỉ vào con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau:
- Mẹ mua con búp bê này đi!
Trên đường về mẹ hỏi Thủy:
- Sao con lại mua con búp bê này?
Thủy cười:
- Vì con thương bà. Bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời lạnh thế mà bà không được ở nhà, con mua búp bê cho bà vui.
(Sưu tầm)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi để làm gì? (0,5 điểm)
A. Để Thủy được nhìn ngắm đồ chơi.
B. Để Thủy được chọn mua đồ chơi nhiều tiền nhất.
C. Để Thủy được chọn mua món đồ chơi em thích nhất.
Câu 2: Vì sao đi gần hết phố, Thủy vẫn chưa mua được quà gì? (0,5 điểm)
A. Vì Thủy hoa mắt , chóng mặt, không muốn chọn gì.
B. Vì đồ chơi nhiều đến hoa mắt , thứ gì Thủy cũng thích.
C. Vì nhiều đồ chơi nhưng đồ chơi nào cũng không đẹp.
Câu 3: Thủy đã chọn mua món quà có đặc điểm gì? (0,5 điểm)
A. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
B. Con búp bê mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.
C. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.
Câu 4: Vì sao Thủy mua con búp bê vải? (0,5 điểm)
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào mỗi ô trống sau:
A. Vì đó là món quà đẹp nhất.
B. Vì em thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.
Câu 5: Qua câu chuyện trên em học tập được đức tính gì ở Thủy, để có thể vận dụng vào cuộc sống? (0,5 điểm)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 6: Đặt câu có hình ảnh so sánh (1 điểm)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 7: Tìm hai cặp từ có nghĩa giống nhau (0,5 điểm)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 8: Dấu gạch ngang trong bài “ Con búp bê bằng vải” dùng để làm gì? (0,5 điểm)
A. Báo hiệu phần liệt kê.
B. Đánh dấu lời đối thoại.
C. Báo hiệu phần giải thích.
Câu 9: (1 điểm)
a) Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống:
Sáng hôm ấy ( ) tôi ra vườn ngắm nhìn những bông hoa hồng ( ) hoa lan đang đua nhau khoe sắc.
b) Câu “Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi.” Bộ phận được in đậm trả lời cho câu hỏi:
A. Khi nào?
B. Ở đâu?
C. Bằng gì?
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) - Thời gian làm bài 40 phút
I. Chính tả (4 điểm): Nghe - viết (15 phút)
Cây hoa nhài
Hương nhài thơm, một mùi thơm nồng nàn. Cây nhài sống một cách thảnh thơi, yên bình. Nó chẳng hề bị cây cỏ nào chen lấn. Đất bùn ao phơi khô đập tơi, trộn lẫn với cám và phân lân, là nguồn sống no đủ của nó. Nước vo gạo pha loãng, nước luộc ốc, mẹ vẫn đem tưới tắm cho nhài mỗi ngày.
II. Tập làm văn (6 điểm): (25 phút)
Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp mà em yêu thích.
Xem thử đề thi CK2 TV lớp 3
Xem thêm đề thi các môn học lớp 3 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Bộ Đề thi Toán lớp 3
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 3
- Bộ Đề thi Tin học lớp 3
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều