1. Soạn bài Soạn bài Lơ Xít: Trước khi đọc
1.1 Tìm hiểu về tác giả Coóc-nây
Vào giai đoạn thời cận đại đã xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn. Một trong số đó là Coóc-nây (1606 - 1684) - đại biểu xuất sắc cho nền văn học bi kịch cổ điển của Pháp.
- Coóc-nây sinh ra trong một gia đình công chức ở xứ Normangdi. Ông có niềm đam mê với thơ ca và sân khấu, năm 1629 ông sáng tác vở kịch đầu tiên Mêlilơ. Thành công của vở kịch mở ra bước ngoặt khiến ông tới Pari và bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình.
- Năm 1635, ông viết vở bi kịch đầu tiên Mê đê nhưng không thành công. Sau đó, ông hướng đề tài về Tây Ban Nha, ông viết một số vở kịch mà trong đó nổi bật lên giữa muôn vàn vở kịch khác như một vì sao chói lọi đó là vở kịch Lơ xít (1637)
- Ấn tượng nhất trong sự nghiệp sáng tác của Coóc-nây là thời kỳ sáng tác thứ hai giai đoạn 1635-1643, thời kì của những kiệt tác trứ danh. Với ý tưởng từ văn học cổ đại. Coóc-nây đã làm sống lại lí tưởng của anh hùng La Mã thời cộng hòa với những con người xuất chúng.
Về sự nghiệp sáng tác:
- Có thể nói một cách tổng quát, vấn đề đặt ra trong tác phẩm của Coóc-nây là chủ nghĩa duy lý và tư tưởng chính trị về một quốc gia chuyên chế hùng mạnh ảnh hưởng tới thế giới quan. Với ông, tình cảm và lí trí là hai khía cạnh riêng biệt, độc lập và đối lập nhau, không thể dung hòa với nhau trong bản tính con người. Nó là thước đo để định giá phẩm chất và vẻ đẹp của người anh hùng, là cơ sở dựng lên xung đột kiểu Coóc- nây.
- Là một nhà báo ủng hộ chế độ chuyên chế, các tác phẩm của ông thường gây sự chú ý đầu tiên cho người xem bằng những bi kịch. Hơn thế, sức mạnh từ những bi kịch này là sức mạnh phi thường về nghệ thuật, thể hiện ở cốt truyện li kì, những tình huống đầy éo le và căng thẳng; ngôn ngữ rắn rỏi, cô đúc, xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng, chói lọi,…
>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức
1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc
Câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 124 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức: Trong mỗi con người đều có hai mặt cảm xúc và lí trí, đôi khi, hai mặt này có thể xung đột dữ dội. Hãy kể lại một trải nghiệm cá nhân khi em kiềm chế cảm xúc và dùng lí trí để quyết định hành động của mình.
Phương pháp giải:
Học sinh chiêm nghiệm lại từ những câu chuyện của bản thân để chia sẻ
Lời giải chi tiết:
Hôm đó, khi đang chuẩn bị lấy xe về nhà, em phát hiện chiếc xe đạp yêu quý của mình bị đổ dưới đất. Chiếc chuông mà bố đã tìm và thiết kế riêng cho em cũng bị bung ra. Cảm giác tức giận bùng lên khi em thấy chiếc xe mình trân trọng bị hỏng như vậy. Bên cạnh xe, một bạn học sinh đang loay hoay cố gắng nhấc xe lên. Ban đầu, em rất muốn xông đến mắng bạn ấy một trận. Nhưng sau một chút suy nghĩ, em đã bình tĩnh lại. Em tiến đến, cùng bạn đỡ xe lên và thu gọn chiếc chuông để vào túi. Bạn học sinh cúi đầu, hối lỗi nói: “Em xin lỗi chị ạ, em lấy xe không may bị đổ. Giờ em với chị dắt xe ra quán sửa đằng kia, bảo bác ý xem và sửa giúp ạ. Em sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm ạ.” Nhìn bạn ấy với quần áo lấm lem, gương mặt đỏ bừng và ánh mắt sợ hãi khiến em không hề muốn trách em ấy. Em bình tĩnh nói: “Chị xem qua xe rồi, không vấn đề gì chỉ hỏng chuông. Cái này để về nhà chị bảo bố sửa là được. Không sao đâu, đừng lo nhé.” Nói xong, em lên xe và đạp về nhà mà trong lòng nhẹ nhõm, thoải mái hẳn.
2. Soạn bài Soạn bài Lơ Xít: Đọc văn bản
2.1 Việc Rô-đri-gơ muốn được chết.
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ lời thoại và chỉ ra việc Rô-đri-gơ muốn được chết và lý do.
Lời giải chi tiết:
“Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch!”
-> Nhân vật Rô-đri-gơ tình nguyện chết để Si-men được trả mối thù giết cha.
2.2 Nỗi đau của Si-men
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ lời thoại và chỉ ra nỗi đau của Si-men.
Lời giải chi tiết:
Sự đấu tranh giữa tình cảm và lý trí, giữa mối thù giết cha và sự can đảm, dũng cảm của nhân vật.
2.3 Sự phân vân của Rô-đri-gơ.
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ lời thoại và chỉ ra sự phân vân trong lòng Rô-đri-gơ.
Lời giải chi tiết:
- Sự phân vân trong lòng Rô-đri-gơ:
“Mà ta vẫn phân vân nên rửa hận hay thôi!
Trong cái thế: mất lòng em hoặc chịu điều sỉ nhục”
2.4 Si-men đánh giá hành động của Rô-đri-gơ.
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ lời thoại và chỉ ra sự đánh giá của Si-men với hành động của Rô-đri-gơ
Lời giải chi tiết:
- Những câu thoại của Si-men đánh giá Rô-đri-gơ:
“Em không thể trách chàng đã tránh điều đê tiện
Dù cay đắng trăm ngàn, giày vò, đau đớn
Chẳng buộc tội chàng đã tránh điều đê tiện…”
2.5 Si-men làm gì để xứng đáng với người mình yêu?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ lời thoại và chỉ ra hành động của Si-men xứng đáng với người mình yêu.
Lời giải chi tiết:
- Si-men đã nói:
“Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng
Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng”
Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.
3. Soạn bài Soạn bài Lơ Xít: Sau khi đọc
3.1 Câu 1 trang 128 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:
Vì sao Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc văn bản để giải thích lý do Rô-đri-gơ đến gặp Si-men
Lời giải chi tiết:
Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã chính tay giết cha của nàng. Để chịu trách nhiệm về hành động mình làm, Rô-đri-gơ đã yêu cầu Si-men giết mình trả thù cho cha.
3.2 Câu 2 trang 128 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:
Rô-đri-gơ đánh giá như thế nào về việc chàng giết cha của Si-men? Vì sao chàng không “Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó”?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ toàn bộ văn bản để nhận xét về đánh giá của Rô-đri-gơ.
Lời giải chi tiết:
Rô-đri-gơ đánh giá về việc chàng giết cha: Rô-đri-gơ không hối hận về chàng giết cha Si-men. Chàng không muốn van xin Si-men vì chàng hiểu rằng đối với Si-men, việc này không thể chấp nhận được, cần phải báo thù cho cha và việc chàng ra tay sát hại cha Si-men là đúng, vì danh dự của cả gia tộc cho nên chàng không thể “Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó” được.
3.3 Câu 3 trang 128 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:
Chỉ ra diễn biến tâm trạng của Si-men trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ đoạn trích để chỉ ra diễn biến tâm trạng của nhân vật Si-men.
Lời giải chi tiết:
- Diễn biến tâm trạng:
+ Rô-đri-gơ Đi-a-dờ yêu cầu được chết khi khẳng định rằng “Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch”.
+ Độc giả và người xem có thể cảm nhận rõ ràng được sự phân vân của Rô-đri-gơ Đi-a-dờ khi đứng giữa sự lựa chọn giữa trách nhiệm, bổn phận với gia tộc và tình yêu nam nữ.
+ Cuối cùng Rô-đri-gơ vẫn quyết định giết cha của Si-men để hoàn thành trách nhiệm của mình và phải thốt lên “Ta quên rằng: Mất danh dự thì yêu em không thể được!”.
3.4 Câu 4 trang 128 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:
Phân tích sự giằng xé nội tâm của hai nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra xung đột chính của vở kịch được thể hiện trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ đoạn trích để phân tích sự giằng xé trong nội tâm của hai nhân vật. Từ đó, chỉ ra xung đột chính của vở kịch được thể hiện qua đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
- Hai nhân vật đều đang phải chịu sự giằng xé nội tâm dữ dội giữa giết và không giết (Si-men) và van xin và không van xin (Rô-đri-gơ).
- Từ đó ta có thể nhận thấy xung đột chính của vở kịch chính là sự giằng xé giữa tình cảm và lý trí.
3.5 Câu 5 trang 128 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:
Nêu suy nghĩ của em về câu thoại của Si-men: “Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng/ Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng”.
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kỹ câu thoại để đưa ra suy nghĩ của em.
Lời giải chi tiết:
Câu thoại này chứng tỏ Si-men là người rất mạnh mẽ và lý trí. Vì Rô-đri-gơ giết cha Si-men để giữ danh dự và để xứng đáng với nàng thì tương tự, đứng trước mối thù giết cha, nếu Si-men không giết Rô-đri-gơ thì sẽ không xứng với danh dự đó.
3.6 Câu 6 trang 128 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:
Hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện quan niệm về danh dự, nghĩa vụ của con người ở thế kỉ XVII. Theo em, cách giải quyết xung đột trong vở kịch có còn phù hợp với thời đại ngày nay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kỹ văn bản và kết hợp với hiểu biết cá nhân để cho biết hành động đó trong thời đại ngày nay còn phù hợp không.
Lời giải chi tiết:
Theo em cách giải quyết xung đột như trong vở kịch không còn phù hợp với xã hội hiện nay vì nếu giải quyết qua lại với nhau bằng việc giết lẫn nhau thì xã hội sẽ rất hỗn loạn. Tất cả mọi việc đều có thể xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Kết nối đọc viết trang 128 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích một chi tiết mà em thích trong đoạn trích vở kịch Lơ Xít.
Phương pháp giải:
Học sinh chọn một chi tiết mà em thích trong đoạn trích vở kịch Lơ Xít và viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích chi tiết đó.
Lời giải chi tiết:
Đọc vở kịch “Lơ Xít” của tác giả Coóc-nây em rất ấn tượng với nhân vật Si-men. Nàng Si - men là một nhân vật vô cùng đáng thương, nàng hiểu được trọng trách mà Rô-đri-gơ - người mình yêu phải gánh trên vai thế nhưng nàng cũng không thể nào chấp nhận được việc chàng ấy đã giết cha của mình. Thông qua những lời thoại của Si-men, người đọc cảm nhận rất rõ nỗi đau đang dâng trào trong lòng nàng. Nàng đã phải thốt lên rằng “Em chết mất/ Ôi, mũi kiếm, máu cha em còn đậm” hay: “Ôi tàn nhẫn, chỉ một ngày thôi đã giết Cha, bằng gươm, con gái, bằng cái nhìn oan nghiệt/ Cất gươm đi, em không chịu nổi nữa rồi!/ Muốn em nghe, lại làm em chết mất thôi!”
Thông qua Soạn bài Lơ Xít, chúng ta có thể thấy được rằng tình cảm sâu đậm giữa Si-men và Rô-đri-gơ và những giằng xé nội tâm của Si-men khi chính người mình yêu lại giết cha mình. Ngoài bài soạn này ra, nếu các em muốn tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác có trong môn học khác, các em hãy truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể nhanh chóng đăng ký cho bản thân khoá học và được giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
- Củng cố, mở rộng trang 111
- Rô-mê-ô và Giu-li-ét
- Thực hành tiếng Việt trang 122