Ngày giỗ đầu (hay lễ cúng- tiểu tường) là ngày mà con cháu, người thân thiết trong nhà tổ chức lễ cúng cho người đã khuất sau 1 năm. Đây là một ngày quan trọng và lễ cúng cũng cần phải thực hiện đúng với phong tục. Trong bài viết này, Đá Đức Tâm sẽ giúp các bạn trả lời thắc mắc: Cúng giỗ đầu có phải ra mộ không? Và cần lưu ý điều gì khi cúng giỗ đầu?
Cúng giỗ đầu có phải ra mộ không?
Việc thực hiện cúng giỗ đầu ở mộ là không bắt buộc. Nhiều nơi, nghi lễ được thực hiện tại khu mộ của người mất, tuy nhiên nếu khu mộ ở xa, thời tiết không thuận lợi hoặc mộ đặt tại nơi không thuận lợi cho việc làm lễ cúng thì gia chủ hoàn toàn có thể tổ chức tại nhà. Cũng có nhiều địa phương thì từ xưa đến nay, lễ cúng hoàn toàn được tổ chức tại nhà. Như vậy, tùy vào từng gia đình, địa phương, vùng miền, hoặc các yếu tố khác mà lễ cúng giỗ đầu có thể tổ chức tại gia đình hoặc tại khu mộ, điều quan trọng là lễ cúng phải thể hiện được cái tâm thành kính của gia đình, người thân đối với người đã khuất.
Tìm hiểu về lễ cúng giỗ đầu
Ý nghĩa ngày cúng giỗ đầu
- Tưởng nhớ đến người đã khuất
- Bày tỏ lòng thành, niềm thương tiếc của người thân với người quá cố
- Cầu xin tổ tiên và người quá cố phù hộ cho người thân trong gia đình, họ hàng
- Là dịp họ hàng, người thân của người đã khuất đoàn tụ
Cách tính ngày cúng giỗ đầu
Thời gian chuẩn để xác định ngày cúng giỗ đầu là tròn 12 tháng kể từ ngày mất bất kể năm nhuận hay là năm không nhuận. Ví dụ người thân mất vào ngày 15 tháng 5 năm 2020 âm lịch, nhưng năm 2020 là năm nhuận (có 13 tháng), vậy tính 12 tháng kể từ ngày mất tức ngày giỗ đầu là ngày 15 tháng 4 năm 2021 âm lịch.
>>> Ngắm nhìn những mẫu lăng mộ đá đẹp nhất hiện nay
Đồ lễ cúng giỗ đầu cần chuẩn bị
Trên thực tế, ngày giỗ đầu là thời điểm rất quan trọng đối với người đã khuất. Do đó, người thân trong gia đình thường chuẩn bị lễ vật trong ngày giỗ đầu rất tươm tất. Mâm cúng ngày giỗ đầu không thể thiếu các loại lễ vật như: hoa, trái cây, hương và oản…
Bên cạnh đó, tùy vào phong tục tập quán của mỗi vùng miền, chúng ta sẽ chuẩn bị mâm cúng mặn phù hợp. Ở miền Bắc, mâm cúng thường có gà luộc, xôi, nem rán, giò và cơm trắng. Trong khi đó, mâm cúng ở khu vực miền Trung lại được chuẩn bị cầu kỳ hơn nhiều, các món ăn thường có là: thịt vịt, món ăn chế biến từ cá hoặc tôm…
Ở miền Nam, mâm cúng giỗ đầu sẽ có đầy đủ món xào, kho, luộc và hầm. Lưu ý khi bày biện mâm cỗ, chúng ta nên trình bày gọn gàng, sạch sẽ, điều này thể hiện tấm lòng thành kính của người thân đối với người đã khuất.
Vàng mã là lễ vật không thể thiếu trong ngày giỗ đầu của người đã mất. Ngày nay, chúng ta có thể chuẩn bị nhiều đồ dùng cho người đã khuất, ví dụ tiền vàng, trang phục, nhà, xe để biếu ác thần. Như vậy, người thân của chúng ta ở dưới suối vàng sẽ được sống yên ổn, không bị làm phiền bởi ác thần.. Đặc biệt, vào ngày giỗ đầu, người thân cũng chuẩn bị hình nhân để hầu hạ cho người đã khuất khi họ ở dưới suối vàng.
>>> Tham khảo thêm: Lễ cải táng là gì? Làm lễ cải táng đúng cách
Các bước thực hiện cúng giỗ đầu
Đây là một nghi lễ quan trọng đòi hỏi phải thực hiện theo đúng thứ tự các bước để đảm bảo tính trang trọng, tôn nghiêm.
Bước 1: Sắp mâm lễ tươm tất đặt lên bàn thờ
Bước 2: Châm hương, thắp hương
Bước 3: Khấn, vái
Bước 4: Chờ hương cháy hết thì hạ lễ, chia đồ ăn, và hóa vàng
Văn khấn cúng giỗ đầu (trích trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”)
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………….
Tuổi…………………………………………….
Ngụ tại:……………………………………….
Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).
Chính ngày Giỗ Đầu của:………………………………………………..
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời:………………………………………….
Mất ngày tháng năm (Âm lịch):……………………………
Mộ phần táng tại:……………………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Những lưu ý khi cúng giỗ đầu
- Trang phục cần chỉnh tề, gọn gàng, thể hiện được sự tôn trọng đối với người đã khuất, chọn được quần áo tối màu là tốt nhất
- Không nếm thử, ăn trước thức ăn dùng để cúng
- Không đặt những món gỏi sống hay có mùi tanh lên mâm lễ cúng
- Không chọn hoa ly vì hoa này biểu tượng cho sự chia ly, mất mát, buồn bã
- Đồ ăn cúng phải được bày riêng và được đựng bằng bát đĩa mới, không dùng bát đĩa dùng hàng ngày
- Không dùng đồ hộp, các món ăn sẵn vì sẽ bị coi là thiếu thành ý
- Không tạo những âm thanh lớn, sôi động làm mất không gian linh thiêng
- Không tổ chức đám cưới, tiệc tùng, hay tang lễ vàng ngày này
- Không tổ chức đánh bạc vào ngày này
- Tránh chọn ngày giỗ đầu là ngày trăng tròn
- Giữ trật tự trong lúc gia chủ thực hiện nghi thức cúng giỗ đầu (đặc biệt là trong lúc đọc văn khấn)
- Không giao dịch mua bán, làm ăn lớn vào ngày này
Qua bài viết này, Đá Đức Tâm đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Cúng giỗ đầu có phải ra mộ không? và cung cấp một số nội dung khác về ngày cúng giỗ đầu. Hy vọng những thông tin trên là hữu ích với bạn đọc.