Quản lý bán hàng
5 Tháng Tám, 2024
Quản trị học là lĩnh vực nghiên cứu và thực hành liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực trong một tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Học quản trị học là bước đầu nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, cũng như trong tổ chức quản trị học có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh. Nhằm giúp bạn hiểu rõ về quản trị học cũng như vai trò và tầm quan trọng của nó, đừng bỏ lỡ bài viết sau đây bạn nhé.
Quản trị học (Management) là một lĩnh vực nghiên cứu và thực hành liên quan đến việc tổ chức, điều hành và điều phối các hoạt động của một tổ chức hoặc doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu cụ thể. Trong đó quản trị học bao gồm các khía cạnh chính cụ thể như:
- Lập kế hoạch (Planning): Định ra các mục tiêu và chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Bao gồm việc dự đoán và chuẩn bị cho các tình huống tương lai.
- Tổ chức (Organizing): Sắp xếp và phân bổ tài nguyên (con người, tài chính, vật chất) để thực hiện các kế hoạch. Sẽ gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức và xác định vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân hoặc bộ phận.
- Lãnh đạo (Leading): Hướng dẫn, thúc đẩy, và truyền cảm hứng cho nhân viên để họ làm việc hiệu quả và đạt được các mục tiêu của tổ chức. Điều này bao gồm kỹ năng giao tiếp, động viên, và xây dựng đội ngũ.
- Kiểm soát (Controlling): Giám sát và đánh giá quá trình thực hiện các kế hoạch, đảm bảo rằng các mục tiêu đang được thực hiện đúng cách. Trong đó cần đảm bảo việc đo lường hiệu quả, phát hiện sai lệch và điều chỉnh kịp thời.
- Ra quyết định (Decision Making): Quá trình lựa chọn các phương án tốt nhất từ các lựa chọn khác nhau để giải quyết vấn đề hoặc đạt được mục tiêu. Để làm được đòi hỏi sự phân tích thông tin, đánh giá rủi ro và cân nhắc lợi ích.
Tại sao phải học quản trị học?
Học quản trị học được xem là bước đệm đầu tiên nếu bạn muốn trở thành nhà quản lý giỏi, nhà lãnh đạo giỏi. Mục đích của môn quản trị học sẽ cung cấp cho người học đầy đủ bộ kỹ năng cần thiết như:
- Kỹ năng quản lý: Được hình thành thông qua các khoá học với các chủ đề như quản lý tài chính, quản lý chiến lược, quản lý nhân sự, quản lý dự án… Theo thời gian những kiến thức này sẽ giúp người học nắm rõ về cơ cấu và cách hoạt động của một tổ chức, cũng như cách làm thế nào để sử dụng và phân phối tài nguyên hiệu quả để đạt được các mục tiêu chung.
- Kỹ năng lãnh đạo: Ngành học mang đến cơ hội giúp phát triển tối đa khả năng lãnh đạo, quản lý nhóm, giải quyết các xung đột phát sinh và cách để tạo động lực và thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.
- Phát triển tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng được trang bị sẽ liên quan đến tư duy phản biện, phân tích và cách giải quyết vấn đề. Qua đó sẽ giúp người học có được một giải pháp tối ưu để cân bằng mọi việc trong công việc và cả cuộc sống.
- Thấu hiểu về tổ chức: Quản trị học giúp người học hiểu rõ hơn về cách một tổ chức hoạt động, qua đó để họ có thể sáng suốt nhìn nhận các vấn đề và đưa ra được những quyết định thông minh.
- Cách lập kế hoạch và chiến lược: Cung cấp đủ kiến thức và kỹ năng để có thể xây dựng một kế hoạch hay chiến lược phù hợp với mục tiêu chung. Đào tạo thêm về cách thức phân tích, đánh giá các yếu tố vi mô, vĩ mô một cách sâu sắc để đề ra các kế hoạch và chiến lược hiệu quả.
- Quản trị tài chính: Không chỉ trang bị những kiến thức quản trị tài chính tối ưu, quản trị học còn trang bị những kỹ năng liên quan đến việc lập ngân sách, quản lý tiền gửi, đầu tư và vay vốn…
- Quản lý nhân sự: Giúp hiểu rõ và nắm được các kỹ năng và công cụ quản lý nhân sự, bao gồm các quy trình từ việc tuyển dụng, đào tạo đến phát triển kỹ năng và đánh giá năng lực nhân viên.
- Quản lý chiến lược: Bao gồm quá trình trang bị những kiến thức từ định hướng đến việc thực thi chiến lược và theo dõi kết quả.
- Nghiên cứu và linh hoạt thay đổi: Ngoài ra quản trị học sẽ không thể thiếu việc đi kèm với các phương pháp nghiên cứu và liên tục đổi mới các phương pháp quản trị. Qua đó điều này giúp cải thiện hiệu quả quản lý, giúp tổ chức có thể phát triển và tăng trưởng bền vững.
Vai trò của nhà quản trị học
Quản trị học liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức, trong đó có vai trò quan trọng như:
- Với con người: Để một tổ chức phát triển mạnh mẽ, cần có sự đoàn kết giữa các nhân viên và mối quan hệ tốt với lãnh đạo. Nhà quản trị đóng vai trò cầu nối, gắn kết, đại diện cho tổ chức và truyền đạt thông tin, đồng thời là tiếng nói của người lao động.
- Với thông tin: Hoạt động quản trị chỉ hiệu quả khi dựa trên thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. Nhà quản trị cần thu thập và tổng hợp thông tin để nhận diện cơ hội và thách thức, sau đó phổ biến thông tin nội bộ và cung cấp ra bên ngoài để giải thích hoặc bảo vệ hoạt động của tổ chức.
- Với quyết định: Có thể xem đây là vai trò quan trọng nhất của nhà quản trị học, bao gồm 4 nhóm vai trò nhỏ bao gồm:
- Vai trò doanh nhân: Sẽ là người xuất hiện để tìm cách giúp cải tiến hoạt động của tổ chức.
- Vai trò người giải quyết: Đảm bảo xuất hiện kịp thời giúp đối phó với những tình huống nguy cấp có thể xảy ra.
- Vai trò người phân phối: Biết cách sử dụng và phân phối tài nguyên trong tổ chức một cách hợp lý.
- Vai trò đàm phán: Sẽ thay mặt tổ chức để thiết lập mối quan hệ với các đơn vị khác.
Các cấp bậc cơ bản của nhà quản trị
Nhà quản trị cấp cao
Nhà quản trị cấp cao là người đứng đầu tổ chức, sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Yêu cầu chung của một nhà quản trị cấp cao là phải có tầm nhìn xa trông rộng, có đủ khả năng hoạch định chiến lược và lãnh đạo một tổ chức hiệu quả. Trong doanh nghiệp, cấp độ nhà quản trị này có thể bao gồm: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, uỷ viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng, giám đốc và phó giám đốc.
Nhà quản trị cấp trung gian
Nhà quản trị cấp trung gian đóng vai trò cầu nối giữa nhà quản trị cấp cao và cấp cơ sở. Họ chịu trách nhiệm triển khai các kế hoạch và chiến lược do nhà quản trị cấp cao đề ra, đồng thời giám sát và quản lý hoạt động của các nhà quản trị cấp cơ sở. Các vị trí quan trọng của nhà quản trị cấp trung gian bao gồm: giám đốc bộ phận, trưởng phòng, và phó phòng. Những nhà quản trị này đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp quản lý, góp phần thúc đẩy hiệu quả và thành công của tổ chức.
Nhà quản trị cấp cơ sở
Nhà quản trị cấp cơ sở là những người chịu trách nhiệm quản lý và giám sát trực tiếp các hoạt động hàng ngày của nhân viên. Họ đảm bảo rằng các nhiệm vụ được thực hiện đúng cách và đúng thời hạn, đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Nhà quản trị cấp cơ sở thường giữ các vị trí như quản đốc, trưởng ca, hoặc giám sát viên. Vai trò của họ rất quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và chất lượng công việc, cũng như đảm bảo rằng các mục tiêu của tổ chức được thực hiện một cách hiệu quả.
Cần những yếu tố nào để tạo nên một nhà quản trị học kiệt xuất?
Thực tế để trở thành một nhà quản trị học tài ba bạn sẽ cần đáp ứng đủ các yếu tố sau đây:
Tầm nhìn dài hạn
Trong kinh doanh cơ hội xuất hiện chỉ trong chớp nhoáng và thành công chỉ nằm ở người biết nhận diện và kịp thời chớp lấy thời cơ. Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, sáng tạo, đặc biệt cần người lãnh đạo phải có tầm nhìn đủ rộng để dự báo và nhìn thấy được những cơ hội hay xu hướng mới, cũng như né tránh kịp thời những thách thức có thể xảy ra. Một khi nắm rõ thời cơ, nhà quản trị có thể đưa ra được những quyết định chính xác hơn, sáng suốt hơn.
Tinh thần trách nhiệm
Một nhà quản trị giỏi sẽ không thể nào thiếu đi một tinh thần trách nhiệm cao. Và sự trách nhiệm này sẽ thể hiện ở mặt khi nhà lãnh đạo sẵn sàng nhận lấy những hậu quả cho các quyết định của mình, không đổ lỗi và sẽ tìm cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, trách nhiệm sẽ càng nổi bật khi nhà quản trị luôn cố gắng nổ lực hết mình để hoàn thành công việc, bất chấp mọi khó khăn, thử thách để chinh phục mục tiêu.
Giữ được sự bình tĩnh trước mọi việc
Sự bình tĩnh giúp nhà quản trị tư duy logic, rõ ràng và không bị chi phối bởi cảm xúc hay áp lực. Trong các tình huống khó khăn, việc giữ cái đầu lạnh giúp họ tìm ra giải pháp hợp lý và truyền cảm hứng, sự tự tin cho nhân viên, tạo ra môi trường làm việc hiệu quả.
Tuy nhiên, bình tĩnh không có nghĩa là lạnh lùng hay thiếu quan tâm. Cảm xúc và sự nhạy cảm cũng có thể thúc đẩy nhà quản trị tìm ra giải pháp sáng tạo và đưa ra quyết định đúng đắn.
Nuôi dưỡng đạo đức nghề nghiệp
Một nhà quản trị có đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ luôn ưu tiên lợi ích của tổ chức, xã hội lên hàng đầu. Họ biết cách hành xử sao cho mọi việc luôn có được sự công bằng, giữ thái độ thành thật và trung thực. Ngoài ra, đạo đức của nhà quản trị giúp họ xây dựng tốt lòng tin đến từ khách hàng, nhân viên, đối tác… để mọi người có thể tin tưởng, tôn trọng, cũng như là động lực để họ gắn bó với doanh nghiệp.
Chúng tôi vừa gửi đến bạn một số thông tin nhằm giải đáp quản trị học là gì, vai trò và các yếu tố giúp tạo nên một nhà quản trị giỏi. Mọi thắc mắc về bài viết hay có câu hỏi nào cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng của GoSELL hay gọi điện trực tiếp qua số Hotline: (028) 7303 0800 để được hỗ trợ và tư vấn tận tình.