1.1 Cúng Đầy Tháng bé Gái là gì
Cúng Đầy Tháng bé Gái là phong tục cúng tạ ơn và cầu phúc tới các bà Mụ, những Tiên Nương theo quan niệm dân gian tương truyền phụ trách việc sinh nở và nặn ra những đứa trẻ. Cúng đầy tháng cũng là nghi lễ quan trọng để thông báo với ông bà tổ tiên sự có mặt thành viên mới trong gia đình đồng thời cũng là dịp để cầu mong cho đứa bé được may mắn, bình an, vô tai vô ương.
Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 7 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng), và 1 năm (ngày thôi nôi).
Hãy cùng Dịch vụ mâm cúng Trọn Gói Phúc Lộc tham khảo những kiến thức gợi ý bên dưới để biết cách làm Lễ cúng Đầy Tháng bé Gái đơn giản đúng cách và tìm hiểu về lễ vật dâng cúng trong ngày bé tròn một tháng tuổi nhé.
1.2 Cách tính ngày cúng đầy tháng bé Gái
Ngày sinh của bé được tính theo cả ngày Dương (lịch phương Tây) lẫn ngày Âm (lịch phương Đông). Tuy nhiên lễ cúng đầy tháng bé Gái thường được tính theo ngày Âm lịch.
Theo truyền thống, lễ cúng mụ đầy tháng cho bé gái sẽ diễn ra vào ngày sinh thứ 28 của trẻ. Dân gian dùng cách tính ngày cúng đầy tháng là “gái lùi hai, trai lùi một”
Ví dụ: Nếu bé Gái sinh vào ngày 16 tháng 02 âm lịch thì sẽ được làm lễ cúng đầy tháng vào ngày 14 của tháng tiếp theo.
Hiện nay, nhiều gia đình hiện đại lại căn cứ vào lịch Dương để tổ chức lễ cúng đầy tháng cho con. Cha mẹ sẽ lấy ngày sinh dương lịch của con làm mốc và đúng ngày đó tháng sau sẽ tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé, chẳng hạn bé sinh 15 tháng 02 dương lịch thì sẽ làm đầy tháng cho bé vào 15 tháng 03 dương.
Mâm cúng đầy tháng bé Gái gói 2 (ảnh 2)
1.3 Danh sách 13 Bà Mụ
Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng) hay đầy năm thì các bậc cha mẹ của bé phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các Bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.
Tên các Bà Mụ cũng có nhiều cách gọi khác nhau, tùy theo vùng miền, và mỗi bà mụ sẽ trông coi một công việc nhất định, để bảo hộ cho bào thai đến khi ra đời
1. Mụ bà Trần Tứ Nương, người coi sóc việc sinh nở 2. Mụ bà Vạn Tứ Nương, người coi việc thai nghén 3. Mụ bà Lâm Cửu Nương, người coi việc thụ thai 4. Mụ bà Lưu Thất Nương, người nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé. 5. Mụ bà Lâm Nhất Nương, người coi việc chăm sóc bào thai 6. Mụ bà Lý Đại Nương, người coi việc chuyển dạ 7. Mụ bà Hứa Đại Nương, người coi việc khai hoa nở nhụy 8. Mụ bà Cao Tứ Nương, người coi việc ở cữ 9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương, người coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh 10. Mụ bà Mã Ngũ Nương, người coi việc ẵm bồng con trẻ 11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương, người coi việc giữ trẻ 12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương, người coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.
Ngoài 12 Bà Mụ nêu trên, Trong tín ngưỡng dân gian ở miền Bắc còn một Bà Mụ, gọi là Chúa Mụ, cai quản, trông nom công việc của 12 Bà Mụ kia, như vậy khi làm lễ Cúng Mụ, người ta sẽ phải sắm sửa 13 lễ
Lễ vật cúng Bà Chúa và 12 Bà Mụ cần được chuẩn bị chu đáo, sắp xếp gọn gàng. Trong mâm cúng này mỗi lễ vật sẽ gồm 12 phần giống nhau và thêm 1 phần tương tự nhưng lớn hơn (đây là phần dành cho Bà Chúa, đồng thời kèm theo 1 đôi đũa hoa).
Với Lễ Cúng Mụ cho bé Trai: Lễ cúng đầy tháng thường là chè hoa cau (chè đậu xanh) hoặc chè đậu đỏ. Cúng chè đậu sẽ mang lại may mắn cho con, giúp con đỗ đạt trên con đường học vấn và thành công trong sự nghiệp.
Với Lễ Cúng Mụ cho Bé Gái: Lễ cúng đầy tháng thường là chè trôi nước. Bởi bánh trôi nước tượng trưng cho sự trôi chảy, suôn sẻ trong tình cảm, cầu mong cho con có một mối lương duyên tốt.
Mâm lễ Gói số 2 khá đầy đủ và đẹp mắt, bao gồm những lễ vật cơ bản của gói 1 cộng thêm 1 con gà cúng và sét 13 chiếc bánh bao size lớn (bánh bao thú hoặc đào tiên)
Những lễ vật chính của Gói 2: Xôi, chè, gà cúng, bánh bao, trầu cau, mâm ngũ quả, hoa tươi, giấy cúng, nhang, đèn, rượu, trà, nước, muối, gạo, giầy hài, áo hoa bà mụ và 1 đôi đũa hoa cho bà chúa.
Lễ vật Cúng Đầy Tháng bé Gái gói 2 chi tiết
Để sắp xếp mâm Cúng Đầy Tháng cho bé Gái đơn giản, các bậc cha mẹ cần chia mâm cúng thành 2 phần. Phần trên dành cho Bà Chúa Mụ, phần bên dưới dành cho 12 Bà Mụ. Nhưng hiện nay để thu gọn lại, nhiều gia đình vẫn sắp chung thành một mâm
Cách đặt mâm cúng luôn tuân theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả” tức phía Đông là vị trí đặt bình hoa và phía Tây là vị trí đặt lễ vật.
4.2 Nghi thức khai hoa
Một số nơi còn có nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Em bé sẽ được đặt ngay giữa bàn hoặc nằm trong nôi bên cạnh bàn cúng. Người cúng rót trà và thắp hương để xin phép bắt miếng bằng cách bồng đứa trẻ trên một tay, tay kia cầm một nhánh hoa quơ qua, quơ lại trên miệng bé đồng thời nói những lời tốt đẹp như sau:
- Mở miệng ra cho có bông, có hoa
- Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ
- Mở miệng ra cho có bạc, có tiền
- Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến
5.1 Thời điểm tiến hành Cúng Đầy Tháng bé Gái
Khoảng thời gian tốt nhất trong ngày để tiến hành làm lễ đầy tháng là vào buổi sáng (trước 12h) hoặc buổi chiều từ 15h đến 19h
5.2 Đặt mâm Cúng Đầy Tháng ở đâu?
Thông thường các gia đình chọn đặt mâm cúng ở giữa phòng khách, gần bàn thờ gia tiên. Mâm cúng được đặt hướng về phía cửa ra vào chính. Đậy là vị trí phổ biến nhất vì hợp với phong thủy, khá thoáng mát, tiện cho việc bày biện và có nguồn sáng tốt, thích hợp cho việc chụp ảnh lưu niệm. Một số gia đình, đặc biệt là các gia đình nông thôn lại chọn cách bày mâm ở ngoài sân, hòa hợp với đất trời. Một số khác nữa lại chọn đặt mâm ở trong phòng của bé, gần với nơi bé ngủ.
Mâm cúng đầy tháng bé Gái gói 2 (ảnh 3)
- Sau khi tiến hành các nghi thức và thắp nhang cúng xong, đợi gần tàn hương, gia chủ sẽ khấn ba vái cảm tạ ơn trên, mang vàng mã đi đốt, vẩy rượu, rắc gạo, muối xung quanh nhà
- Sau khi kết thúc lễ cúng đầy tháng cho bé, cả gia đình, khách khứa cùng thụ lộc, trao quà mừng đầy tháng cũng như chúc cho bé mọi điều tốt lành.
- Ngoài ra, theo phong tục ở một số nơi, người mẹ thường được làm phép tẩy uế sau một tháng ở cữ. Người mẹ sẽ bồng con gái bước qua nồi nước sôi đặt trên lò đang đỏ lửa 7 lần. Vào lần đầu tiên đi chợ sau ở cữ, người mẹ nên mua 1 gói muối, gạo, và rải vài đồng tiền lẻ ra đường để mong cầu cuộc sống của con sau này được dư giả, sung túc.
Trong thời buổi xã hội công nghiệp hóa như ngày nay, đặc biệt đối với các tỉnh thành phát triển công nghiệp như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé gái đầy đủ chuẩn bài là không hề dễ dàng.
Nếu gia đình bạn bận rộn không có thời gian chuẩn bị mâm cúng cho bé, hoặc bạn đang phân vân không biết phải chuẩn bị những gì cho đúng và đầy đủ. Đồ Cúng Phúc Lộc sẽ giúp gia chủ chuẩn bị một mâm cúng đầy tháng bé gái trọn gói, đúng chuẩn tâm linh với giá cả vô cùng hợp lý.
Chúng tôi cam kết:
+ Giá mâm lễ là trọn gói, không phát sinh thêm chi phí nào khác
+ Đồ lễ tươi mới, hoàn toàn mới nấu còn nóng hổi, dùng màu tự nhiên 100%
+ Đảm bảo đúng giờ, nhân viên chuyên nghiệp, lễ phép, bầy biện cẩn thận tỉ mỉ
+ Giá cả cạnh tranh nhất, nhiều gói lựa chọn cho khách. Khách hàng được phép lựa chọn tone màu mà mình yêu thích.
+ Không cần cọc tiền trước, hoàn thiện mâm lễ gia chủ ưng ý mới phải thanh toán. Nếu mâm lễ không giống như bảng giá và hình ảnh, hoặc đồ lễ có vấn đề (bị nguội, có dấu hiệu sử dụng lại, sử dụng chất bảo quản…) thì gia chủ không cần thanh toán.
Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí
Hotline: 09.7321.9086
Zalo: Đồ cúng Phúc Lộc (09.7321.9086)
Fanpage: facebook.com/docungphucloc
Website: www.docungphucloc.com
Chúng tôi Freeship và miễn phí bầy biện tại Hà Nội và Bắc Ninh, đồng thời có rất nhiều quà tặng ý nghĩa đang chờ đợi các bé khi sử dụng dịch vụ của Đồ Cúng Phúc Lộc
Bên cạnh đó Đồ cúng Phúc Lộc cũng cung cấp các dịch vụ mâm cúng khác như Cúng thôi nôi, Cúng khai trương - Động thổ, Lên nhà mới, Khao xe…các mâm cúng theo yêu cầu