1. Tầm quan trọng của rừng
Rừng đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với tự nhiên mà còn đối với con người và sự phát triển của xã hội.
-
Điều hòa khí hậu: Rừng có khả năng hấp thụ khí CO2 từ không khí và sản xuất ra khí oxy trong quá trình quang hợp hàng ngày. Từ đó, giúp giảm lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính trong không khí và ổn định khí hậu toàn cầu.
-
Rừng giúp điều tiết nước giảm lũ lụt, xói mòn đất: Rừng có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng nước mỗi khi mùa mưa đến, làm giảm lượng nước ngấm xuống bề mặt đất gây sạt lở xói mòn đất gây ra các tình cảnh nguy hiểm cho cư dân địa phương.
- Rừng giúp tăng năng suất cho nông, lâm nghiệp: Ở những địa phương có rừng thường sẽ có được chế độ đất màu mỡ do sự kìm hãm nước cũng như chống xói mòn đất. Hơn nữa rừng giúp tạo chất hữu cơ giúp đất luôn đầy đuổi dưỡng chất. Người dân địa phương có thể dùng đất đó để canh tác cây nông nghiệp thậm chí trồng các loại cây phục vụ cho sản xuất.
-
Rừng còn là yếu tố giúp phát triển mô hình du lịch sinh thái. Ngày nay, các khu du lịch sinh thái càng ngàng càng nhiều. Các doanh nghiệp tận dụng cảnh sắc cũng như sự đa dạng của rừng để xây dựng các khu du lịch giúp du khách có thể được thư giãn nghỉ ngơi tại những địa điểm yên tĩnh, trong lành sau những bộn bề cuộc sống nơi đô thị.
2. Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả được đề ra. Dưới đây sẽ là một số biện pháp có thể giúp chúng ta bảo vệ tài nguyên rừng.
2.1 Tổ chức thực hiện biện pháp tuần tra, kiểm soát
Ngày nay, nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ vẫn diễn ra một cách thường xuyên tại một số địa phương. Điều này giáng một đòn nặng nề vào tài nguyên rừng của chúng ta, khiến cho dẫn đến không ít các hệ lụy nghiêm trọng mà khó có thể khắc phục được.
Để giải quyết vấn nạn này, một số địa phương đã triển khai tổ chức thực hiện biện pháp tuần tra, kiểm soát rừng một cách thường xuyên, tránh cho các đối lâm tặc có thể hoành hành.
Do đó, trách nhiệm của chính quyền các địa phương tại khu vực có rừng cần phối hợp với các cơ quan liên quan và cộng đồng dân cư để tăng cường rà soát, kiểm tra để ngăn chặn hành động khai thác trái phép tài nguyên rừng.
2.2 Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý
Không dừng lại ở việc tuần tra, kiểm soát mà việc nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thực hiện biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả.
Để làm được điều này, chính quyền cần thường xuyên tổ chức các lớp học, các hoạt động tập huấn cho đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên quản lý rừng, đội ngũ kiểm lâm và nhân dân địa phương.
Hơn nữa, với sự phát triển của công nghệ thông tin, có thể tăng cường sử dụng các thiết bị truyền tin, giám sát định vị (GPS) để theo dõi và đánh giá tình trạng rừng, xác định các khu vực đặc biệt quan trọng, và giám sát hoạt động rừng.
2.3 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng
Đây sẽ là một nhiệm vụ quan trọng, nhanh nhất nâng cao nhận thức và thay đổi hành động của người dân trong thực hiện biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả.
Để thúc đẩy hoạt động này được lan truyền rộng rãi hơn, các cơ quan chính phủ cần tích cực trong việc tổ chức phê duyệt các hoạt động liên quan như tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị… để tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia và hiểu rõ hơn về quy định pháp luật về bảo vệ rừng.
Hơn thế nữa, ngay trong các cơ sở giáo dục cũng cần có những giờ học, các buổi meeting trong việc tăng cường tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo rừng.
Không chỉ vậy, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về tầm quan trọng của rừng cũng như biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng cũng là hoạt động giúp ích rất nhiều bảo tồn rừng.
Nên tận dụng các phương tiện mạng xã hội như Facebook, TikTok,… hay các phương tiện chính thống như truyền hình, báo, đài cho việc truyền tải thông tin, thông điệp.
Để thúc đẩy và phát triển việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên rừng, từ các cấp địa phương đến trung ương cũng cần thường xuyên tổ chức các hoạt động trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hay rừng sản xuất.
Có thể phối kết hợp với các tổ chức liên quan về bảo tồn tài nguyên thiên để cùng tham gia thực hiện các chương trình trồng rừng với quy mô lan rộng không chỉ ở các địa phương có rừng.
2.4 Quản lý chặt chẽ, hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường
Để thực hiện biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả thì việc chính quyền địa phương cần kết hợp với các doanh nghiệp quản lý chặt chẽ, hiệu quả các hoạt động du lịch sinh thái đi kèm với bảo vệ rừng. Theo một số hành động như sau:
-
Việc phát triển các kế hoạch và chính sách trong quản lý du lịch bền vững là yếu tố cần thiết để đảm bảo rằng các hoạt động du lịch sẽ không gây những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh, đặc biệt là những khu dịch lịch bao gồm tài nguyên rừng.
-
Thêm vào đó, luôn tăng cường việc giáo dục và tạo ý thức cho du khách về bảo vệ môi trường là một điều quan trọng. Các hoạt động giáo dục như hướng dẫn về du lịch bền vững, giới thiệu về văn hóa địa phương, cũng như cung cấp thông tin giúp du khách hiểu và đề cao việc bảo vệ môi trường.
2.5 Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Ngày nay, việc chủ động hợp tác, hội nhập quốc tác về các vấn đề quản lý và bảo tồn rừng cũng là một phần quan trọng của nỗ lực toàn cầu để giữ gìn tài nguyên rừng.
Các cơ quan có thẩm quần hay các lực lượng chức năng liên quan nên tham gia các diễn điền và tổ chức quốc tế liên quan bảo vệ rừng như Tổ chức Rừng Thế giới (WWF), và Hội đồng Quản lý Rừng Quốc tế (IFM) để có cơ hội được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tìm kiếm sự hợp tác với các quốc gia khác.
Hơn nữa, phối hợp các nước khác tổ chức các dự án về quản lý, bảo tồn và phát triển rừng bền vững với quy mô lớn để tăng cường tăng cường năng lực quản lý, tái tạo rừng, phát triển kinh tế xanh trong các khu vực rừng, và bảo vệ đa dạng sinh học.
Thêm vào đó, nên tạo ra các mạng lưới liên kết phòng ngừa ngăn chặn hành vi phá hoại, khai thác rừng trái phép xuyên quốc gia.
3. Những hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017 số 16/2017/QH14 quy định, những hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng cụ thể như sau:
-
Chặt phá, khai thác, xâm chiếm trái với quy định pháp luật.
-
Sử dụng hóa chất, chất thải, chất cháy nổ hay các công cụ, thiết bị vào rừng trái với quy định pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào các khu vực được bảo vệ của rừng đặc dụng và rừng mới trồng.
-
Nghiêm cấm các hành vi săn, bắt, buôn bán, nhốt, giết các loài động vật thuộc quyền quản lý của rừng trái với quy định pháp luật.
-
Các hành vi huỷ hoại hệ sinh thái, tài nguyên rừng, các công trình bảo vệ rừng.
-
Nghiêm cấm các hành vi không đạt yêu cầu phòng cháy chữa cháy gây ảnh hưởng đến rừng.
-
Các hoạt động mua bán, khai thác, tàng trữ, trưng bày, xuất nhập khẩu trái pháp luật các sản phẩm lâm sản theo quy định nhà nước cũng như quốc tế.
-
Nghiêm cấm đối với các hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản. Các hoạt động xây dựng, đào bới, đắp lặn làm thay đổi hệ sinh thái gây ảnh hưởng cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái rừng.
Kết Luận
Rừng là tài sản quý báu mà tự nhiên ban tặng cho chúng ta. Chính vì vậy, việc duy trì và thực hiện biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả chính là trách nhiệm, hợp tác và cống hiến của mỗi cá nhân, từng địa phương, chính quyền, các tổ chức phi chính phủ và cả công đồng.Chỉ có sự chung tay nỗ lực thực hiện biện pháp hiệu quả và kịp thời, chúng ta mới có thể giữ gìn cảnh quan và tài nguyên rừng trên hành tinh.