Đô thị hóa có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng, cho thấy sự phát triển kinh tế và gia tăng nhanh của các đô thị, Tuy nhiên, đô thị hóa ở nước ta có trình độ khác nhau giữa các vùng và đặt ra một số khó khăn nhất định.
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở NƯỚC TA
a) Quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp
- Quá trình đô thị hóa chậm:
+ Thế kỉ thứ III trước CN đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa).
+ Thời phong kiến: một số đô thị được hình thành.
+ Thời Pháp thuộc: hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng.
+ Sau cách mạng tháng 8 đến 1954: quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
+ Từ 1954 - 1975: đô thị phát triển theo 2 xu hướng khác nhau.
+ Từ 1975 đến nay: quá trình đô thị hóa có sự chuyển biến tích cực.
- Trình độ đô thị hóa thấp:
+ Tỉ lệ dân đô thị thấp so với tỉ lệ dân nông thôn và thấp hơn so với các nước trên thế giới. Năm 2022, tỉ lệ dân thành thị là 37,6%, tỉ lệ dân nông thôn là 62,4%.
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới.
b) Tỉ lệ dân thành thị tăng
- Tỉ lệ dân thành thị của nước ta có xu hướng tăng liên tục. So với năm 2010, tỉ lệ dân thành thị năm 2022 tăng 7,2%.
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
Năm 2010 2015 2018 2020 2022 Số dân thành thị (Nghìn người) 26 460,5 30 881,9 32 636,9 35 867,2 37 352,1 Tỉ lệ dân thành thị (%) 30,39 33,48 34,22 36,76 37,55(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê, 2023)
c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
- Số lượng đô thị:
+ Vùng nhiều đô thị nhất: Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Vùng ít đô thị nhất: Đông Nam Bộ.
- Số dân đô thị:
+ Vùng nhiều dân đô thị nhất: Đông Nam Bộ.
+ Vùng ít dân đô thị nhất: Tây Nguyên.
- Sự phân bố đô thị khác nhau giữa các vùng chủ yếu do số lượng đơn vị hành chính và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng có sự khác biệt.
TP. Hồ Chí Minh - Một đô thị lớn, thuộc loại đô thị đặc biệt ở nước ta.
2. MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ Ở NƯỚC TA
- Dựa vào quy mô: 6 loại (loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4, 5).
- Dựa vào cấp quản lí: đô thị trực thuộc Trung ương và đô thị trực thuộc tỉnh.
- Nhìn chung, mạng lưới đô thị ở nước ta hiện nay chủ yếu bao gồm các đô thị vừa và nhỏ; chức năng hành chính là chủ yếu; phân bố tập trung nhất ở các vùng đồng bằng và ven biển.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
a) Tích cực
- Tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các vùng.
- Đóng góp nhiều vào GDP, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Là thị trường tiêu thụ rộng lớn, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Hà Nội - Đô thị có sự phát triển nhanh chóng; song nhịp độ đô thị hóa nhanh làm cho đô thị này luôn trong tình trạng quá tải về hạ tầng đô thị và các vấn đề xã hội khác (nhà ở, giáo dục, y tế,…).
b) Tiêu cực
- Nảy sinh các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, an ninh trật tự xã hội, gia tăng khoảng cách giàu - nghèo.
- Sức ép lớn đối với cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, nhà ở,…
- Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.