Máy tính và máy in là 2 thiết bị không thể thiếu của “dân” văn phòng khi làm việc. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn cách cài đặt máy in cho máy tính nhanh gọn, hiệu quả.
- Cách cắt ảnh trên máy tính cực nhanh và đơn giản, ai chưa biết lưu ngay!
- Cách chụp ảnh màn hình trên laptop và máy tính để bàn cực chuẩn cực dễ
Máy in là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách cài máy in cho máy tính, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về chiếc máy in nhé!
Máy in là loại thiết bị có khả năng in ấn, tạo nên bản sao của các loại tài liệu, hình ảnh được thiết kế sẵn thông qua các phương pháp và kỹ thuật đặc biệt đã được tích hợp bên trong.
Máy in được đưa vào sử dụng từ những năm 1811, nó đã có lịch sử hơn 200 năm hình thành và phát triển. Nó mang lại nhiều lợi ích cho con người nên vẫn luôn được con người tin tưởng và sử dụng đến tận ngày nay. (Xem thêm định nghĩa máy in trên Wikipedia).
➡️ Đọc thêm: Top 6 ứng dụng vẽ trên máy tính dễ sử dụng nhất 2022
Các loại máy in thông dụng nhất hiện nay
Có tuổi đời hơn 2 thế kỷ, vì vậy máy in đã trải qua rất nhiều lần thay đổi và cải tiến. Hiện tại máy in có rất nhiều chủng loại đa dạng và phong phú. Dưới đây là list các loại máy in được sử dụng nhiều nhất hiện nay:
- Máy in kim
- Máy in ống đồng
- Máy in lụa
- Máy in phun
- Máy in laser
- Máy in typo
- Máy in offset
- Máy in flexo
Các thiết bị kết nối với máy in
Máy in không thể phát huy hết tác dụng tốt của nó nếu chỉ hoạt động riêng lẻ. Vì vậy, con người thường kết hợp sử dụng máy in với các loại máy móc khác như máy tính, di động… để có thể tận dụng tối đa khả năng của máy in.
- Máy in kết nối với máy tính qua cổng LPT truyền thống hoặc cổng USB
- Máy in kết nối với mạng máy tính qua cổng RJ45 để thực hiện in chung khi cùng sử dụng mạng LAN
- Máy in cũng có thể kết nối với các thiết bị di động qua Wifi hoặc Bluetooth.
➡️ Xem thêm: Hướng dẫn cách xoay màn hình máy tính theo ý muốn
Cách cài máy in trên máy tính
Máy in và máy tính dường như là “cặp bài trùng” không thể tách rời, chúng hỗ trợ cho nhau để giúp con người hoàn thành công việc. Dưới đây là cách kết nối máy tính với máy in dành cho những ai cần đến.
Cách cài đặt máy in vào máy tính bàn hoặc laptop
Trước tiên, bạn cần chọn ra một chiếc máy in và một máy tính (có thể là máy bàn hoặc laptop, máy bàn sẽ ổn định hơn) để làm máy chủ. Tiếp đó cắm dây nguồn để máy chủ kết nối với máy in.
Tải xuống driver và cài đặt vào máy chủ, thao tác này không khó nên bạn hoàn toàn có thể tự làm chứ không cần nhờ ai khác. Cài xong driver thì bạn lần lượt thực hiện các thao tác sau:
- Mở Control Panel
- Chọn Printers and device/Printers and Faxes
- Click chuột phải vào biểu tượng máy in
- Chọn Sharing
- Tích vào ô Share this printers
- Nhấn vào Apply rồi nhấn OK.
➡️ Tham khảo: Hướng dẫn các cách chia đôi màn hình máy tính
Cách chia sẻ máy in khi dùng Wifi hoặc mạng LAN
Điều tất yếu để nhiều máy tính có thể dùng chung một máy in thì các máy tính phải sử dụng chung một mạng nội bộ (mạng LAN hoặc mạng Wifi).
Tiếp theo, cài đặt driver cho tất cả các mát tính muốn sử dụng máy in. Cách cài đặt driver trên các máy tính này giống cài đặt trên máy chủ.
Hệ thống máy tính của các công ty, đơn vị vẫn thường sử dụng chung mạng nội bộ như mạng LAN hoặc mạng Wifi. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để các máy tính này có thể dùng chung máy in.
Tiếp đó, bạn cài driver cho toàn bộ những máy tính muốn sử dụng máy in. Xong khâu này, bạn sẽ lần lượt thao tác như sau:
Mở Control Panel => Chọn Printers and Devices/Printers and Faxes => Chọn Add Printer => Chọn Add a Netwwork, Wireless or Bluetooth printer
Khi thực hiện xong xuôi các thao tác trên thì bạn cần tiến hành kiểm tra xem có máy tính nào đang được share trong mạng LAN hoặc Wifi không. Bạn cần ping tới địa chỉ IP của máy in bằng cách mở hộp thoại Run (Window + R) và nhập IP của máy chủ hoặc tên máy in để kết nối thành công. Vậy là quá trình chia sẻ máy in đã hoàn thành rồi.
Qua bài viết trên, bạn đã nắm được cách cài đặt máy in trên máy tính cũng như biết thêm nhiều thông tin bổ ích về máy in. Từ giờ bạn chẳng còn phải lo lắng khi không có ai giúp kết nối máy in với máy tính nữa rồi.
➡️ Bạn có thể tham khảo thêm các kiến thức về Kỹ năng văn phòng