Để có thể hoàn thiện sơ đồ chữ T, cũng như sổ cái và các sổ kế toán khác thì không thể thiếu một thành phần quan trọng là số dư tài khoản kế toán. Tuy nhiên, việc tính số dư tài khoản này, đặc biệt là số dư tài khoản đầu kỳ ít nhiều cũng sẽ làm bạn hoang mang nếu chưa nắm chắc kiến thức và thực hành nhiều.
Trong bài viết này, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn học kế toán cách xác định, tính toán số dư tài khoản kế toán đầu kì và cuối kỳ của các tài khoản kế toán nhanh và chính xác nhé!
Cách xác định số dư tài khoản kế toán đầu kỳ và cuối kỳ
- Số dư tài khoản đầu kỳ được hiểu là số dư cuối kỳ của kỳ trước chuyển sang.
- Công thức xác định số dư tài khoản đầu kỳ như sau:
- Mỗi loại tài khoản kế toán khác nhau sẽ có quy ước số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên có khác nhau. Tuy nhiên, để dễ dàng ghi nhớ, chúng ta có thể xác định quy tắc tính chung cho mọi tài khoản kế toán như sau:
- Tài khoản có số dư Nợ đầu kỳ lớn hơn 0 (> 0) thì số dư Có đầu kỳ bằng 0 ( = 0)
- Tài khoản có số dư Có đầu kỳ lớn hơn 0 (> 0) thì số dư Nợ đầy kỳ bằng 0 (= 0)
Cách tính số dư tài khoản kế toán cuối kỳ
Nguyên tắc ghi số dư tài khoản kế toán đã được hướng dẫn rất chi tiết trong các thông tư. Tuy nhiên, việc liệt kê hết tất cả các loại tài khoản như vậy sẽ khiến bạn khó có thể nhớ được hết. Vì vậy, để thuận tiện cho việc hệ thống và ghi nhớ nguyên tắc ghi số dư tài khoản, Gitiho sẽ chia các tài khoản ra thành 4 nhóm. Đó là:
- Nhóm tài khoản chỉ có số dư bên Nợ
- Nhóm tài khoản chỉ có số dư bên Có
- Nhóm tài khoản có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có
- Nhóm tài khoản không có số dư
Nhóm tài khoản chỉ có số dư bên Nợ
Đối với nhóm các tài khoản chỉ có số dư bên nợ, tại mọi thời điểm, nếu phát sinh số dư bên có nghĩa là đã bị ghi nhận sai. Một số loại tài khoản chỉ có số dư bên nợ thường gặp là tài khoản 111 (Tài khoản tiền mặt); tài khoản 112 (Tài khoản tiền gửi ngân hàng); tài khoản 152 (Nguyên liệu, vật liệu).......
Công thức xác định số dư tài khoản cuối kỳ của tài khoản chỉ có số dư bên nợ như sau:
Số dư Nợ cuối kỳ = Số dư nợ đầu kỳ + Tổng PS Nợ trong kỳ - Tổng PS Có trong kỳNhóm tài khoản chỉ có số dư bên Có
Đối với nhóm các tài khoản chỉ có số dư bên có, tại mọi thời điểm, nếu phát sinh số dư bên nợ nghĩa là đã bị ghi nhận sai. Một số loại tài khoản chỉ có số dư tài khoản bên có thường gặp là tài khoản 334 (Phải trả người lao động); tài khoản 411 (Vốn đầu tư của chủ sở hữu); tài khoản 413 (Chênh lệch tỷ giá hối đoái); tài khoản 421 (Lợi nhuân sau thuế chưa phân phối)
Công thức xác định số dư tài khoản cuối kỳ của tài khoản chỉ có số dư bên có như sau:
Số dư Có cuối kỳ = Số dư Có đầu kỳ + Tổng PS Có trong kỳ - Tổng PS Nợ trong kỳCó thể nói, bên cạnh các kiến thức về số dư tài khoản kế toán, để trở thành một kế toán viên, bạn cần nắm được các kiến thức chuyên sâu khác như lập và quản lý các sổ sách kế toán, lập và kiểm tra báo cáo tài chính....
Vậy nên, để thành thạo các kiến thức cơ bản quan trọng về Kế toán tổng hợp chỉ trong 14 giờ, hãy đăng ký học kế toán tổng hợp tại Gitiho với khóa sau:
Nhóm tài khoản lưỡng tính (Có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có)
Những tài khoản thuộc tài khoản công nợ thường là tài khoản lưỡng tính: Tài khoản 131 (Phải thu của khách hàng); tài khoản 331 (Phải trả người bán).....
Đối với các tài khoản lưỡng tính này, chúng ta cần chia ra 2 trường hợp để xác định và tính toán số dư cuối kỳ:
Trường hợp tài khoản có số dư bên Nợ
Công thức xác định số dư tài khoản cuối kỳ như sau:
Số dư Nợ cuối kỳ = Số dư Nợ đầu kỳ + Tổng PS Nợ trong kỳ - Số dư Có đầu kỳ - Tổng PS Có trong kỳTrường hợp tài khoản có số dư bên Có
Công thức xác định số dư tài khoản cuối kỳ như sau:
Số dư Có cuối kỳ = Số dư Có đầu kỳ + Tổng PS Có trong kỳ - Số dư Nợ đầu kỳ - Tổng PS Nợ trong kỳNhóm tài khoản không có số dư
Các tài khoản không có số dư tài khoản sẽ là các tài khoản có đầu 5 đến đầu 9. Vì cuối kỳ sẽ kết chuyển tài khoản đầu 5,6,7,8 sang 9111, nên đối với các tài khoản này, chúng ta sẽ xác định như sau:
Số phát sinh Nợ = Số phát sinh CóĐể hiểu hơn về cách xác định số dư tài khoản, bạn có thể xem ví dụ dưới đây:
Tổng kết
Như vậy, trong bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tiếp cận tới số dư tài khoản kế toán một cách hệ thống, dễ nhớ, từ đó, bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng xác định và tính toán được số dư tài khoản kế toán.
Chúc bạn học tốt!