Nhắc đến địa chỉ website là gì hầu như ai cũng hiểu. Tuy nhiên không phải ai cũng giải thích được một cách tường tận và rõ nghĩa về địa chỉ trang web. Có thể hiểu đây là một địa chỉ vật lý để một trang web có thể hoạt động trên không gian mạng. Người dùng muốn truy cập vào trang web cũng phải thông qua địa chỉ website. Bài viết sau của Cánh Cam sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về địa chỉ web.
Địa chỉ website là gì?
Địa chỉ website còn được gọi là tên miền (Domain). Địa chỉ web được hiểu là một đường link hay URL để người dùng truy cập vào website từ trình duyệt. Người dùng dễ dàng nhận biết đâu là địa chỉ của website khi nhìn vào thanh địa chỉ. Mỗi một trang web đều có địa chỉ riêng mang tính duy nhất. Không có hai địa chỉ website giống nhau 100% cùng tồn tại trên không gian mạng Internet.
Nói cách khác, nếu coi website là một “ngôi nhà” thì địa chỉ website cũng giống như “địa chỉ vật lý” của ngôi nhà đó. Một ngôi nhà không có địa chỉ rõ ràng, cụ thể thì sẽ không ai có thể đến được đúng ngôi nhà và website cũng như vậy.
Ngoài địa chỉ website, một trang web muốn hoạt động được còn cần đến server. Server có vai trò như một máy chủ, là trung gian truyền dữ liệu giữa người truy cập và website.
Vai trò của địa chỉ trang web là gì?
Địa chỉ website là một trong những yếu tố bắt buộc để trang web có thể tiếp cận người dùng, khách hàng. Bạn cần đăng ký địa chỉ cho website của mình vì những lý do sau đây:
- Địa chỉ web cho phép người dùng dễ dàng truy cập vào website cụ thể nào đó. Khách hàng có thể tìm đến trang web của doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhất cũng chính là thông qua địa chỉ website.
- Với địa chỉ website, doanh nghiệp có thể xây dựng một mạng lưới thông tin liên hệ đồng bộ và chuyên nghiệp. Ví dụ như lồng ghép địa chỉ website vào email doanh nghiệp. Ngoài ra khi quảng bá thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ thì doanh nghiệp cũng cần cung cấp email và địa chỉ web để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin.
- Địa chỉ trang web là con đường duy nhất và tối ưu nhất để bạn tiếp cận người dùng thông qua công cụ tìm kiếm Google. Một website không có địa chỉ sẽ không được tìm thấy bởi bất cứ trình duyệt hay công cụ tìm kiếm nào.
- Khi sở hữu một tên miền riêng, trang web của bạn có thể hoạt động trên Internet 24/24. Dù là khách hàng trong nước hay nước ngoài đều có thể truy cập website vào bất cứ khung giờ nào để tra cứu thông tin, tìm kiếm sản phẩm, mua hàng…
Các yếu tố cấu thành nên một địa chỉ website là gì?
Một địa chỉ web sẽ bao gồm 2 yếu tố cơ bản đó là:
- Địa chỉ IP: Là giao thức mạng có chức năng truyền tải siêu văn bản HTTP. Ngày nay, địa chỉ IP HTTP đang dần được thay thế bởi HTTPS - giao thức truyền tải siêu văn bản được tích hợp chứng chỉ an ninh mạng SSL. Việc sử dụng HTTPS giờ đây đã trở thành yêu cầu tối quan trọng với các website. Đặc biệt là những trang web cần độ bảo mật cao như tổ chức chính trị, web bán hàng, thương mại điện tử…
- Giao thức truyền tệp (FTP): Đây là giao thức có nhiệm vụ truyền tải các tệp tin và email.
Hai giao thức trên đây sẽ nằm ở vị trí riêng biệt, đằng sau 2 dấu chấm trong địa chỉ website. Phần còn lại của địa chỉ sẽ bao gồm đường dẫn và tên tệp.
Một số lưu ý khi lựa chọn địa chỉ website
Việc lựa chọn và đăng ký địa chỉ cho website là cột mốc vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân kinh doanh online và doanh nghiệp. Có một số yêu cầu đặt ra đối với tên miền mà bạn cần lưu ý:
- Tên miền phải có sự liên quan đến doanh nghiệp nếu muốn quảng bá thương hiệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt tên miền là từ khóa chính để SEO một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Nhìn chung, domain phải có tính khái quá cao, có liên quan trực tiếp đến nội dung, thông điệp chính trên trang web của bạn.
- Tên miền không được phép viết hoa và không chứa ký tự đặc biệt. Cũng không nên thêm vào địa chỉ web các dấu gạch ngang, gạch dưới, hỏi chấm… Bạn có thể chèn ký tự số cho tên miền, tuy nhiên không nên dài hơn 3 ký tự.
- Tên miền cũng nên đảm bảo sự ngắn gọn để người dùng dễ đọc, dễ nhớ. Địa chỉ web quá dài sẽ gây mất thiện cảm và khiến người dùng không còn muốn truy cập trang web đó.
- Đuôi địa chỉ trang web (.com, .vn, .com.vn, .org…) cần phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
- Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký địa chỉ trang web đảm bảo uy tín, chất lượng. Như vậy bạn sẽ được hỗ trợ thực hiện các thủ tục đăng ký tên miền một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Vòng đời của địa chỉ website là gì?
Trước khi đăng ký tên miền, bạn cần biết rằng một domain sẽ không thuộc quyền sở hữu của bạn vô thời hạn. Sau khi hết thời hạn hoạt động, tên miền cần phải được gia hạn nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng nó.
Sau đây là chu kỳ vòng đời điển hình của một địa chỉ website:
- Tên miền mới hoàn toàn, không trùng khớp với bất cứ tên miền nào đã tồn tại có thể được đăng ký để sử dụng hợp pháp.
- Tên miền được đưa vào sử dụng và gia hạn sau khoảng thời gian từ 1 năm trở lên. Thời hạn sử dụng domain sẽ được xác định khi bạn đăng ký tên miền.
- Sau khi thời hạn đăng ký đã hết, bạn sẽ được yêu cầu gia hạn tên miền.
- Nếu được không đăng ký tiếp tục gia hạn sau 5 ngày, địa chỉ website sẽ tạm dừng hoạt động.
- Tình trạng tạm dừng hoạt động sẽ diễn ra trong 35 ngày và cuối cùng là ngừng hoạt động hoàn toàn.
- Khi ở trạng thái ngừng hoạt động hoàn toàn, tên miền bạn đã đăng ký sẽ trở thành tên miền tự do. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và đăng ký tên miền tự do này.
Vậy là bạn đã hiểu sơ qua khái niệm về địa chỉ website là gì rồi. Việc lựa chọn địa chỉ web hay tên miền phù hợp có ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của một trang web. Do đó bạn cần cân nhắc kỹ càng để tìm được một địa chỉ website phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và giúp nhận diện thương hiệu dễ dàng hơn. Đừng quên liên hệ với Cánh Cam qua hotline 028 6273 0815 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến tên miền nhé.