Những năm gần đây, ngành Luật là một trong những ngành học được nhiều thí sinh quan tâm. Đây là một ngành học hot với nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Vậy “Ngành Luật học những môn gì?” Đây là câu hỏi của nhiều phụ huynh, sinh viên khi tìm hiểu ngành này. EHOU sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Luật, những môn cần học khi học ngành này nhé.
1. Ngành Luật là gì?
Trước khi tìm hiểu ngành Luật học những môn gì, EHOU sẽ cùng bạn tìm hiểu khái niệm ngành Luật là gì. Ngành Luật là tên gọi chung cho những ngành khoa học nghiên cứu về Luật, khoa học pháp lý. Khi học ngành Luật, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức về hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực xã hội nhất định. Trong mỗi chuyên ngành đào tạo, người học đều được trang bị những kiến thức khác nhau liên quan đến lĩnh vực cụ thể trong hệ thống pháp luật.
>>Xem thêm: Ngành Luật là gì? Hoc luật có khó không?
2. Ngành Luật học những môn gì?
Ngành Luật học những môn gì nhận được khá nhiều sự quan tâm. Tương tự các ngành học khác, các môn học trong ngành Luật cũng được chia ra thành 2 phần. Bao gồm các môn học đại cương và môn học chuyên ngành. Cụ thể như sau:
2.1. Các môn học đại cương
Một số môn học đại cương mà sinh viên ngành Luật cần học như sau:
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tin học văn phòng
- Các môn học về Giáo dục thể chất
- Giáo dục Quốc phòng
2.2. Các môn học chuyên ngành
Bên cạnh các môn học đại cương, sinh viên ngành Luật còn được học các môn học chuyên ngành như:
- Các môn cơ sở của khối ngành: Kiến thức bắt buộc (Chẳng hạn như Logic học, Lý luận nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật, Xây dựng văn bản pháp luật) và các môn học tự chọn khác.
- Các môn cơ sở ngành: Các môn kiến thức bắt buộc ( Chẳng hạn như Luật Hiến pháp 1 - 2, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Tư pháp quốc tế, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Tài chính, Luật Lao động, Luật Ngân hàng) và các kiến thức tự chọn.
- Các môn học ngành và chuyên ngành: Kiến thức bắt buộc (Luật Thương mại 1 - 1, Luật cạnh tranh, Luật Thương mại quốc tế, Luật Đầu tư, Luật Hợp đồng thương mại quốc tế,…) và các kiến thức tự chọn khác.
>>Xem thêm: Luật kinh tế thi khối nào? Ra trường làm gì?
3. Học ngành Luật có dễ xin việc không?
Câu hỏi này còn phụ thuộc vào từng người. Vì giống như các ngành khác, có nhiều người tìm được công việc với mức thu nhập ổn định, cũng có không ít người khó tìm được công việc phù hợp. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, công nghệ ngày càng hiện đại, các doanh nghiệp mở rộng thì cơ hội việc làm ngành Luật cũng tăng lên.
Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, bạn không chỉ làm luật sư, làm việc tại tòa án mà còn có thể làm việc và công tác tại nhiều nơi, nhiều bộ phận cơ quan khác nhau, kể cả cơ quan công an. Ngoài ra, bạn còn có thể xin vào các tổ chức, doanh nghiệp với vị trí là một chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý cho ban lãnh đạo công ty. Việc ngành Luật có dễ xin việc hay không phụ thuộc rất lớn vào bản thân người học. Việc học trên trường chính là nền tảng để bạn có thể phát triển sự nghiệp của mình. Nhưng bên cạnh đó, bạn cần phải trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết, bổ sung những kiến thức chuyên môn phục vụ ngành nghề của mình.
4. Cần tố chất gì để học ngành Luật tốt?
Để học tốt được ngành Luật, bạn cần có nhiều tố chất cần thiết. Chẳng hạn như:
- Khả năng giải quyết vấn đề: Đặc thù của ngành Luật chính là giải quyết những vấn đề trong xã hội. Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, hóc búa. Vì thế, khả năng giải quyết vấn đề là tố chất mà người học ngành Luật cần có.
- Tính kiên trì, nhẫn nại: Bất kể ngành nghề nào cũng cần sự kiên trì, nhẫn nại. Ngành Luật cũng vậy. Tính kiên trì giúp bạn có thể theo đuổi đến cùng mọi vấn đề.
- Khả năng thuyết phục, đàm phán, lắng nghe: Để trở thành một luật sư giỏi, điều bạn cần làm là thuyết phục mọi người, lắng nghe để nhìn nhận và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Khả năng thuyết phục tốt cho phép bạn xoay chuyển mọi tình huống theo ý mình một cách tốt nhất.
- Có trí nhớ tốt: Để học tốt ngành Luật, bạn cần am hiểu sâu sắc về Luật pháp. Vì thế người học cần một trí nhớ tốt để nắm vững các kiến thức về luật. Đặc biệt, các bộ luật cũng thường xuyên được cập nhật và bổ sung. Điều này đòi hỏi người học cần nắm bắt kịp thời những sự thay đổi này.
5. Nên học ngành Luật ở đâu?
Chương trình đào tạo trực tuyến ngành Luật của Chương trình Đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội là môi trường lý tưởng dành cho các sinh viên muốn tìm hiểu ngành Luật.
Khi tham gia học, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn và các năng lực chuyên môn. Ngoài ra, học viên còn được học các kiến thức pháp lý chuyên sâu về dân sự và hành chính, các kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị, xã hội. Học viên cũng được rèn luyện các kỹ năng áp dụng pháp luật, tuy duy phản biện, hình thành thái độ văn hóa ứng xử và tuân thủ pháp luật.
Mỗi Cử nhân ngành Luật khi tốt nghiệp đều đạt năng lực ngoại ngữ và tin học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức tư vấn luật hoặc doanh nghiệp,..
>>Xem thêm: Học Ngành Luật ra làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Trên đây là những thông tin mà EHOU muốn cung cấp cho câu hỏi ngành Luật học những môn gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn lựa chọn ngành học phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân.
Nguồn tham khảo: vieclamvui, tuyensinhdonga