Nền kinh tế thế giới đang chịu những tổn thất nặng nề khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy do ảnh hưởng của dịch bệnh, chiến tranh, cấm vận kinh tế, thiên tai… Với vai trò là ngành xương sống của nền kinh tế toàn cầu, yêu cầu cấp thiết được đặt ra là nhanh chóng phục hồi và phát triển ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Đồng nghĩa với việc, cơ hội việc làm và nhu cầu nhân lực của ngành nghề này có xu hướng tăng cao. Bắt nhịp xu hướng đó, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trở thành một trong những ngành nghề được “săn đón” bậc nhất trong mùa tuyển sinh năm nay. Học ngành này ra trường có dễ xin việc không? Có thể làm việc ở đâu? Mức thu nhập thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ những thắc mắc trên!
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một hoạt động mang tính chất dây chuyền, kết nối nhiều hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuất, cung ứng hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Với nhiều quy trình khác nhau như: lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình xử lý hàng tồn kho, sản xuất…
Người làm công việc Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ là người có tầm nhìn dài hạn, khả năng phán đoán thị trường tốt, có khả năng thiết kế hệ thống và cũng là người có thể thấy rõ bức tranh toàn cảnh của cả một hệ thống.
Sinh viên Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng DNU trải nghiệm thực tế tại Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng.
Học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có dễ xin việc không?
Cơ hội việc làm rộng mở
Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics, Việt Nam hiện có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Các doanh nghiệp logistics đều có quy mô vừa và nhỏ với 89% là doanh nghiệp của Việt Nam, 10% doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Nhân lực của ngành này hiện nay đang khan hiếm cả về mặt số lượng và chất lượng; đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao ở cấp độ nhà quản lý đang thiếu một cách trầm trọng. Những minh chứng trên cho thấy, cơ hội việc làm của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng rất rộng mở.
Sinh viên tham quan kho hàng khổng lồ bên trong Trung tâm kho HTM Logistics thuộc Công ty Cổ phần Vidifi Duyên Hải.
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Kỹ sư hoạch định sản xuất, kỹ sư logistics, chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng… trong các doanh nghiệp và tập đoàn sản xuất trong và ngoài nước.
- Nhân viên phụ trách dịch vụ vận tải, logistics tại các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.
- Chuyên viên tại mảng kế hoạch, khai thác thị trường, marketing, dịch vụ khách hàng, quản lý kho vận, hệ thống xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải.
- Bên cạnh đó, các bạn hoàn toàn có cơ hội thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch.
- Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn… hoặc khởi nghiệp và tự điều hành công ty riêng.
Chương trình đào tạo Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng DNU được xây dựng theo hướng giảng dạy lý thuyết kết hợp trải nghiệm thực tế.
Làm việc ở đâu?
Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có cơ hội việc làm rộng mở ở các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh, như: các cơ quan Nhà nước hải quan, thuế, các công ty vận tải đa phương thức, những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, hãng hàng không, công ty xuất nhập khẩu,… các tập đoàn đa quốc gia DHL, Bosh, Samsung, Unilever Vietnam…
Lương bao nhiêu?
Mức lương khởi điểm của các vị trí nhân viên logistics cho sinh viên mới ra trường là từ 8-10 triệu đồng. Nếu trở thành quản lý hoặc trưởng đội nhóm thì mức lương sẽ dao động từ 15 - 23 triệu đồng.
Tại sao nên học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học Đại Nam?
Chương trình đào tạo Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Đại Nam được thiết kế theo hướng ứng dụng, giảng dạy lý thuyết kết hợp trải nghiệm thực tế. Trong đó, chương trình giảng dạy với khoảng 50% nội dung lý thuyết; 40% nội dung về các chương trình, dự án và hoạt động thực tế doanh nghiệp; 10% nội dung trao đổi trực tiếp với giảng viên chuyên gia.
100% đội ngũ giảng viên công tác tại khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, có trình độ chuyên môn cao, vững kỹ năng sư phạm.
Sinh viên được cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Người học có thể đáp ứng các yêu cầu về quản trị các hoạt động sản xuất, cung ứng trong các khâu của chuỗi giá trị doanh nghiệp, chuỗi giá trị ngành; có năng lực tham mưu, tư vấn và có khả năng tổ chức các hoạt động Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng…
Cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại.
Môi trường học tập năng động, sáng tạo.
Trường Đại học Đại Nam tiên phong thiết kế chương trình đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo hướng “học đi đôi với hành” để thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Ngay từ năm nhất, sinh viên sẽ được trải nghiệm thực hành các nghiệp vụ Logistics từ Trung tâm Đào tạo Logistics Tiểu vùng Mêkong Nhật Bản - Đại học Hàng Hải Việt Nam; Trung tâm kho HTM Logistics thuộc Công ty Cổ phần Vidifi Duyên Hải; Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng…
03 phương thức xét tuyển vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Đại Nam
Năm học 2024 - 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 250 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY
Ban Truyền thông + Khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng