Mắt bị sụp mí 1 bên là tình trạng rất phổ biến, chúng có thể thoáng qua và tự khỏi hoặc ảnh hưởng lâu dài. Vậy khi bị sụp mí một bên mắt phải làm sao? Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, Trung Tâm Mắt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM tư vấn về 6 cách cải thiện sụp một bên mí mắt hiệu quả trong bài viết sau.
Sụp mí mắt 1 bên là gì?
Sụp mí mắt 1 bên là tình trạng một bên mí mắt trên bị sa xuống, hạ thấp hơn so với mí (bờ mi) còn lại, gây mất cân đối giữa 2 mắt, mỏi mắt hoặc cản trở tầm nhìn nếu mí mắt sa xuống che khuất con ngươi. Hiện tại, mức độ sụp mí được phân loại theo Mustardé (thang đo mức độ sụp mi), gồm 3 cấp độ:
- Sụp mí độ I: đây là mức độ nhẹ, mí mắt trên mặc dù sa xuống nhưng bờ mi vẫn nằm phía trên đồng tử, chưa ảnh hưởng đến thị lực.
- Sụp mí độ II: đây là mức độ trung bình (vừa), mi mắt trên đã sa xuống nhiều, bờ mi đã che khuất một phần diện đồng tử.
- Sụp mí độ III: là mức độ nghiêm trọng nhất, bờ mi đã che toàn bộ diện diện đồng tử, cản trở gần như hoàn toàn thị lực của người bệnh.

Nguyên nhân tình trạng mắt bị sụp mí một bên
Nguyên nhân của tình trạng mắt bị sụp mí một bên (sụp mi 1 bên) được xác định do bẩm sinh, tuổi tác, chấn thương phần mềm hoặc tổn thương hệ thần kinh.
1. Bẩm sinh
Sụp mí mắt 1 bên bẩm sinh có nghĩa là sinh ra đã có, nguyên nhân của tình trạng này được xác định do rối loạn sinh cơ cục bộ [1]. Khi các sợi cơ ở mí mắt không hoạt động bình thường, các mô xơ hoặc mô mỡ xuất hiện trong bụng cơ, làm giảm khả năng co bóp và suy giảm chức năng của cơ nâng mí mắt. Tình trạng này có thể làm sụp mí 1 hoặc cả 2 bên mắt.
>> Tham khảo về tình trạng: Sụp mí bẩm sinh
2. Tuổi tác
Tuổi tác cũng là nguyên nhân gây sụp mí mắt 1 bên hoặc 2 bên. Hầu hết các trường hợp sụp mí mắt do tuổi tác được xác định do các cơ nâng mí mắt bị lão hóa theo thời gian, không liên quan đến các bệnh nào khác. Theo thời gian, mí mắt trên có thể bắt đầu chảy xệ do các cơ nâng đỡ chúng bị lão hóa, mất đi sức mạnh.
3. Chấn thương
Một số tình trạng chấn thương phần mềm gần mắt, tai nạn, va chạm gây tổn thương mí mắt hoặc di chứng sau phẫu thuật khu vực mí mắt,… có thể gây chấn thương và làm mắt bị sụp mí 1 bên. Nếu mức độ nghiêm trọng, tình trạng này có thể xảy ra ở 2 mắt.
4. Tổn thương thần kinh
Mắt bị sụp mí 1 bên có thể do tổn thương thần kinh, các tình trạng bệnh tiềm ẩn hoặc các yếu tố nghiêm trọng hơn như đột quỵ hoặc rối loạn thần kinh [2]. Sụp mí mắt do bệnh, còn gọi là sụp mí mắc phải, có thể xảy ra do chấn thương, tuổi tác hoặc các rối loạn y tế khác nhau.
Chẩn đoán tình trạng sụp 1 bên mí mắt
Chẩn đoán tình trạng mắt bị sụp mí 1 bên dựa trên biểu hiện lâm sàng của bệnh. Ngoài ra, bác sĩ nhãn khoa có thể hỏi về bệnh sử, tần suất mí mắt bị sụp xuống và khoảng thời gian sụp mí kéo dài trong bao lâu. Từ đó, đánh giá tình trạng sụp mí một bên mắt và có phương án điều trị phù hợp.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chẩn đoán sụp mí mắt 1 bên bằng kiểm tra bằng đèn khe, phương pháp này giúp bác sĩ nhìn kỹ hơn vào mắt người bệnh, đánh giá những phản ứng của mắt với ánh sáng đèn khe.
Một phương pháp khác có thể được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề như sụp mí mắt là bài kiểm tra Tensilon [3]. Bác sĩ có thể tiêm một loại thuốc có tên Tensilon, thường được gọi là edrophonium, vào một trong các tĩnh mạch của người bệnh. Người bệnh có thể được yêu cầu bắt chéo chân hoặc đứng lên ngồi xuống nhiều lần. Bác sĩ sẽ theo dõi để xem Tensilon có cải thiện sức mạnh cơ bắp hay không. Điều này sẽ giúp họ xác định liệu nhược cơ có phải là nguyên nhân gây ra sụp mí mắt hay không.

Mắt bị sụp mí 1 bên phải làm sao?
1. Sử dụng thuốc nhỏ mắt
Mắt bị sụp mí một bên phải làm sao? Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt để khắc phục tình trạng sụp mí nhẹ. Thuốc nhỏ mắt hầu như chỉ được chỉ định dùng cho các trường hợp bị sụp mí do dị ứng mắt, đau mắt đỏ, mỏi mắt,… Đối với các tình trạng sụp mí mắt 1 bên nặng hơn, thuốc nhỏ mắt gần như không có tác dụng.
2. Dưỡng ẩm mắt
Mắt khô, thiếu độ ẩm có thể khiến người bệnh bị sụp mí mắt một bên tạm thời. Chính vì vậy, dưỡng ẩm cho mắt cũng là một đáp án cho câu hỏi “mắt bị sụp mí 1 bên phải làm sao?”. Bác sĩ nhãn khoa luôn khuyên mọi người nên dưỡng ẩm cho mắt, điều này không những giúp mắt khỏe mà còn làm vùng da quanh mắt trở nên đẹp hơn.
Nên dưỡng ẩm mắt bằng các sản phẩm từ thiên nhiên, an toàn và lành tính như đắp mắt bằng dưa leo (dưa chuột), bã cà phê, bã trà, nha đam,… đắp mỗi ngày trong 10 - 15 phút. Phương pháp này cấp ẩm và nuôi dưỡng da mí mắt và da quanh mắt khỏe mạnh, khắc phục tình trạng sụp mí mắt 1 bên do da mắt bị nhăn nheo, lão hóa.
>> Tham khảo thêm: Cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà
3. Cho mắt nghỉ ngơi
Sau một ngày dài làm việc, mắt cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Mắt bị mỏi, các cơ suy yếu có thể làm sụp mí mắt 1 bên hoặc cả 2 bên. Việc cho mắt nghỉ ngơi rất đơn giản, người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức quá khuya, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh,…
4. Massage mắt
Mắt bị sụp mí một bên phải làm sao? Bác sĩ nhãn khoa gợi ý người bệnh thử áp dụng phương pháp massage mắt. Phương pháp này được xem là cách hiệu quả giúp khắc phục tình trạng sụp mí mắt do mỏi cơ, khắc phục tình trạng mí mắt chảy xệ không xâm lấn.
Massage mí mắt có thể giúp kích thích sản xuất nước mắt và chức năng của tuyến dầu, giúp giảm khô mắt. Lưu ý, phải massage mí mắt một cách nhẹ nhàng để tránh gây tổn hại cho vùng mắt mỏng manh phía trong.
5. Bổ sung dinh dưỡng bằng các thực phẩm tốt cho mắt
Bổ sung dưỡng chất bằng các thực phẩm tốt cho mắt không chỉ có thể khắc phục tình trạng sụp mí mắt mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể cho mắt. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, Omega 3- 6 - 9,… là các nhóm dưỡng chất rất cần thiết cho mắt.
6. Phẫu thuật cắt mí mắt nếu nghiêm trọng
Đối với các tình trạng sụp mí nghiêm trọng hơn, có liên quan đến tuổi tác, thần kinh, các vấn đề sức khỏe khác hoặc không đáp ứng điều trị với các phương pháp điều trị sụp mí mắt 1 bên đơn thuần, bác sĩ có thể cần phẫu thuật cắt mí mắt để khắc phục tình trạng.

Câu hỏi thường gặp về tình trạng mắt bị sụp mí 1 bên
1. Mắt bị sụp mí 1 bên có nguy hiểm không?
Sụp mí 1 bên mắt nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ, nguyên nhân gây bệnh. Nếu sụp mí 1 bên mắt nhẹ, có thể không nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với các tình trạng nặng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực hoặc liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác như thần kinh, có thể nguy hiểm.
2. Sụp mí mắt 1 bên có tự khỏi không?
Sụp mí mắt 1 bên có thể tự khỏi trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, nếu sụp mí nặng hoặc nghiêm trọng, cần can thiệp điều trị để khắc phục tình hình.
3. Sụp mí 1 bên sau khi ngủ dậy cần phải làm gì?
Mắt bị sụp mí 1 bên sau khi ngủ dậy có thể cần chườm lạnh, massage mắt,… nếu tình trạng thường xuyên xảy ra do ngủ không đủ giấc, cần điều chỉnh thời gian ngủ khoa học hơn. Trong các trường hợp sụp 1 bên mí mắt sau khi ngủ dậy không rõ nguyên nhân, tần suất thường xuyên và mức độ nặng, cần đến gặp bác sĩ để được khám và đánh giá tình hình, điều trị kịp thời.
Trung tâm Mắt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn để khám và điều trị các vấn đề về sức khỏe mắt như đục thủy tinh thể, tật khúc xạ, sụp mí mắt cơ học hoặc do bệnh,… Với đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán đúng tình trạng và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });Hy vọng với những chia sẽ hữu ích vừa rồi đã giúp giải đáp thắc mắc về việc mắt bị sụp mí 1 bên phải làm sao? Mặc dù tình trạng này không nguy hiểm, nhưng nếu bị sụp mí 1 bên mắt nặng hoặc nghiêm trọng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.