Bàn thờ thần tài, thổ địa là một phần không thể thiếu trong căn nhà của người Việt với mong ước bình an, tài lộc đến với các thành viên trong gia đình. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa nắm rõ cách cúng thần tài đầy đủ, vẹn toàn. Tham khảo ngay bài viết sau để việc cúng thần tài hàng ngày, mùng 1 hay ngày rằm đều thật hoàn hảo nhé!
1. Thần tài là ai?
Trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt và một số nước Châu Á, thần Tài là 1 vị thần quen thuộc được thờ cúng hàng ngày với ý nghĩa cầu mong tài lộc và may mắn cho gia đình, đặc biệt là những người làm kinh doanh, buôn bán.
Bạn dễ dàng bắt gặp những bàn thờ dành cho riêng ông Tài tại các cửa hàng. Họ rất coi trọng việc thờ cúng thần tài và thực hiện mỗi ngày để cầu mong công việc thuận lợi, buôn bán phát đạt. Bên cạnh lễ vật cúng chỉn chu, bài khấn thần tài là rất quan trọng, nếu thiếu đi khấn khi cúng thì việc thờ thần sẽ không phát huy tác dụng.
Bên cạnh ý nghĩa về tiền tài, các gia đình khấn cầu thần Tài về sức khỏe, hạnh phúc cũng linh nghiệm.
Về nguồn gốc, truyền Thuyết Trung Quốc kể rằng Thần Tài là 1 nhân vật có thật trong lịch sử. Đó chính là Phạm Lãi, 1 trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Sau khi phò Vua dẹp loạn giữ yên nước nhà, Phạm Lãi bỏ chốn quan trường, cùng bới người yêu của mình là Tây Thi lui về ở ẩn.
Sau này, ông trở thành một nhà thương buôn thành đạt, giàu có. Người đời gọi là Đào Công, sau này được tôn làm Thần Tài. Cứ đến mùng 10 tháng Giêng, người dân lại tổ chức thờ cúng ông để cầu mong cả năm đều sung túc.
Bên cạnh đó, còn có 1 truyền thuyết khác về nguồn gốc Thần Tài, thì ông chính là người cai quản ngân khố, tài lộc của thiên đình. Do một lần lỡ say rượu, Thần vô tình bị rơi xuống trần gian. Thần đi tới đâu là mang lại may mắn cho những gia đình đó. Thần Tài bay về trời vào ngày mùng 10/1 âm lịch nên nhân dân lấy ngày này làm ngày vía Thần với niềm tin rằng, mua vàng vào ngày này sẽ gặp nhiều phúc lộc, sung túc suốt cả năm
2. Cách sắm lễ, mâm cúng thần tài
Cúng thần tài hàng ngày không thể thiếu một số vật dụng cơ bản như hoa, bánh kẹo, nhang, thuốc lá, nước trà, trái cây,… Một số nơi còn chuẩn bị cà phê. Trong đó:
- Hoa dùng để cúng thần Tài nên có cả hương lẫn sắc, đó là mẫu đơn đó, cúc, hồng, ngọc lan,… Việc chuẩn bị lễ vật chu đáo tượng trưng cho lòng thành kính đến các vị thần đã phù hộ cho gia đình. Hoa cần phải tươi thơm, chứ không nên dùng hoa giả hoặc hoa đã héo úa.
- Trái cây nên chọn các loại quả có tên, màu tượng trưng cho sự may mắn: cam, quýt, thanh long đỏ, dưa hấu đỏ,…
- Trước bày lễ cúng, gia chủ nên dọn lau bàn thờ sạch sẽ, tắm tượng ông Tài, ông Địa bằng nước thơm, nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để tẩy bụi.
Ngoài ra, mâm cúng Thần Tài thường ngày còn có thịt quay và Tam Sên (Thịt lợn luộc, trứng luộc, tôm luộc). Bên cạnh đó, vào những ngày đặc biệt trong tháng như mùng 1, người miền nam còn cúng thần cá lóc nướng.
Bên cạnh những lễ vật cúng thần tài hàng ngày phía trên, thì vào ngày vía Thần Tài hàng năm, mâm cúng thần Tài sẽ được chuẩn bị trịnh trọng hơn với các lễ vật khác như:
- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: Các lễ phẩm này sẽ được ở giữa 2 tượng Thần Tài - Thổ Địa. Những lễ vật này tượng trưng cho cuộc sống no đủ, ấm êm. Sau khi lễ cúng thần tài hoàn tất, chúng sẽ được giữa lại cho đến cuối năm mới được đem đi thay.
- Nhang, đèn: Đặt ở giữa bàn thờ, tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
- 5 chén nước xếp theo hình chữ thập: Đại diện cho ngũ hành, ngũ phương.
- 5 củ tỏi: Gia chủ đặt trong 1 đĩa nhỏ. Lễ vật này có ý nghĩa xua đuổi ma khỉ, vận khí xấu
- 1 bát nước rắc cánh hoa hồng ở trên: Hình ảnh này mang ý nghĩa giữ tiền bạc không bị trôi đi, thường được mọi người đặt trên nền đất ngoài cùng bàn thờ.
- Tượng Ông Cóc: Hình ảnh này mang ý nghĩa đón tài lộc sinh khí cho ngôi nhà. Bạn bàn thì gia chủ quay tượng ra ngoài, đến tối thì quay vào trong.
Ngoài ra, ở một số địa phương còn bày thêm xôi, chè trôi nước với ý nghĩa mong muốn việc làm ăn, buôn bán thuận lợi, trôi chảy.
3. Bài cúng thần tài hằng ngày
Văn cúng thần tài hằng ngày được đọc vào 2 khung giờ là: 6-7 giờ sáng hoặc 6-7 giờ tối, trước khi đọc bài cúng gia chủ thắp hương cho ông tài, ông địa trước.
Nội dung bài văn cúng thần tài hàng ngày như sau:
“Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa - Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.
Con tên là……….. niên canh……….., ……….tuổi.
Ở tại ngôi gia, số…….. đường……… quận……… tỉnh (thành)………… Việt Nam quốc.
Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa - Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó).
Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ………… (hứa hẹn tạ lễ).
Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa - Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.
Khấn xong, vái hay lạy ba cái.”
4. Những lưu ý khi cúng bái thần tài
Trước khi thực hiện lễ cúng thần tài, gia chủ cần lưu ý các điều sau:
- Bàn thờ cần được vệ sinh, lau chùi sạch sẽ.
- Thường xuyên tắm cho thần Tài bằng nước lá bưởi, gừng hoặc pha rượu.
- Không để vật nuôi trong nhà chạy lung tung, quậy phá bàn thờ thần Tài.
- Luôn chọn hoa quả tươi để dâng cúng thần Tài. Dân gian tin rằng việc chọn hoa ủ rũ, trái cây héo sẽ khiến Thần không hài lòng, làm ảnh hưởng tới vận khí tài lộc của gia đình.
- Thời điểm thắp hương cho Thần Tài nên là từ 6-9 giờ sáng. Đối với các cửa hàng kinh, thời điểm tốt nhất là khi chuẩn bị mở cửa đón khách.
- Bên cạnh việc thay nước mới, gia chủ cũng chú ý thường xuyên rửa sạch chén thờ. Không nên rót nước đầy ắp miệng chén mà chừa lại khoảng 1cm.
- Dành thời gian để dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ bàn thờ thần tài trước những ngày quan trọng như ngày rằm, ngày cúng vía thần tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch), mùng 1 hàng tháng. Ngoài ra, gia chủ cũng nên tắm thần vào những ngày này. Khăn và thau dùng để tắm cho Thần phải được sử dụng riêng, không dùng cho các mục đích khác.
- Hoa dâng thần nên là hoa hồng, hoa cúc vàng hoặc hoa đồng tiền. Tuyệt đối không dâng thần hoa giả hoặc hoa khô.
- Khi mua đèn đặt bàn thờ thần, gia chủ nên chọn đèn thắp sáng bằng dầu hoặc nến. Vì các loại đèn này tỏa ra hơi ấm giúp không gian thờ cúng thêm linh thiêng và ấm cúng.
- Đồ cúng Thần Tài có thể ăn được, nhưng chỉ nên chia cho các thành viên trong gia đình, tuyệt đối không chia cho người ngoài. Dân gian tin rằng việc chia đồ cúng thần Tài cho người ngoài sẽ khiến tài lộc bị phát tán ra ngoài và không tốt cho gia chủ.
- Tuyệt đối không để các con vật nuôi trong nhà chạy lung tung, phá phách, ăn đồ cúng Thần Tài. Đồng thời, gia chủ không nên để hoa quả quá lâu trên bàn thờ mà không hạ xuống.
- Khi khấn thần Tài, cần bày tỏ lòng thành kính, không cười đùa, gọi Thần với thái độ bất kinh. Trước khi khấn nên đọc trước bài khán để tránh đọc sai từ, đọc lắp, ảnh hưởng đến tính trang nghiêm của lễ cúng thần Tài.
XEM THÊM:
- Thỉnh Ông Địa Thần Tài ngày nào tốt? Cách thỉnh và lễ vật cần chuẩn bị
- Hướng dẫn cách bỏ bàn thờ Thần Tài đúng cách, không mạo phạm tâm linh
- Hướng dẫn cúng Thần Tài Thổ Địa chuẩn nhất năm 2023
Trên đây là những lưu ý khi cúng thần Tài hàng ngày. Hãy ghi lại để việc thờ cúng thần diễn ra thật đúng chuẩn, thu hút tài lộc đầy nhà nhé!