QA là thuật ngữ không còn xa lạ với những người đang bắt đầu quan tâm hoặc đang làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc đảm bảo chất lượng cho quá trình sản xuất. Vậy công việc của bộ phận QA làm gì? Những kỹ năng QA cần có để thực hiện công việc hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu những điều về QA ngay bài viết dưới đây.
QA là gì?
QA viết tắt của Quality Assurance, tiếng Việt được hiểu là đảm bảo chất lượng. Đây là quá trình có hệ thống nhằm đảm bảo sản phẩm, quy trình đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu đã xác định trước đó. Mục tiêu của QA là ngăn ngừa các lỗi, khuyết tật và cải thiện chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Công việc QA được thực hiện trong mọi hoạt động từ giám sát, kiểm tra và quản lý để quy trình sản xuất sản phẩm diễn ra theo một tiêu chuẩn nhất định. Nhờ vào bộ phận QA, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao sự hài lòng từ khách hàng.
► Đọc thêm: ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng
Bộ phận QA làm những công việc gì?
Công việc hằng ngày của bộ phận QA cần thực hiện những công việc chính sau đây:
- Đề xuất, lập kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu dự án.
- Giám sát, theo dõi và điều chỉnh quy trình có thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra theo định kỳ.
- Phát triển và duy trì quy trình đảm bảo chất lượng trong suốt vòng đời sản phẩm.
- Phân tích và báo cáo kết quả chất lượng tổng thể của sản phẩm.
- Đào tạo và hướng dẫn các thành viên khác nắm được quy trình đảm bảo chất lượng.
- Đưa ra đề xuất cải tiến quy trình để nâng cao hiệu quả và chất lượng.
- Thực hiện các loại kiểm thử khác nhau và ghi nhận, báo cáo các sai sót trong quá trình kiểm thử.
Nếu đã biết đến QA, chắc hẳn từng nghe đến bộ phận QC rồi phải không? Vì đây là hai bộ phận thường xuyên làm việc với nhau trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm hoặc phát triển phần mềm. Nếu chưa biết, hãy cùng tìm hiểu bài viết QC là gì? 5 điều cần biết về bộ phận QC
Kỹ năng cần có của chuyên viên QA
Để trở thành một chuyên viên QA, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, bạn cần phải có cho mình những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc như:
Kỹ năng kiểm thử
Đây là kỹ năng giúp QA đảm bảo được chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng đặt ra trước khi chúng có mặt trên thị trường.
Để nắm vững được kỹ năng kiểm thử, trước tiên người làm QA cần có những kiến thức vững chắc về các nguyên tắc, kỹ thuật kiểm thử, thực hành triển khai các quy trình kiểm thử, kết hợp với kỹ năng phân tích và báo cáo kết quả công việc.
Kỹ năng quan sát tỉ mỉ, cẩn thận
Kỹ năng quan sát là kỹ năng quan trọng trong công việc QA, đòi hỏi họ phải cẩn thận, tỉ mỉ và chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Vì chỉ cần lỗi xảy ra ở một chi tiết nhỏ thì có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Vì thế, một nhân viên QA giỏi, ngoài việc quan sát tổng thể phải tập trung vào những chi tiết nhỏ nhất để không bị bỏ sót bất cứ lỗi nào.
Bên cạnh đó, sự kiên nhẫn rất quan trọng cho những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ như công việc của nhân viên QA. Bất cứ sự vội vã trong một công đoạn nào đó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất của Doanh nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần thiết cho bất kì công việc nào, trong đó có QA. Là một nhân viên giám sát và đảm bảo chất lượng, bạn phải có khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin qua lại trong sản xuất với các thành viên trong team và các bộ phận liên quan.
Quản lý thời thời gian
Bộ phận QA cần đảm bảo chất lượng ở tất cả các công đoạn. Có công đoạn phải kiểm tra lâu, có công đoạn chỉ cần mất vài phút. Cho nên, bạn phải biết sắp xếp thời gian hợp lý để không rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực. Điều này giúp bạn dễ dàng theo dõi và giám sát tiến độ thực hiện công việc diễn ra suôn sẻ theo đúng kế hoạch.
Kỹ năng ghi chép, báo cáo
Người làm QA cần có kỹ thuật mô tả rõ ràng quy trình đang vận hành như thế nào hay các lỗi, vấn đề của sản phẩm/ dịch vụ có nguy cơ mắc phải thông qua các ghi chép, báo cáo.
Báo cáo không chỉ cung cấp cái nhìn toàn cảnh về dự án đang diễn ra mà còn giúp các bộ phận cũng như lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được tiến trình sản xuất, vận hành của sản phẩm, dịch vụ.
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
QA là người thường xuyên kiểm tra, đảm bảo chất lượng của hệ thống, máy móc, phần mềm hỗ trợ hoặc sản phẩm. Chính vì vậy, kỹ năng phân tích sẽ giúp QA xác định các bước, quy trình kiểm thử, tìm ra nguyên nhân của vấn đề và đề xuất những phương án giải quyết phù hợp.
► Đọc thêm: Chu trình PDCA - Quy trình và phát triển sản phẩm liên tục
Các lĩnh vực cần đến bộ phận QA
Với sứ mệnh là lực lượng phòng vệ cho quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Ngày nay, hầu hết các ngành nghề liên quan đến cung cấp sản phẩm hiện nay đều rất cần đến bộ phận QA. Dưới đây là một số lĩnh vực mà bộ phận QA sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm bao gồm:
- Lĩnh vực xây dựng: QA trong lĩnh vực xây dựng sẽ đảm nhiệm trọng trách trong việc kiểm định các tiêu chuẩn chất lượng và thiết lập quy trình kiểm tra, nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình xây dựng. Đồng thời, họ phải hướng dẫn các bộ phận liên quan hiểu rõ các quy trình về chất lượng quy trình trong dự án cụ thể.
- Lĩnh vực thực phẩm: Chất lượng về thực phẩm nếu gặp vấn đề sẽ gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phải có bộ phận QA để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định cũng như đảm bảo quy trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và lưu trữ thực phẩm thật khép kín nghiêm ngặt.
- Lĩnh vực điện tử: Với cấu trúc vô cùng phức tạp và đa dạng của các trang thiết bị điện tử và cách chúng vận hành. Đòi hỏi mỗi linh kiện dù là nhỏ nhất cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật để lắp ráp và sử dụng. Nếu đồ dùng điện tử chất lượng kém có thể gây ra sự cố nghiêm trọng, nguy hiểm và phải tốn khá nhiều chi phí trong việc sửa chữa.
- Lĩnh vực may mặc: QA trong lĩnh vực may mặc có trách nhiệm quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng trong toàn bộ giai đoạn của quy trình sản xuất. Từ việc kiểm soát chất lượng vải, lên ý tưởng, thiết kế, kiểm định chất lượng sản phẩm cuối cùng hoàn thành. Điều này giúp doanh nghiệp giảm được lãng phí trong sản xuất và gia tăng lợi nhuận.
- Lĩnh vực dược phẩm: Khi có bất cứ sai lầm nào trong quy trình sản xuất hay khi pha chế thành phần thuốc thì sẽ gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng người dùng. Vì vậy, QA tại các công ty dược chịu trách nhiệm từ quá trình nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm cho đến khi các loại dược phẩm có mặt trên thị trường.
- Lĩnh vực IT: Các phần mềm khi cung cấp đến người dùng theo thời gian sẽ cần được nâng cấp, cập nhật nhằm phòng ngừa và khắc phục các lỗi có thể xảy ra. Bộ phận QA trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) sẽ bao gồm các hoạt động đảm bảo việc thực hiện quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn trong quá trình vận hành, xây dựng các bản vá phần mềm có đáp ứng với nhu cầu của người dùng hay không.
Các vị trí QA trong doanh nghiệp và công việc của họ
Hiện nay trong ngành OA sẽ bao gồm các vị trí đang được doanh nghiệp quan tâm và tuyển dụng như:
- QA Tester: Vị trí này chịu trách nhiệm đảm nhận nhiệm vụ kiểm thử theo kế hoạch đã lên trước đó. Công việc của họ sẽ thực hiện các loại kiểm thử, ghi nhận, báo cáo và theo dõi xác minh việc sửa lỗi, khuyết tật xảy ra trong quá trình sản xuất.
- QA Engineers: Vị trí này đòi hỏi người QA phải có kiến thức và kỹ thuật sâu hơn về kiểm định chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phát triển phần mềm. Ngoài việc kiểm thử, họ phải phân tích và đánh giá được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và đưa ra các đề xuất cải tiến chất lượng.
- QA Supervisor: Vị trí này có trách nhiệm giám sát, theo dõi công việc thực hiện theo tiến độ và hướng dẫn cho nhóm về các hoạt động kiểm thử chất lượng trong doanh nghiệp.
- QA Manager: Đây là vị trí cấp cao, chịu toàn bộ trách nhiệm trong hoạt động của bộ phận QA. Bao gồm xây dựng và triển khai trước lược, quản lý ngân sách, nguồn lực, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và báo cáo tình hình về QA đến với cấp quản lý để họ nắm tình hình.
Để trở thành một QA chuyên nghiệp, bên cạnh những kinh nghiệm tích lũy được trong môi trường làm việc thì việc cập nhật những kiến thức chuyên ngành và thông tin hữu ích từ các chuyên gia thâm niên cũng là cách để bạn nâng cao trình độ và “khéo léo” hơn trong việc vận động thực hiện các công được hiệu quả và trơn tru.
Để có cơ hội được trang bị và nâng cao kỹ năng cho vị trí QA, Bạn có thể tham khảo Khóa học QA - Đảm bảo và kiểm chất lượng sản phẩm tại Học viện Tư vấn - Đào tạo PMS với đội ngũ giảng viên, chuyên gia đầy nhiệt huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp, học viên sẽ được đào tạo, trải nghiệm thực tiễn như một chuyên viên QA thực thụ thông qua các bài tập tình huống, mô phỏng công việc.