PR sản phẩm là gì? Top 10 Bí quyết PR hiệu quả nhất 2024

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc thu hút khách hàng là một trong những bài toán nan giải đối với nhiều doanh nghiệp. Sử dụng chiến lược PR là một trong những giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên để PR sản phẩm hiệu quả và thu hút nhất, nhà quản trị cần nắm vững 10 công thức sau. Cùng 1Office tìm hiểu ngay nhé!

1. PR sản phẩm là gì? Ví dụ về PR sản phẩm

PR là viết tắt của cụm từ Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng. Đây là một hoạt động quan trọng trong chiến lược Marketing nhằm xây dựng mối quan hệ tích cực giữa tổ chức và công chúng.

PR sản phẩm là gì? Ví dụ về PR sản phẩm
PR sản phẩm là gì? Ví dụ về PR sản phẩm

PR sản phẩm (Product Public Relations) là hoạt động truyền thông tập trung vào việc xây dựng và quản lý hình ảnh của sản phẩm hoặc dịch vụ trong mắt khách hàng cùng các bên liên quan. Mục tiêu của hình thức PR sản phẩm là tạo ra ấn tượng tích cực về sản phẩm, tạo lòng tin và thúc đẩy sự quan tâm của người tiêu dùng đồng thời tạo ra sự chú ý từ phía truyền thông hay các đối tác tiềm năng.

Ví dụ về chiến lược PR sản phẩm trong doanh nghiệp: Một công ty cung cấp phần mềm công bố việc phát hành một sản phẩm mới thông qua các cuộc họp báo, sự kiện ra mắt và các bài viết trên báo chí, website, social media… Họ kết hợp nhiều hình thức PR cho sản phẩm để tạo sự nhận biết và giới thiệu sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng.

2. Phân biệt sự khác nhau giữa PR và Quảng cáo

PR sản phẩm không phải là quảng cáo. Đây là hai hoạt động truyền thông khác nhau có mục đích, đối tượng, hình thức, tính chất khác nhau, dưới đây là phân tích chi tiết:

Tiêu chí PR (Quan hệ công chúng) Quảng cáo Khái niệm Là hoạt động truyền thông nhằm xây dựng hình ảnh tích cực về sản phẩm trong mắt công chúng bằng một kế hoạch chủ động và có chiến lược. Là hoạt động truyền thông nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng tiềm năng thông qua các phương tiện truyền thông phải trả tiền. Mục tiêu Xây dựng mối quan hệ tích cực giữa tổ chức với các đối tượng công chúng. Thúc đẩy nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đối tượng Các đối tượng công chúng bao gồm khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và cộng đồng. Khách hàng tiềm năng. Tính chất Hai chiều, tổ chức và công chúng có thể tương tác với nhau. Một chiều, tổ chức truyền tải thông điệp đến công chúng. Hình thức truyền thông Có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như bài viết báo chí, sự kiện, truyền hình, mạng xã hội,… Sử dụng phương tiện trả tiền như quảng cáo trên TV, báo chí, mạng và các nền tảng trực tuyến khác. Chi phí Chi phí thấp hơn quảng cáo hoặc không có chi phí trực tiếp. Chi phí được xác định rõ ràng và thường có ngân sách lớn hơn PR.

Bảng so sánh giữa hình thức PR và Quảng cáo

3. Vai trò của PR đối với sản phẩm và doanh nghiệp

Vai trò của PR đối với sản phẩm/dịch vụ:

Vai trò của PR đối với sản phẩm và doanh nghiệp
Vai trò của PR đối với sản phẩm và doanh nghiệp

Vai trò của PR đối với doanh nghiệp:

4. Top 10 cách PR sản phẩm hiệu quả và thành công

10+ bí quyết PR sản phẩm thu hút khách hàng
10+ bí quyết PR sản phẩm thu hút khách hàng

4.1. Sử dụng bài PR báo chí

Bài PR báo chí là một hình thức PR truyền thống được thực hiện qua bên thứ ba. Các bài PR được đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều đối tượng công chúng hơn. Để thực hiện một bài PR báo chí hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

Ví dụ: Chiến dịch PR sản phẩm iPhone 15 của Apple là một ví dụ điển hình về việc sử dụng bài PR báo chí hiệu quả. Apple đã gửi các bài PR đến các tờ báo, tạp chí và trang web công nghệ nổi tiếng để giới thiệu về tính năng, lợi ích của iPhone 15. Chiến dịch này đã giúp Apple tạo ra sự quan tâm và nhận thức rộng rãi về sản phẩm mới của mình.

4.2. Tổ chức các hội thảo, sự kiện hoặc Workshop

Hoạt động tổ chức sự kiện, hội thảo và workshop là một cách hữu hiệu để doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Qua đó, đội ngũ bán hàng còn có thể giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình, lắng nghe ý kiến phản hồi và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng. Để tổ chức thành công các sự kiện truyền thông này, nhà quản trị cần lưu ý:

Tự động hóa quy trình - Xương sống của chuyển đổi số
Gian hàng của sự kiện 1Office tại sự kiện Biztech 2023

Ví dụ: Chiến dịch PR sản phẩm trà sữa mới của thương hiệu Gong Cha là một ví dụ điển hình về việc tổ chức các hội thảo, sự kiện hoặc workshop hiệu quả. Gong Cha đã tổ chức một buổi workshop giới thiệu về sản phẩm mới của mình. Tại buổi workshop, khách hàng có cơ hội được thưởng thức sản phẩm mới và lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia về trà sữa. Chiến dịch này đã giúp Gong Cha tạo ra sự quan tâm và nhận thức rộng rãi về sản phẩm mới của mình.

4.3. Tham gia các hoạt động cộng đồng

Tham gia hoạt động tài trợ hay bảo trợ truyền thông là hình thức PR truyền thống chất lượng để xây dựng hình ảnh sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động này, doanh nghiệp có thể thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của mình với cộng đồng. Từ đó tăng cường niềm tin của công chúng đối với sản phẩm và thương hiệu.

Ví dụ: Thương hiệu xe máy Honda đã hợp tác với quỹ từ thiện Plan International để tổ chức chương trình “Học tập vì tương lai” nhằm hỗ trợ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục học tập. Chiến dịch này đã giúp thương hiệu Honda tạo thiện cảm với khách hàng và tăng cường độ nhận biết thương hiệu.

4.4. Sử dụng các phương tiện truyền thông trực tuyến

Các phương tiện truyền thông trực tuyến như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn và TikTok là một hình thức PR sản phẩm giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Nhà quản lý có thể sử dụng các phương tiện này để tiếp cận với nhiều đối tượng công chúng khác nhau hoặc xây dựng cộng đồng người hâm mộ và tạo ra sự lan truyền trên mạng xã hội.

Sử dụng các phương tiện truyền thông trực tuyến
Sử dụng các phương tiện truyền thông trực tuyến

Để thực hiện PR sản phẩm trên các phương tiện truyền thông trực tuyến hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý:

Ví dụ: Chiến dịch PR sản phẩm sữa rửa mặt mới của thương hiệu Pond’s là một ví dụ điển hình về việc sử dụng các phương tiện truyền thông trực tuyến hiệu quả. Pond’s đã sử dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và TikTok để giới thiệu về sản phẩm mới của mình. Chiến dịch này đã giúp Pond’s tạo ra sự quan tâm và nhận thức rộng rãi về sản phẩm mới của mình.

4.5. Viết câu chuyện thương hiệu (Branding Storytelling)

Brand Storytelling là cách doanh nghiệp kể về câu chuyện của chính mình qua đó truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với công chúng. Việc sử dụng câu chuyện thương hiệu để PR sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp tạo sự kết nối cảm xúc với khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực.

Một câu chuyện thương hiệu ý nghĩa còn giúp doanh nghiệp gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng và thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, để doanh nghiệp tạo ra một Brand Storytelling hấp dẫn thì yếu tố sáng tạo và kỹ năng kể chuyện là vô cùng quan trọng.

Ví dụ: Thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã tạo ra câu chuyện về nhà sáng lập Đặng Lê Nguyên Vũ để kể về lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu. Câu chuyện này đã thu hút sự chú ý của khách hàng và giúp thương hiệu Trung Nguyên tăng cường độ nhận biết thương hiệu.

4.6. Tiếp cận qua thư điện tử (Email Marketing)

Tiếp cận qua thư điện tử là một hình thức PR sản phẩm/dịch vụ hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Thông qua Email Marketing, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, chương trình khuyến mãi hoặc thông tin hữu ích khác đến với khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại.

KPI chiến dịch Email Marketing
Chỉ số đánh giá hiệu quả cho chiến dịch Email Marketing

Một ưu điểm của hình thức PR là cho phép doanh nghiệp gửi nội dung phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp có thể phân chia khách hàng thành nhiều tệp khác nhau dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, sở thích,… để gửi chiến dịch của mình. Đồng thời nhà quản lý hoàn toàn có thể dễ dàng đo lường hiệu quả của chiến dịch Email Marketing thông qua các chỉ số như tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi,…

Ví dụ: Hiện nay rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đang áp dụng phương pháp này như: thương hiệu điện thoại Apple, thời trang Zara, mỹ phẩm MAC,… Họ thường xuyên gửi Email Marketing tới khách hàng hiện tại để giới thiệu sản phẩm mới và các tính năng mới.

4.7. Kết nối với những người có sức ảnh hưởng (KOLs)

Kết nối với những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng là một cách hiệu quả để lan truyền và tiếp cận với nhiều đối tượng công chúng hơn. Khi kết nối với KOLs, doanh nghiệp có thể tận dụng sức ảnh hưởng của họ để quảng bá sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, để chiến dịch PR này thành công, doanh nghiệp cần:

Ví dụ: Khi dòng điện thoại mới ra mắt là Samsung Galaxy S10/S10+, với mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu và mức độ biết đến sản phẩm của người dùng. Samsung đã lên kế hoạch và lựa chọn Influencer cho giai đoạn này là các Mega Influencer tầm Celeb bao gồm Couple Đông Nhi - Ông Cao Thắng, Thanh Hằng, Ninh Dương Lan Ngọc, Tuấn Hưng,… và dàn hoa hậu Việt Nam tham gia buổi ra mắt sản phẩm mới này.

4.8. Tạo tranh cãi thương hiệu trên cộng đồng mạng

Tạo tranh cãi thương hiệu trên cộng đồng mạng là một phương pháp giúp thu hút sự chú ý của công chúng. Tuy nhiên, hình thức PR này cần được thực hiện một cách thận trọng để tránh gây ra những phản ứng tiêu cực từ phía cộng đồng mạng.

Tranh cãi thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp tạo ra sự thảo luận về thương hiệu của mình, từ đó giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Ngược lại nếu không được quản lý tốt, tranh cãi thương hiệu có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình ảnh thương hiệu.

Ví dụ: Trong một chiến dịch quảng cáo, Nike đã chọn cựu cầu thủ bóng đá Mỹ Colin Kaepernick - người đã gây tranh cãi khi đầu hàng trong việc đứng đội hình quốc gia trong lễ kỷ niệm quốc gia. Nike sử dụng hình ảnh Kaepernick và dòng chữ “Believe in something. Even if it means sacrificing everything” để tạo sự chú ý và kích thích cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận và phản đối xã hội.

4.9. Hợp tác với đối tác chiến lược

Đây là một chiến lược truyền thông dùng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua việc hợp tác với các đối tác chiến lược. Ở đây, đối tác chiến lược có thể là các công ty, tổ chức hoặc cá nhân có mối quan hệ cùng lợi với doanh nghiệp và cùng hợp tác để tạo ra sự nổi bật và ấn tượng tích cực đối với công chúng.

1Office hợp tác với Học viện Agile kiến tạo chuyển đổi số bền vững
1Office hợp tác với Học viện Agile kiến tạo chuyển đổi số bền vững

Sử dụng hình thức này là một cách PR sản phẩm hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhóm khách hàng mới. Khi hợp tác với đối tác chiến lược, doanh nghiệp có thể cùng nhau chia sẻ chi phí quảng bá từ đó tiết kiệm được chi phí và tăng hiệu quả PR. Các công cụ truyền thông phổ biến sử dụng trong hình thức PR này bao gồm cuộc họp, sự kiện, thông cáo báo chí,…

Ví dụ: Một chiến dịch PR sản phẩm hợp tác thành công là sự hợp tác giữa Apple và Nike để phát triển ứng dụng Nike+ Run Club trên Apple Watch. Đây là một ví dụ về sự kết hợp giữa một công ty công nghệ hàng đầu (Apple) và một thương hiệu thể thao nổi tiếng (Nike).

4.10. Bắt trend và theo kịp xu hướng

Đón đầu xu hướng là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị và truyền thông trong thời đại số hóa hiện nay. Đây là một chiến lược đa dạng có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi PR sản phẩm mà doanh nghiệp tận dụng những xu hướng, trào lưu đang hot trên thị trường để quảng bá sản phẩm của mình sẽ giúp thương hiệu được lan truyền và tăng độ nhận diện nhanh chóng. Hình thức này có thể được thực hiện dưới nhiều cách khác nhau như:

Ví dụ: Thương hiệu thời trang H&M đã tạo ra bộ sưu tập thời trang mới lấy cảm hứng từ bộ phim “Squid Game”. Bộ sưu tập này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khách hàng giúp thương hiệu H&M tăng cường độ nhận biết thương hiệu và doanh số bán hàng.

5. Các chiến dịch PR sản phẩm thành công ở Việt Nam

Chiến dịch “Bánh mì 0 đồng” của thương hiệu Phúc Long Vào tháng 9 năm 2020, thương hiệu bánh mì Phúc Long đã thực hiện chiến dịch “Bánh mì 0 đồng” để hỗ trợ người dân trong thời gian dịch bệnh COVID-19. Chiến dịch này đã thu hút được sự chú ý và ủng hộ của đông đảo người dân giúp Phúc Long tăng độ nhận biết thương hiệu và lan tỏa hình ảnh tích cực của thương hiệu.

Chiến dịch “Thay áo cho người nghèo” của thương hiệu thời trang Canifa Vào tháng 12 năm 2021, thương hiệu thời trang Canifa đã thực hiện chiến dịch “Thay áo cho người nghèo” để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Chiến dịch này đã thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân và lan truyền trên cộng đồng mạng góp phần tăng độ nhận biết thương hiệu và lan tỏa hình ảnh tích cực của thương hiệu Canifa.

Chiến dịch “Mỗi ngày 1 hành động nhỏ” của thương hiệu Vinamilk Vào tháng 10 năm 2022, thương hiệu sữa Vinamilk đã thực hiện chiến dịch “Mỗi ngày 1 hành động nhỏ” để kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường. Chiến dịch này đã thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân giúp thương hiệu Vinamilk tăng độ nhận biết và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.

>> Xem thêm: Case study: 6 chiến dịch Marketing thành công ở Việt Nam

6. Công thức PR một sản phẩm mới ra thị trường

Lưu ý rằng PR là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự nhạy bén, linh hoạt và thấu hiểu đối với thị trường và đối tượng mục tiêu. Vì thế là một nhà quản trị, bạn cần xác định cho mình một quy trình, phương pháp và công thức để PR sản phẩm hiệu quả nhất.

mẫu kế hoạch truyền thông
Cách điều phối và quản lý kế hoạch truyền thông hiệu quả
  1. Xác định mục tiêu và đối tượng truyền thông: Có thể là tăng doanh số bán hàng, tạo niềm tin thương hiệu hoặc tạo sự nhận biết. Tiếp đó nhà quản trị cần xác định đối tượng mục tiêu, tức là những người mà bạn muốn sản phẩm/dịch vụ của mình hướng đến.
  2. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ ngành nghề, lĩnh vực và người tiêu dùng cụ thể của doanh nghiệp. Xác định danh sách đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu về sản phẩm của họ so với bạn.
  3. Xây dựng thông điệp cốt lõi: Tạo ra một thông điệp cốt lõi mạnh mẽ và súc tích về sản phẩm hoặc thương hiệu. Điều này phải thể hiện giá trị và lợi ích chính của sản phẩm đối với người tiêu dùng.
  4. Xây dựng chiến lược PR: Doanh nghiệp cần xác định hình thức và các phương tiện truyền thông phù hợp với sản phẩm của mình như truyền hình, báo chí, mạng xã hội hoặc truyền thông trực tuyến. Đồng thời lên kế hoạch cho việc phát hành thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện, phát triển nội dung truyền thông.
  5. Đo lường và đánh giá chiến dịch: Sử dụng các chỉ số cụ thể để đo lường hiệu suất của chiến dịch PR như doanh số bán hàng tăng, sự tăng trưởng truy cập trang web, số lần nhắc đến thương hiệu và sự lan truyền trên mạng xã hội.

————————-

Trên đây là toàn bộ nội dung mà 1Office muốn chia sẻ tới doanh nghiệp. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cách hình thức PR sản phẩm hiệu quả cùng các phương pháp để truyền thông một sản phẩm mới ra thị trường. Chúc Quý doanh nghiệp thành công!

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/pa-san-pham-a36437.html