Tất tần tật về tiếng Anh chuyên ngành Marketing và cách học

Trang chủ » GIẬT 3 TẦNG QUÀ - IN DẤU TIẾNG ANH

Tiếng Anh chuyên ngành Marketing thường được yêu cầu khá cao do đây là một ngành nghề đòi hỏi sự liên tục cập nhật xu hướng và nhạy bén với sự thay đổi của mọi người trên toàn thế giới. Vì vậy, trong bài viết này NativeX sẽ chia sẻ đến các bạn phương pháp ứng dụng và cách học từ vựng ngành marketing trong tiếng Anh hiệu quả như thế nào nhé!

Xem thêm:

1. Học Marketing có cần giỏi tiếng Anh không?

Một trong số câu hỏi mà dân Marketing “kỳ cựu” thường được hỏi nhất là: “Học ngành marketing có cần giỏi tiếng Anh không?”. Tiếng Anh là một trong những yêu cầu của ngành Marketing giúp bạn có thể thăng tiến nhanh hơn. Vì vậy, câu trả lời là có nếu bạn muốn nhanh thành công hơn trong lĩnh vực này.

Hơn thế nữa, ở các công ty về Marketing của nước ngoài, hầu như họ làm việc và trao đổi hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nên việc học tiếng Anh là rất cần thiết đối với các bạn muốn trở thành một Marketer thực sự giỏi.

Ngoài ra, sự hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu hướng phát triển hiện nay. Riêng đối với ngành Marketing - là ngành có quy mô cực kỳ lớn nên việc giao tiếp ra rất cần thiết. Và dĩ nhiên, việc công ty bạn thường xuyên làm việc với đối tác nước ngoài cũng là không thể tránh khỏi. Khi đó, nếu như có kỹ năng cũng như kiến thức về các từ vựng chuyên ngành Marketing thì đây là cơ hội dành cho bạn.

2. Tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành Marketing trong từng vị trí công việc

Vì đặc thù của ngành Marketing là sự đa dạng và linh hoạt trong ngôn ngữ cho nên khi ứng dụng vốn từ vựng và cấu trúc câu trong ngành các bạn cũng cần phải có những lưu ý về mục đích, hoàn cảnh để có thể lựa chọn văn phong phù hợp. Một số vị trí trong ngành Marketing cần phải trang bị tiếng Anh như:

2.1. Tiếng Anh chuyên ngành Marketing khi viết thư và đơn xin việc

Đơn xin việc (Resume) và thư xin việc (Cover letter) sẽ thể hiện rất rõ khả năng ngôn ngữ của bạn và mức độ “nhạy cảm” và hiểu biết của bạn đối với ngành nghề Marketing. Do vậy, ngay ở giai đoạn viết đơn xin việc và thư xin việc, bạn cũng cần thể hiện vốn tiếng Anh chuyên ngành của mình để có thể ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng.

2.2. Hoạch định chiến lược truyền thông (Marketing Planner)

Thông thường vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm và ứng viên cần khá “cứng” trong ngành, có tầm nhìn xa và có khả năng lên kế hoạch. Do vậy, vị trí này cũng đòi hỏi trình độ tiếng Anh của ứng viên ở mức cao. Bạn cần phải đủ trình độ tiếng Anh để đọc hiểu các xu hướng Marketing đang diễn ra trên thế giới, các case study về chiến dịch Marketing thành công.

2.3. Chuyên viên sáng tạo nội dung (Content Marketing/ Marketing Writer)

Đây là một vị trí mà hầu hết Marketer đều lựa chọn để bắt đầu sự nghiệp. Đặc thù của vị trí này là sự linh hoạt trong ngôn ngữ sử dụng. Các bạn làm Content Writer cần thể hiện trong thư giới thiệu của mình về khả năng sử dụng từ vựng phong phú, linh hoạt, và sức sáng tạo cùng sự nhạy cảm khi viết trên các kênh truyền thông khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Marketing và lồng ghép các Slogan độc đáo, các yếu tố chơi chữ khi thực hiện công việc của mình.

2.4. Nhân viên quảng cáo (Marketing Advertising)

Vị trí này yêu cầu bạn có kiến thức về xây dựng kế hoạch và triển khai chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, có xu hướng thiên về kỹ thuật hơn là ngôn ngữ như vị trí Content Writer. Vì vậy, trong công việc hằng ngày, các bạn cần phải rất quen thuộc với một số thuật ngữ trong ngành như cách phân tích dữ liệu trên Google Analytics, Facebook Insights,…

2.5. Chuyên viên Marketing (Marketing Executive)

Vị trí này thông thường sẽ đòi hỏi một chút kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành như sáng tạo nội dung (Content Writer), tổ chức sự kiện truyền thông (Marketing Event), hoặc đôi khi là đề xuất ý tưởng xây dựng chiến dịch truyền thông (Marketing Campaign). Vị trí chuyên viên Marketing có vốn hiểu biết rất rộng về các mảng trong ngành Marketing, do vậy, bạn cũng cần phải trang bị kiến thức tiếng Anh chuyên ngành đủ sâu và rộng.

Đọc sách để nâng cao trình độ tiếng Anh
Đọc sách để nâng cao trình độ tiếng Anh

3. Các vị trí trong ngành Marketing bằng tiếng Anh

Ngành Marketing được chia làm 2 nhánh, tùy thuộc vào mỗi nhánh sẽ có tên gọi của các bộ phận khác nhau. Dưới đây là vị trí công việc trong tiếng Anh của ngành Marketing. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé

3.1. Client - công ty kinh doanh

3.2. Agency - công ty về lĩnh vực marketing

Vị trí trong Marketing bằng tiếng Anh
Vị trí trong Marketing bằng tiếng Anh

4. Phương pháp học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing

Tiếng Anh chuyên ngành vốn không dễ dàng để ghi nhớ do người học cần phải hiểu bản chất vấn đề và có kiến thức nền về chuyên ngành. Đối với ngành Marketing, các từ vựng trong chuyên ngành có thể thay đổi ý nghĩa do sự thay đổi của xu hướng và những điều đang diễn ra trên thế giới cho nên người học cũng cần phải cập nhật thông tin và từ vựng thường xuyên. Dưới đây là một số cách để bạn có thể học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing hiệu quả:

4.1. Học theo kiến thức Marketing

Trong Marketing có rất nhiều mô hình và các thuật ngữ chuyên ngành. Bạn có thể dựa vào những chủ đề trong ngành để từ đó phát triển từ vựng rộng dần theo chủ đề. Ví dụ bạn lựa chọn về 3Cs trong Marketing gồm Customer, Competitor, và Company - Có thể gọi đây là các từ vựng tầng 1.

Sau đó bạn tiếp tục liệt kê các từ vựng liên quan đến Customer như Customer Value, Satisfaction, Loyalty, Segmentation and Targeting,… ta được các từ vựng tầng 2. Tiếp tục liệt kê các từ vựng tầng 3 của từ Segmentation như Demographic, Geographic,… Phương pháp này tựa như sơ đồ tư duy, giúp bạn nhớ từ vựng theo cụm và chủ đề sẽ khiến bạn nhớ từ vựng dễ dàng hơn và logic hơn.

4.2. Xem video về tiếng Anh chuyên ngành Marketing

Não người có xu hướng ghi nhớ từ vựng thông qua âm thanh và hình ảnh nhanh hơn là từ văn bản. Do đó, bạn có thể kết hợp nghe các audio hay video để ghi nhớ từ vựng hơn. Ngoài ra, việc nghe các video chuyên ngành từ video bài giảng đến case study về các chiến dịch Marketing thành công cũng có thể giúp các bạn cập nhật thêm tin tức và xu hướng phát triển các chiến dịch Marketing mỗi ngày.

4.3. Tập đọc - dịch nghiên cứu, sách báo tiếng Anh chuyên ngành Marketing

Phương pháp đọc và dịch Anh - Việt hoặc Việt - Anh tài liệu vẫn luôn là phương pháp giúp tăng khả năng tiếng Anh nhanh chóng dành cho những người đã có nền tảng, hoặc ở trình độ trung cấp trở lên. Đối với việc đọc - dịch, các bạn sẽ có thể học sâu và kỹ càng hơn so với các phương pháp nghe hay đọc tài liệu thông thường. Lợi ích của phương pháp này là

Trau dồi thêm từ vựng, cấu trúc câu

Một điểm đặc biệt của ngành Marketing đó là bạn cần phải rất linh động về mặt ngôn ngữ. Có thể bạn không nhận ra nhưng từ vựng và cấu trúc câu được Marketer sử dụng rất linh hoạt tùy theo mục đích và hoàn cảnh. Ngôn ngữ trong bản kế hoạch của một chiến dịch Marketing sẽ khác với ngôn ngữ khi viết nội dung trong giai đoạn thực thi.

Ngoài ra, các hành văn khi viết nội dung cũng sẽ khác nhau khi được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội và kênh truyền thông khác nhau. Do đó, việc đọc thêm các trang thông tin sẽ giúp bạn phân tích rõ ràng và kỹ càng hơn những sự khác nhau này, đồng thời hiểu rõ hơn ngữ cảnh khi sử dụng một từ vựng và mẫu câu.

Thêm kiến thức chuyên môn

Một lời khuyên là bạn có thể tìm các giáo trình về Marketing của các trường Đại học nổi tiếng trên thế giới với nội dung chính xác, được đúc kết từ các công trình nghiên cứu lớn và đang được giảng dạy và học tập bởi hàng triệu giảng viên, sinh viên. Một số tài liệu nhất định Marketer cần phải biết như là:

Cập nhật xu hướng toàn cầu

Một quy luật bất thành văn của những người làm Marketing đó là “Hiểu chính mình, hiểu khách hàng, hiểu đối thủ”, và bên cạnh đó còn cần “Hiểu thế giới đang làm Marketing như thế nào?”.

Để có thể cập nhật xu hướng nhanh chóng và chính xác, bạn cần phải trực tiếp tham gia vào các cộng đồng Marketing nói chung và cộng đồng của những người đang làm trong ngành mà bạn đang theo đuổi (Giáo dục, Ẩm thực, Du lịch,…) nói riêng.

Một cách dễ dàng nhất để nắm bắt được xu hướng Marketing của thế giới, đồng thời có thể luyện tập từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing đó chính là thường xuyên đọc tin tức trên báo và tạp chí nước ngoài. Bạn có thể tham khảo một số website cho lĩnh vực Marketing sau:

Trau dồi kiến thức thực tế bên cạnh kiến thức chuyên ngành trước khi xin việc
Trau dồi kiến thức thực tế bên cạnh kiến thức chuyên ngành trước khi xin việc

5. Từ vựng chuyên ngành Marketing

Bên dưới là các thuật ngữ Marketing bằng tiếng Anh thông dụng nhất. Các bạn có thể tham khảo nhé!

STT

Từ tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt tương đương

1.

Advertising

Quảng cáo

2.

Auction-type pricing

Định giá trên cơ sở đấu giá

3.

Benefit

Lợi ích

4.

Brand acceptability

Chấp nhận nhãn hiệu

5.

Brand awareness

Nhận thức nhãn hiệu

6.

Brand equity

Giá trị nhãn hiệu

7.

Brand loyalty

Trung thành nhãn hiệu

8.

Brand mark

Dấu hiệu của nhãn hiệu

9.

Brand name

Nhãn hiệu/tên hiệu

10.

Brand preference

Ưa thích nhãn hiệu

11.

Break-even analysis

Phân tích hoà vốn

12.

Break-even point

Điểm hoà vốn

13.

Buyer

Người mua

14.

By-product pricing

Định giá sản phẩm thứ cấp

15.

Captive-product pricing

Định giá sản phẩm bắt buộc

16.

Cash discount

Giảm giá vì trả tiền mặt

17.

Cash rebate

Phiếu giảm giá

18.

Channel level

Cấp kênh

19.

Channel management

Quản trị kênh phân phối

20.

Channels

Kênh(phân phối)

21.

Communication channel

Kênh truyền thông

22.

Consumer

Người tiêu dùng

23.

Copyright

Bản quyền

24.

Cost

Chi Phí

25.

Coverage

Mức độ che phủ(kênh phân phối)

26.

Cross elasticity

Co giãn (của cầu) chéo (với sản phẩm thay thế hay bổ sung)

27.

Culture

Văn hóa

28.

Customer

Khách hàng

29.

Customer-segment pricing

Định giá theo phân khúc khách hàng

30.

Decider

Người quyết định (trong hành vi mua)

31.

Demand elasticity

Co giãn của cầu

32.

Demographic environment

Yếu tố (môi trường) nhân khẩu

33.

Direct marketing

Tiếp thị trực tiếp

34.

Discount

Giảm giá

35.

Discriminatory pricing:

Định giá phân biệt

36.

Distribution channel

Kênh phân phối

37.

Door-to-door sales

Bán hàng đến tận nhà

38.

Dutch auction

Đấu giá kiểu Hà Lan

39.

Early adopter

Nhóm (khách hàng) thích nghi nhanh

40.

Economic environment

Yếu tố (môi trường) kinh tế

41.

End-user

Người sử dụng cuối cùng, khách hàng cuối cùng

42.

English auction

Đấu giá kiểu Anh

43.

Evaluation of alternatives

Đánh giá phương án thay thế

44.

Exchange

Trao đổi

45.

Exclusive distribution

Phân phối độc quyền

46.

Franchising

Chuyển nhượng đặc quyền kinh tiêu

47.

Functional discount

Giảm giá chức năng

48.

Gatekeeper

Người gác cửa(trong hành vi mua)

49.

Geographical pricing

Định giá theo vị trí địa lý

50.

Going-rate pricing

Định giá theo giá thị trường

51.

Group pricing

Định giá theo nhóm

52.

Horizontal conflict

Mâu thuẫn hàng ngang

53.

Image pricing

Định giá theo hình ảnh

54.

Income elasticity

Co giãn (của cầu) theo thu nhập

55.

Influencer

Người ảnh hưởng

56.

Information search

Tìm kiếm thông tin

57.

Initiator

Người khởi đầu

58.

Innovator

Nhóm(khách hàng) đổi mới

59.

Intensive distribution

Phân phối đại trà

60.

Internal record system

Hệ thống thông tin nội bộ

61.

Laggard

Nhóm ( khách hàng) lạc hậu

62.

Learning curve

Hiệu ứng thực nghiệm, hiệu ứng kinh nghiệm, hiệu ứng học tập

63.

List price

Giá niêm yết

64.

Location pricing

Định giá theo vị trí và không gian mua

65.

Long-run Average Cost - LAC

Chi phí trung bình trong dài hạn

66.

Loss-leader pricing

Định giá lỗ dể kéo khách

67.

Mail questionnaire

Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi gửi thư

68.

Market coverage

Mức độ che phủ thị trường

69.

Marketing

Tiếp thị

70.

Marketing channel

Kênh tiếp thị

71.

Marketing concept

Quan điểm thiếp thị

72.

Marketing decision support system

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định

73.

Marketing information system

Hệ thống thông tin tiếp thị

74.

Marketing intelligence

Tình báo tiếp thị

75.

Marketing mix

Tiếp thị hỗn hợp

76.

Marketing research:

Nghiên cứu tiếp thị

77.

Markup pricing

Định giá cộng lời vào chi phí

78.

Mass-customization marketing

Tiếp thị cá thể hóa theo số đông

79.

Mass-marketing

Tiếp thị đại trà

80.

Middle majority

Nhóm (khách hàng) số đông

81.

Modified rebuy

Mua lại có thay đổi

82.

MRO-Maintenance Repair Operating

Sản phẩm công nghiệp thuộc nhóm cung ứng

83.

Multi-channel conflict

Mâu thuẫn đa cấp

84.

Natural environment

Yếu tố (môi trường) tự nhiên

85.

Need

Nhu cầu

86.

Network

Mạng lưới

87.

New task

Mua mới

88.

Observation:

Quan sát

89.

OEM - Original Equipment Manufacturer

Nhà sản xuất thiết bị gốc

90.

Optional- feature pricing

Định giá theo tính năng tuỳ chọn

91.

Packaging

Đóng gói

92.

Perceived - value pricing

Định giá theo giá trị nhận thức

93.

Personal interviewing

Phỏng vấn trực tiếp

94.

Physical distribution

Phân phối vật chất

95.

Place

Phân phối

96.

Political-legal environment

Yếu tố (môi trường) chính trị pháp lý

97.

Positioning

Định vị

98.

Post-purchase behavior

Hành vi sau mua

99.

Price

Giá

100.

Price discount

Giảm giá

101.

Price elasticity:

Co giãn ( của cầu) theo giá

102.

Primary data

Thông tin sơ cấp

103.

Problem recognition

Nhận diện vấn đề

104.

Product

Sản phẩm

105.

Product Concept

Quan điểm trọng sản phẩm

106.

Product-building pricing

Định giá trọn gói

107.

Product-form pricing

Định giá theo hình thức sản phẩm

108.

Production concept

Quan điểm trọng sản xuất

109.

Product-line pricing

Định giá theo họ sản phẩm

110.

Product-mix pricing

Định giá theo chiến lược sản phẩm

111.

Product-variety marketing

Tiếp thị đa dạng hóa sản phẩm

112.

Promotion:

Chiêu thị

113.

Promotion pricing

Đánh giá khuyến mãi

114.

Public Relation

Quan hệ cộng đồng

115.

Pull Strategy

Chiến lược (tiếp thị) kéo

116.

Purchase decision

Quyết định mua

117.

Purchaser

Người mua (trong hành vi mua)

118.

Push Strategy

Chiến lược tiếp thị đẩy

119.

Quantity discount

Giảm giá cho số lượng mua lớn

120.

Questionnaire

Bảng câu hỏi

121.

Relationship marketing

Tiếp thị dựa trên quan hệ

122.

Research and Development (R & D)

Nguyên cứu và phát triển

123.

Retailer

Nhà bán lẻ

124.

Sales concept:

Quan điểm trọng bán hàng

125.

Sales information system

Hệ thống thông tin bán hàng

126.

Sales promotion

Khuyến mãi

127.

Satisfaction

Sự thỏa mãn

128.

Sealed-bid auction

Đấu giá kín

129.

Seasonal discount

Giảm giá theo mùa

130.

Secondary data

Thông tin thứ cấp

131.

Segment

Phân khúc

132.

Segmentation

(Chiến lược) phân thị trường

133.

Selective attention

Sàng lọc

134.

Selective distortion

Chỉnh đốn

135.

Selective distribution

Phân phối sàng lọc

136.

Selective retention

Khắc họa

137.

Service channel

Kênh dịch vụ

138.

Short-run Average Cost -SAC

Chi phí trung bình trong ngắn hạn

139.

Social -cultural environment

Yếu tố (môi trường) văn hóa xã hội

140.

Social marketing concept

Quan điểm tiếp thị xã hội

141.

Special-event pricing

Định giá cho những sự kiện đặc biệt

142.

Straight rebuy

Mua lại trực tiếp

143.

Subculture

Văn hóa phụ

144.

Survey

Điều tra

145.

Survival objective

Mục tiêu tồn tại

146.

Target market

Thị trường mục tiêu

147.

Target marketing

Tiếp thị mục tiêu

148.

Target-return pricing

Định gía theo lợi nhuận mục tiêu

149.

Task environment

Môi trường tác nghiệp

150.

Technological environment

Yếu tố (môi trường) công nghệ

151.

The order-to-payment cycle

Chu kỳ đặt hàng và trả tiền

152.

Timing pricing

Định giá theo thời điểm mua

153.

Trademark

Nhãn hiệu đăng ký

154.

Transaction

Giao dịch

155.

Two-part pricing

Định giá hai phần

156.

User

Người sử dụng

157.

Value

Giá trị

158.

Value pricing

Định giá theo giá trị

159.

Vertical conflict

Mâu thuẫn hàng dọc

160.

Want

Mong muốn

161.

Wholesaler

Nhà bán sỉ

Từ vựng tiếng Anh chủ đề Marketing
Từ vựng tiếng Anh chủ đề Marketing

6. Trang bị tiếng Anh chuyên ngành Marketing khi đi xin việc như thế nào?

6.1. Lưu ý khi phỏng vấn vị trí Marketing bằng tiếng Anh

Sau khi đã thành công thông qua vòng hồ sơ bạn sẽ phải đối mặt với thử thách lớn hơn đó là phỏng vấn. Trong một buổi phỏng vấn vị trí Marketing, nhà tuyển dụng có thể tách thành hai vòng phỏng vấn kiến thức chuyên môn và kỹ năng và phỏng vấn hoặc làm bài kiểm tra tiếng Anh chuyên ngành Marketing, hoặc trực tiếp hỏi kiến thức và kỹ năng của bạn bằng tiếng Anh. Vậy bạn cần chuẩn bị những gì?

6.2. Hãy chuẩn bị sẵn một ví dụ về chiến lược Marketing thành công và thất bại

Chiến lược Marketing này có thể là kinh nghiệm của bạn hoặc từ một case study trên thực tế. Bạn cần phải thực sự hiểu rất rõ ví dụ mà bạn muốn đưa ra cho nhà tuyển dụng, từ cách thức nghiên cứu thị trường, lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch, thực thi, và đo lường đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing của mình cùng lý do tại sao chiến lược Marketing đó lại thành công hoặc thất bại. Các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Marketing được sử dụng cần phải thực sự chính xác và hợp ngữ cảnh.

6.3. Chuẩn bị trước câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp bằng tiếng Anh chuyên ngành Marketing

Đối với ứng viên ngành Marketing, đặc biệt là các vị trí Marketing Planner hoặc Content Marketing, các bạn rất dễ gặp phải một số câu hỏi sau:

Tóm lại, hãy luôn sẵn sàng trả lời cho các câu hỏi “How”. Việc đọc báo và tin tức về Marketing trên các Website được giới thiệu ở phần đầu tiên có thể giúp bạn tích lũy được rất nhiều thông tin bổ ích, khiến bạn tự tin hơn khi tham gia các buổi phỏng vấn vị trí Marketing bằng tiếng Anh đó!

7. Sách tiếng Anh chuyên ngành Marketing

7.1. English For Socializing

Cuốn sách English For Socializing giúp các bạn Marketer rèn luyện và nâng cao vốn từ vựng của mình thông qua những tình huống giao tiếp cơ bản thuộc lĩnh vực marketing.

Nội dung sách bao gồm các kỹ năng về: liên lạc, đón tiếp, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và cả những tác phong nghề nghiệp như ăn mặc, hành vi cử chỉ sao cho đúng khi giao tiếp với khách hàng.

Sách English For Socializing
Sách English For Socializing

7.2. English for Marketing and Advertising

Đây cũng là một cuốn sách mà dân marketing không nên bỏ qua. Vì trong đây, ngoài những kiến thức cơ bản về từ vựng, nó còn có cả các case study kinh điển trong lĩnh vực này.

Dưới mỗi bài học, còn có các lý giải và các bước căn bản marketing của marketing để bạn vận dụng vào thực tế hiệu quả hơn.

Sách English for Marketing and Advertising
Sách English for Marketing and Advertising

7.3. English for Email

Đây là cuốn sách cung cấp những kiến thức về kỹ năng đọc và viết mail - một trong những công cụ liên lạc phổ biến nhất của giới kinh doanh.

Ngoài ra, trong sách còn có các kiến thức về kỹ năng đặt lịch hẹn, trao đổi thông tin với đối tác.

Sách English for Email

7.4. English for Presentations

English for Presentations cung cấp các kiến thức hữu ích về kỹ năng thuyết trình. Đặc biệt là cách chuyển ý, dẫn dắt vào câu chuyện và cách truyền đạt sao cho hấp dẫn nhất.

Sách English for Presentations

7.5. English for Customer Care

Sách English for Customer Care cung cấp các khía cạnh về chăm sóc khách hàng, làm thế nào để duy trì mối quan hệ và giữ chân khách hàng.

Sách English for Customer Care
Sách English for Customer Care

Ngoài ra, sách còn bật mí những cách để chăm sóc khách hàng qua điện thoại, thư điện tử, cách giải quyết các tình huống khiếu nại của khách hàng.

Hy vọng bài viết trên đây đã mang lại cho các bạn kiến thức bổ ích về tiếng Anh chuyên ngành Marketing cũng như cách thức để học tập từ vựng hiệu quả. Các bạn cùng nâng cao lợi thế cạnh tranh cho bản thân trong thời đại 4.0 bằng cách thành thạo Tiếng Anh cùng với NativeX nhé!

Tác giả: NativeX

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/ke-hoach-truyen-thong-tieng-anh-la-gi-a36646.html