Là một trong những mẫu máy ảnh lâu đời nhất trên thế giới, máy ảnh film luôn đem đến một cảm giác hoài cổ, thích thú cho người sử dụng. Mặc dù ở thời đại này người ta hay sử dụng đến những chiếc máy ảnh kỹ thuật số nhưng vẫn có một bộ phận lớn người dùng bao gồm cả già và trẻ yêu thích sự cổ điển và màu sắc trên những chiếc máy ảnh film. Nếu bạn cũng là một người “mê mệt” điều đó thì VJShop sẽ giới thiệu tới bạn đọc chi tiết máy ảnh film là gì, có những loại máy ảnh phim nào trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm:
Máy ảnh film hay được còn được gọi với cái tên khác là máy ảnh cơ. Đây là một trong những mẫu máy ảnh có từ rất lâu rồi. Chiếc máy hoạt động nhờ những cuộn film và không liên quan gì đến điện.
Với những chiếc máy ảnh film điều quan trọng nhất để tạo nên một bức ảnh đẹp chính là nguồn ánh sáng. Tuy nhiên việc này cũng còn phải phụ thuộc thêm vào cuộn phim phù hợp thì bạn mới có một tấm hình ưng ý.
Máy ảnh là một phát minh vô cũng quan trọng và vĩ đại trong lịch sử loài người và những chiếc máy ảnh film vẫn không ngừng phát triển và cải tiến để phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng. Cũng nhờ có sự xuất hiện của máy ảnh mà thế giới xuất hiện một lĩnh vực nghệ thuật mới được ra đời mang tên nhiếp ảnh và những nghề nghiệp mới như nhiếp ảnh gia cũng hiện diện.
Bậc “ông, cha” của những chiếc máy ảnh film đã xuất hiện từ thế kỷ 11 với tên gọi “camera obscura” theo tiếng Latin thì obscura có nghĩa là “buồng tối”. Những chiếc máy ảnh “buồng tối” này là một thiết bị đã xuất hiện từ thời cổ đại của người Trung Hoa và Hy Lạp cổ. Khi sử dụng, người ta sẽ dùng một cái ống hoặc một cái lỗ kim để chiếu lại cảnh vật bên ngoài “buồng tối”.
Sau đó vào năm 1568, ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra chiếc máy ảnh có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của những bức ảnh. Năm 1802, Tomas Erdward và Gamphri Devid đã tìm ra cách in những bức ảnh ra trên một loại giấy đặc biệt (tuy nhiên những bức ảnh này lại không thể bảo quản được).
Đến năm 1806, Zozep Nips đã sáng chế ra một chiếc máy ảnh kiểu hộp cho phép thu được ảnh âm bản. Năm 1835, ông William Tabot là người đầu tiên trên thế giới đã làm ra dương bản từ ảnh âm và thu được những bức ảnh với độ nét ấn tượng.
Năm 1839, ông Luis Dage đã phát minh ra định vị ảnh trên các miếng bạc và theo thời gian đã có rất nhiều cùng đóng góp ý tưởng và công sức vào việc hoàn thiện chiếc máy ảnh. Cuối cùng đến năm 1888 chiếc máy ảnh hiện đại đầu tiên của hãng Eastman Dry Play and Film được ra đời. Và theo thời gian các mẫu máy ảnh film vô cùng thịnh hành thời điểm trước khi xuất hiện chiếc máy kĩ thuật đầu tiên mang tên Sony Magica (Magnetic Video Camera) sản xuất năm 1981 ra đời.
Theo chiều dài lịch sử từ những thế kỷ 11, đã có rất nhiều phiên bản của những chiếc máy ảnh film thô sơ nhưng VJShop sẽ chỉ nhắc đến chiếc máy gần hoàn chỉnh nhất và gần như đã định hình một giai đoạn cường thịnh của những chiếc máy ảnh film.
Chắc chắn là Eastman Dry Play and Film (sau đổi tên thành Kodak) chiếc máy ảnh đầu tiên trên thị trường được ra đời vào năm 1888. Chiếc máy này được nạp sẵn phim rộng 6cm đủ để chụp 100 tấm. Sau khi chụp hết phim, máy ảnh được gửi trả về cho công ty để lấy phim ra và in tráng. Sau đó, nó sẽ được nạp lại phim và gửi trả cùng thành phẩm về cho khách hàng.
Sau này bất đầu xuất hiện những hãng máy ảnh khác như Leica (1924), Fujifilm (1940), Minolta, Olympus,...
Máy ảnh phản xạ ống kính đơn, tiếng anh được gọi là Single-lens-reflex camera và được viết tắt là SLR. Đây là dòng máy ảnh film sử dụng một ống kính và gương lật để phản chiếu cảnh đi lên từ ống kính. Từ đó, người dùng có thể quan sát được những gì mà ống kính ghi nhận. Các hoạt động như lấy nét và đo sáng đều phải thông qua thấu kính. Hầu hết các máy ảnh SLR dùng một lăng kính năm cạnh hoặc gương năm cạnh ở trên đỉnh máy để quan sát ảnh qua ống ngắm, cũng có ngắm khác nằm ở ngang thân hay lăng kính Porro.
Canon AE-1, máy ảnh SLR 35 mm phổ biến đã bán được hơn một triệu chiếc.
Những chiếc máy ảnh phản xạ ống kính đơn thường sử dụng cuộn phim 35mm, một loại phim vô cùng phổ biến. Điều này giúp bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn với những cuộn phim từ màu đến đen trắng để phục vụ nhu cầu quay, chụp của bạn.
Ưu điểm lớn nhất của máy ảnh film là kích thước âm bản mà nó tạo ra. Tùy thuộc và máy ảnh, với cuộn phim 120mm âm bản có thể là 6x6, 6x7, 6x4,5 và 6x9cm, cung cấp cho bạn âm bản lớn hơn nhiều so với phim 35mm. Kích thước phim đó sẽ giúp bạn tạo ra những bức ảnh lớn hơn nhiều so với phim 35mm và không bị nhiễu ở bản cuối cùng. Về mặt kỹ thuật số thì có thể gọi những máy ảnh sử dụng phim 120mm có độ phân giải cao hơn 35mm.
Được công bố vào năm 1948, Hasselblad 1600F là máy ảnh SLR đầu tiên trên thế giới dành cho phim định dạng trung bình. Kiểu máy ảnh này với kính ngắm ngang thắt lưng đã trở nên phổ biến trong ngành nhiếp ảnh.
Máy ảnh Rangefinder hay còn được gọi là máy ảnh quang trắc, là loại máy ảnh lấy nét sử dụng kết cấu quang trắc trên máy ảnh độc lập với ống kinh. Máy ảnh kiểu này không có khung ngắm theo kiểu “viewfinder” mà thay vào đó là “framline”. Có nghĩa là người chụp nhìn thấy vật thể qua khung ngắm hoàn toàn độc lập với ống kính, khác với máy ảnh SLR sử dụng hệ thống gương lật để nhìn thấy hình ảnh.
Máy ảnh film Rangefinder Minolta HI-Matic E 35mm
Trên khung ngắm sẽ có hai ảnh là ảnh thật và ảnh lấy nét. Khi lấy nét, người chụp sẽ phải điều chỉnh trên máy ảnh sao cho ảnh thật và ảnh lấy nét trùng nhau. Một số máy ảnh Rangefinder cho phép phóng lớn framline để việc lấy nét chuẩn xác hơn. Nhiều mẫu máu có ống kính cố định, nhưng cũng có những loại sở hữu ống kính có thể hoán đổi cho nhau.
Máy ảnh film Rangefinder Leica MP
Máy Ảnh Film Leica M6
Đây là mẫu máy ảnh sử dụng thiết kế TLR (twin-lens reflex) sử dụng hai ống kính với tiêu cực giống nhau ở phía trước máy. Một “ống chụp” để nhận và tập trung ánh sáng lên tấm phim. Ống còn lại được gọi là “ống ngắm”, được đặt ngay ở trên “ống chụp”, ống này sẽ thu ánh sáng để rọi và một tấm gương đặt chéo 45 độ và phản chiếu lên màn ngắm ở phía trên.
Với thiết kế này gương trong máy được đặt cố định, không phải lật lên để cho ánh sáng đi qua nhưng trên máy SLR. Điều này giúp triệt tiêu rung động từ việc lật gương, khiến ảnh đỡ bị mờ nhòe, nhất là khi máy ảnh này ra mắt vào thời điểm công nghệ chưa phát triển, các cơ chế hoạt động còn cồng kềnh và thô sơ. Ngoài ra máy ảnh Rolleiflex cũng có một số hạn chế như không thể cung cấp khả năng thay đổi ống kính hay không thể chụp được phía trên của đối tượng và ở dưới do vướng “ống ngắm”.
Một máy ảnh Rolleiflex TLR
Chiếc máy ảnh kiểu TLR đầu tiên mang thương hiệu Rolleiflex được ra mắt vào năm 1927 và từ đó mọi người thường quen gọi là máy ảnh Rolleiflex chứ không sử dụng tên TLR. Và vào năm 2018, chiếc máy này đã quay trở lại nhưng không nhận được sự đón nhận quá lớn từ giới mộ điệu.
Máy ảnh point-and-shoot hay còn được gọi tắt là máy ảnh pns và hiểu theo nghĩa Việt là ngắm và chụp. Các dòng máy point-and-shoot thường có phong cách thiết kế nhỏ gọn vừa tay, cùng một ống kính cố định ở phía trước. Mẫu máy này từng được rất nhiều nhiều ưu thích bởi cách thức sử dụng đơn giản cũng như kích thước nhỏ gọn dễ dàng mang theo khi đi du lịch.
Máy ảnh ngắm và chụp 35mm Olympus XA 2
Đúng như cái tên gọi point-and-shoot việc của bạn khi sử dụng chiếc máy này chỉ đơn giản là cầm máy lên ngắm và chụp, chiếc máy sẽ thay bạn làm tất cả những việc khác. Dòng máy này sở hữu một ống kính cố định ở phía trước, điều chỉnh được độ phóng đại nhưng không hề hỗ trợ lens đi kèm, ngoài ra thì tốc độ màn trập và khẩu độ cũng được cố định luôn.
Những chiếc máy nhẹ và nhỏ nên tất cả những thao tác bạn có thể làm được trên máy ngoài chụp ra là điều chỉnh tốc độ phim, bật tắt đèn flash, phóng to hoặc thu nhỏ.
Máy ảnh khổ lớn được xem là tiền thân của nhiều máy ảnh film thời sau. Máy ảnh khổ lớn có kích thước 9x12cm hoặc có thể lớn hơn. Những chiếc máy ảnh này luôn dễ dàng nhận diện bởi các nhiếp ảnh gia luôn có một tấm vải đen trùm đầu để họ có thể lập bố cục và lấy nét ảnh.
Đây là kiểu máy ảnh cổ mà các nhiếp ảnh gia vĩ đại như Ansel Adams, Yousuf Karsh, Edward Weston và Irving Penn đã sử dụng. Với kích thước lớn cho phép họ tạo ra các bức ảnh cực lớn và cũng cung cấp độ sâu trường ảnh lớn hơn các máy ảnh khác.
Một máy ảnh khổ lớn Globus M 18x24cm
Máy ảnh khổ lớn này cho ra những định dạng ảnh khác nhau từ 4x5, 8x10 và 11x14. Những âm bản lớn này giúp cho ra những hình đẹp và hầu như không bị nhiễu. Nếu vào ngày nay bạn sử dụng bức ảnh này bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể chụp được một bức ảnh bởi công tác chuẩn bị vô cùng cồng kềnh.
Máy ảnh chụp ảnh lấy ngay là một tên gọi chung của một chiếc máy ảnh mini có khả năng tạo ra một bức ảnh cực nhanh chỉ tầm 1 đến 2 phút. Và hãng đi đầu trong việc sản xuất chiếc máy này đó là Polaroid, vào năm 1963 Polaroid Corporation đã cho ra đời chiếc máy ảnh lấy liền đầu tiên sau đó mới đến Kodak, Fujifilm, Lomography,...
Máy ảnh lấy liền Polaroid Supercolor 1000
Ngay khi ra mắt, những chiếc máy ảnh chụp lấy ngay đã gây sự chú ý với kiểu dáng nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng mức giá rẻ hơn so với những chiếc máy ảnh khác thời kỳ đấy. Tuy nhiên kích cỡ ảnh của bạn sẽ bị phụ thuộc và một khổ phim nhất định, phim có độ bền không cao, dễ bị hỏng dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm, chất lượng hình ảnh không quá ấn tượng so với những máy ảnh khác.
Máy Ảnh Film Leica Sofort
Máy Ảnh Fujifilm Instax Mini 11 với đa dạng màu sắc để lựa chọn
Tuy nhiên nếu bạn muốn trải nghiệm một kiểu máy ảnh film độc đáo thì những chiếc máy ảnh chụp lấy liền này sẽ là chiếc máy mà bạn cực kỳ yêu thích.
Máy ảnh dùng một lần hay tiếng anh là (disposable camera) là loại máy ảnh được bán kèm với một cuộn phim trong máy và bạn sẽ chỉ được chụp một lần (chụp hết phim và không thể thay thế). Tuy nhiên, vẫn có một số hãng đưa ra những sản phẩm có thể sử dụng một vài lần sau đó.
Những chiếc máy ảnh này thường được trang bị sẵn đèn flash có phạm vi chiếu sáng khoảng 3 mét. Có một số biến thể thú vị trên máy ảnh dùng một lần có thể tạo ra những bức ảnh vô cùng độc đáo.Lomography là một hãng chuyên tạo ra những chiếc máy ảnh chụp một lần.
Một chiếc máy ảnh Kodak dùng một lần
Với thiết kế nhỏ gọn, bạn sẽ chỉ có thể sử dụng nút chụp và bật tắt đèn flash mà thôi. Đây sẽ là chiếc máy ảnh tuyệt vời cho những người chưa có kinh nghiệm chụp ảnh hay những bạn nhỏ muốn học về chụp ảnh film.
Đây là chiếc máy ảnh khá phổ biến vào những năm 1950. Những chiếc máy ảnh stereo thường có hai hoặc nhiều ống kính. Với thiết kế này cho phép máy ảnh mô phỏng tầm nhìn của con người và tạo ra khả năng chụp ảnh ba chiều.
Một máy ảnh âm thanh nổi Kodak 35mm
Chiếc máy ảnh Panorama đã có từ thế kỷ 19 và những người phát minh ra chiếc máy này muốn tạo ra những hình ảnh lớn và chi tiết hơn. Thay vì sử dụng cuộn phim 35mm, máy ảnh này sẽ sử dụng những cuộn rộng hơn để chụp. Trường nhìn ở những chiếc máy ảnh Panorama xấp xỉ 75º, một con số ấn tượng ở thời kỳ bấy giờ.
Một máy ảnh Panorama Widelux F7
Máy ảnh gấp được ra đời vào giai đoạn giữa thế kỷ 19 và được rất nhiều hãng sản xuất ra. Lý do máy được đặt tên là máy ảnh gấp khả năng có thể tự gấp lại tạo nên một chiếc máy ảnh nhỏ gọn, di động.
Một chiếc máy ảnh gập Baldafix
Để lấy nét trên chiếc máy ảnh này bạn cần phải điều chỉnh độ dài của ống thổi giữa ống kính và mặt phẳng film. Một sô mẫu máy ảnh gấp còn có thể điều chỉnh mặt phẳng thấu kính cho phép bạn chụp được những hiệu ứng độc đáo.
Ở phiên bản máy ảnh gấp đầu tiên có định dạng 4x6 nhưng về sau những người dùng ưa thích sự nhỏ gọn hơn và đã điều chỉnh xuống còn 35mm hoặc 120mm.
Chiếc máy ảnh hộp có thiết kế vô cùng đơn giản khi vật liệu để làm ra chúng chỉ là những tấm bìa cứng, gỗ hoặc nhựa có lắp thêm ống kính và kính ngắm. Một trong những máy ảnh hộp phổ biến nhất vẫn còn được sử dụng đến hiện nay là Kodak Brownie. Chiếc máy này được làm từ một loại nhựa đặc biệt gọi là Bakelite. Những chiếc máy ảnh này sử dụng cuộn phim 620.
Một chiếc máy ảnh hộp Kodak Brownie
Những chiếc máy ảnh cổ điển này bạn sẽ không thể điều chỉnh được bất kì điều gì từ tốc độ màn trập, khẩu độ hoặc lấy nét. Và chúng sẽ chỉ hoạt động tốt trong các môi trường đầy đủ ánh sáng. Sự đơn giản của những chiếc máy ảnh này đã giúp chúng vẫn khá dễ bắt gặp dù là ở thế kỉ 21.
máy ảnh lỗ kim có một bề dày lịch sử lên đến hàng ngàn năm và có thể được coi là kiểu máy ảnh đầu tiên trên hành tinh. Khởi nguồn từ các nhà triết học tự nhiên thời kỳ Phục Hưng như Alhazen (965-1039) đã nhận thấy hiệu ứng thấu kính của những khẩu độ nhỏ, đặc biệt khi nguyệt thực, các mảng sáng nằm giữa bóng của tán lá sẽ dần dần thay đổi hình dạng. Và theo thời gian định nghĩa hiệu ứng “lỗ kim” chính thức ra đời và dần được các nhà nghệ thuật thời đại cũ và mới đón nhận một cách nồng nhiệt.
Một chiếc máy ảnh lỗ kim 35mm tự chế
Đây là một trong những công cụ tuyệt vời để dạy cho các bạn nhỏ về những nguyên lý cơ bản của chụp ảnh film. Bạn có thể tạo ra chiếc máy lỗ kim từ những thứ đơn giản như một chiếc hộp hay thậm chí ở trong một quả cam. Nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng máy ảnh lỗ kim để tạo ra những bức hình đậm chất nghệ thuật.
Máy ảnh báo chí hay còn được gọi bằng tiếng là “press camera”, tên gọi này bắt nguồn từ việc bạn nhiếp ảnh gia sẽ cần phải phần nút bấm khá đặc biệt.
Chiếc máy ảnh này được giới báo chí sử dụng một cách rộng rãi vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20 bởi chúng có một số đặc điểm chung như có thể thu gọn lại để cất vào trong hộp, tương thích với cả phim tấm và phim cuộn. Phổ biến nhất ở giai đoạn này chính là chiếc Graflex Speed Graphic và Crown Graphic được đa số dân báo dùng để tác nghiệp.
Kích thước của những tấm ảnh trên chiếc máy ảnh báo chí này cho ra thường sẽ ở định dạng 4x5. Cũng có một số máy được sản xuất với định dạng 6x9, 6x6 hoặc 6x12. Sau này khi có sự xuất hiện của máy ảnh Rolleiflex thì mẫu máy ảnh báo chí dần đi vào quên lãng.
Máy ảnh báo chí Graflex Speed Graphic
Trên đây, VJShop đã giới thiệu với các bạn về những mẫu máy gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của máy ảnh film. Nếu bạn có những chiếc máy nào khác hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/film-la-gi-a37519.html