Hiện nay, Luật là một trong những ngành “HOT” được nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn bởi cơ hội việc làm hấp dẫn và triển vọng nghề nghiệp tương lai. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Luật tại Việt Nam hiện nay đang ra sao? Cùng khám phá với TopCV qua bài viết này!
Ngành Luật là một ngành tương đối rộng, trong Luật có nhiều chuyên ngành khác nhau và mỗi chuyên ngành lại mang tính chất đặc thù, riêng biệt. Dưới đây là những thông tin tổng quan về ngành này.
Luật là ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Ngành Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.
Trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam, ngành Luật bao gồm 10 chuyên ngành: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Dân sự, Luật Kinh tế, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tài chính và Luật Lao động.
Các chuyên ngành nổi bật nhất trong Luật:
Trong các chuyên ngành của ngành Luật thì Luật Dân sự được coi là chuyên ngành phổ biến nhất. Luật dân sự là chuyên ngành Luật tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự đó. Đây là chuyên ngành giải quyết các vấn đề như: pháp lý, hôn nhân gia đình, sự tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức, v.v..
Người học ngành Luật Dân sự sẽ được đào tạo các kiến thức về: hợp đồng dân sự, tố tụng dân sự hay các vấn đề về luật hôn nhân gia đình, vấn đề về sở hữu công nghiệp hay hợp đồng lao động, v.v..
Cụ thể, Luật Dân sự sẽ bao gồm các nội dung đào tạo, nguyên tắc và chế định khác nhau mà người học cần nắm được là:
Ngành Luật thương mại quốc tế là một chuyên ngành Luật chuyên nghiên cứu và đào tạo về Luật và các quy tắc điều chỉnh các hoạt động thương mại giữa các quốc gia với nhau.
Luật Thương mại quốc tế cung cấp những kiến thức cơ bản về việc điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hóa, giao dịch thương mại, bảo hiểm quốc tế, các quy định, luật pháp liên quan đến giao dịch, hợp tác mua bán hàng hóa với các đối tác, khách hàng quốc tế.
Về kiến thức chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế, bạn sẽ được đào tạo về pháp luật của hệ thống thương mại thế giới WTO, thiết chế thương mại khu vực, hiệp định hợp tác thương mại, pháp luật thương mại của các đối tác quan trọng của Việt Nam như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, v.v.. pháp luật hợp đồng thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.
Ngoài ra, đây cũng là chuyên ngành đòi hỏi các kiến thức liên quan nhất định đến lĩnh vực ngân hàng, thuế, kinh tế, tài chính, môi trường, đất đai, v.v..
Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quy định tội phạm, xác định hình phạt với các tội phạm nhằm đấu tranh chống tội phạm, loại trừ mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Luật Hình sự bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
Chương trình đào tạo của Luật hình sự cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tiễn về tư pháp hình sự, bao gồm:
Một số môn học tiêu biểu của ngành Luật Hình sự có thể kể đến như: Đấu tranh phòng chống tội phạm, Tội phạm học, Tâm thần học tư pháp, Tâm lý học tư pháp, Giám định pháp y, Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Khoa học điều tra hình sự, Thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, v.v..
Luật Kinh tế là một tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
Luật Kinh tế có nhiệm vụ điều chỉnh hai nhóm quan hệ chủ yếu, đó chính là:
Luật Kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Để duy trì nền kinh tế ổn định, cũng như giải quyết các tranh chấp, xung đột phát sinh trong kinh doanh rất cần đến Luật này. Ngoài ra, Luật Kinh tế còn giúp đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra theo đúng quy trình giao thương trong và ngoài nước.
Ngành Luật Kinh tế là chuyên ngành kết hợp giữa Luật học và các kiến thức tổng hợp từ Kinh tế học, bao gồm: thương mại và kinh tế. Để theo ngành Luật Kinh tế bạn cần nắm vững các kiến thức về Pháp luật về doanh nghiệp, Luật sử hữu trí tuệ, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, v.v..
Tìm việc ngành Luật
Nên học Luật tại trường nào? Hiện nay có rất nhiều trường Đại học tại Việt Nam đào tạo ngành Luật. Tùy vào năng lực cũng như điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn một trong số những trường đào tạo Luật hàng đầu tại Việt Nam mà TopCV đã thống kê qua bảng dưới đây:
Cập nhật tháng 09/2023
Ngành Luật năm 2023 đang ngày càng chứng tỏ sức hút của mình thông qua những số liệu về ngành và những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn đang ngày càng phát triển.
Xã hội ngày nay đang ngày càng phát triển và thay đổi trong mọi mặt, từ kinh tế đến văn hóa, giáo dục cũng như khoa học, công nghệ, môi trường, v.v.. Điều này góp phần hình thành thêm nhiều vấn đề pháp luật phức tạp liên quan. Vì vậy có thể nói, ngành Luật đang ngày càng trở nên quan trọng và thu hút với nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Theo thông tin từ Tòa án Nhân dân Tối cao, đến nay, toàn ngành Tòa án đã có 4.957 thẩm phán. Đồng thời, tính đến hết năm 2022, tổng số luật sư tại Việt Nam là 17.317 Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư là hơn 4.000. Trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 1.000 Luật sư thành viên (theo Liên đoàn Luật sư Việt Nam). Ngoài ra còn có một số lượng lớn các cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương khác chưa được thống kê cụ thể.
Trên thế giới, Luật sư là một trong 10 nghề có thu nhập cao nhất dù không được Nhà nước trả lương. Còn tại Việt Nam, kết quả khảo sát giai đoạn 2020 - 2025 từ Trung tâm dự báo nguồn nhân lực cho thấy, lao động có mức lương bình quân trên 15 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao ở nghề Luật.
Bạn có thể làm việc tại các Bộ, các phòng ban Nhà nước hay mở một văn phòng chuyên về luật riêng hoặc cũng có thể tư vấn luật tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt, sự phát triển của làn sóng start-up đặt ra nhu cầu cấp thiết về đội ngũ Pháp chế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các start-up cần nguồn nhân lực Pháp chế am hiểu pháp luật để đảm bảo hoạt động xin giấy phép, giải quyết các vấn đề sở hữu trí tuệ, chính sách đầu tư của công ty.
Có thể nói hiện nay, ngành Luật là một trong những ngành có cơ hội việc làm rộng mở và linh hoạt. Việt Nam là một trong những quốc gia đang khát nhân lực ngành Luật. Không chỉ làm Luật sư, cử nhân Luật sau khi ra trường có thể đảm nhận các chức vụ như:
Công chứng viên là vị trí quen thuộc với người dân khi có nhu cầu công chứng bất cứ giấy tờ nào. Họ là người được ủy quyền để thực hiện việc công chứng nhằm đảm bảo tính hợp pháp và xác thực của văn bản, giấy tờ và giao dịch pháp lý. Công chứng viên có thể làm việc tại văn phòng công chứng, công ty luật hay các bộ phận trong phòng ban Nhà nước.
Luật Công chứng của nhà nước Việt Nam năm 2014 quy định: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
Mức lương vị trí Công chứng viên: Trung bình từ 6.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là 4.000.000 đồng/tháng và cao nhất là 20.000.000 đồng/tháng.
Chuyên viên pháp lý thường làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp với nhiệm vụ hỗ trợ và tư vấn cho những tổ chức này về các quy định pháp luật. Cùng với sự phát triển, mở cửa kinh tế thì vị trí chuyên viên pháp lý cũng có nhu cầu tuyển dụng khá cao hiện nay.
Công việc của một chuyên viên pháp lý sẽ xoay quanh những vấn đề liên quan đến sự hình thành, chuyện của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được yếu tố tuân thủ pháp luật. 3 nhóm nhiệm vụ chính của Chuyên viên pháp lý:
Mức lương vị trí Chuyên viên pháp lý: Trung bình từ 8.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là 5.000.000 đồng/tháng và cao nhất là 50.000.000 đồng/tháng (Nguồn: tuoitre.vn)
Tìm việc Pháp lý
Cố vấn pháp lý (Legal Counsel) là vị trí khá tương tự với Chuyên viên pháp lý. Tuy nhiên Cố vấn pháp lý thực sự là một chuyên gia với kinh nghiệm dày dặn trong ngành Luật.
Cố vấn pháp lý là thành viên của hiệp hội hay tổ chức pháp lý, có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng, biên tập những văn bản có tính chất pháp lý, cung cấp những dịch vụ pháp lý khác như trợ giúp cho khách hàng trong quan hệ với các cơ quan công quyền, cơ quan tư pháp.
Mức lương ngành Luật ở vị trí cố vấn pháp lý: Trung bình từ 15.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là 8.000.000 đồng/tháng và cao nhất là hơn 100.000.000 đồng/tháng, tùy theo năng lực làm việc.
Thư ký pháp lý có thể làm việc tại văn phòng luật lẫn các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ công việc cho luật sư, cố vấn pháp lý hay những nhân viên khác trong tổ chức.
Công việc nổi bật của một Thư ký pháp lý có thể kể đến như:
Mức lương vị trí Thư ký pháp lý: Trung bình lương cơ bản từ 4.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng. Thực tế, mức lương thực nhận sẽ cao hơn, bao gồm phụ cấp và thưởng (Nguồn: thuvienphapluat.vn)
Nếu bạn yêu thích công việc giảng dạy và muốn truyền tải nhiều kiến thức ngành Luật cho mọi người thì đây chính là vị trí dành cho bạn. Giảng viên ngành Luật có thể làm việc tại các trường cao đẳng, đại học thông thường hoặc đơn vị đào tạo chuyên về Luật.
Khi trở thành Giảng viên ngành Luật, bạn phải thực hiện các nhiệm vụ:
Mức lương ngành Luật ở vị trí giảng viên ngành Luật: Trung bình từ 3.486.000 - 11.920.000 đồng/tháng (đến hết ngày 30/06/2023), sau tăng lên từ 4.212.000 - 14.400.000 đồng/tháng (từ 01/07/2023) (Nguồn: thuvienphapluat.vn)
Kiểm sát viên là vị trí thường xuất hiện tại tòa án. Đây sẽ là người chịu trách nhiệm thực thi các hoạt động điều tra, giám sát hoạt động pháp luật theo yêu cầu từ Tòa án.
Tiêu chuẩn để trở thành Kiểm sát viên được quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Mức lương vị trí Kiểm sát viên: Trung bình từ 4.212.000 - 19.800.000 đồng/tháng, tùy vào cấp bậc. Mức lương trên chưa bao gồm thưởng và trợ cấp (Nguồn: thuvienphapluat.vn)
Luật sư là nghề nghiệp quen thuộc và được xem như là vị trí đặc thù trong ngành Pháp luật. Luật sư sẽ đại diện cho thân chủ để thực hiện các hoạt động liên quan tới pháp lý. Luật sư có thể làm việc tại công ty luật nhà nước, tư nhân hoặc trong tòa án.
Luật sư thường có các nghĩa vụ gắn liền với lĩnh vực hoạt động của họ như:
Mức lương vị trí Luật sư: Trung bình từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là 7.000.000 đồng/tháng và cao nhất là không giới hạn nếu nhận tư vấn, bào chữa cho các vụ kiện lớn.
Tìm việc Luật sư
Thư ký luật sư là vị trí thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho công việc của luật sư, nhóm luật sư trong tổ chức. Đây là vị trí khá phù hợp với những bạn trẻ mới tốt nghiệp ngành Luật và đang muốn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế.
Các công việc chính của một Thư ký luật sư là:
Mức lương vị trí Thư ký luật sư: Trung bình từ 7.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là 3.000.000 đồng/tháng và cao nhất là 20.000.000 đồng/tháng.
Thư ký tòa án là vị trí không thể thiếu trong quá trình vận hành một phiên tòa. Thư ký tòa án là chức danh được Tòa án bổ nhiệm và đào tạo nghiệp vụ thư ký, thực hiện các nhiệm vụ tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự được phân và các quyền hạn khác theo luật.
Theo Điều 47 Bộ Luật Hình sự 2015, nhiệm vụ của Thư ký tòa án là:
Mức lương ngành Luật ở vị trí thư ký tòa án : Trung bình từ 3.400.000 - 7.400.000 đồng/tháng (đến hết ngày 30/06/2023), sau tăng lên từ 4.200.000 - 9.000.000 đồng/tháng (từ 01/07/2023). Mức lương trên chưa bao gồm trợ cấp và thưởng (Nguồn: thuvienphapluat.vn)
Thẩm phán là vị trí có quyền lực tối cao tại tòa án. Đây là vị trí yêu cầu vốn kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành luật, cùng với đó là tinh thần chính trực, công bằng. Có thể nói, Thẩm phán là sự hiện diện của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng xét xử.
Nhiệm vụ chính của thẩm phán bao gồm:
Mức lương vị trí Thẩm phán: Trung bình từ 3.486.000 - 11.920.000 đồng/tháng (đến hết ngày 30/06/2023), sau tăng lên từ 4.212.000 - 14.400.000 đồng/tháng (từ 01/07/2023) (Nguồn: thuvienphapluat.vn).
>>> Xem thêm: Review tất tần tật các vị trí HOT và mức lương ngành Luật
Trên đây là những thông tin mới nhất về nhu cầu nhân lực ngành Luật tại Việt Nam. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong ngành Luật đừng quên truy cập TopCVđể nhận được những cơ hội việc làm phù hợp và hấp dẫn nhất! Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp!
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/nhan-su-nganh-luat-a37534.html