Khi một củ khoai tây mọc mầm, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường, đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit không có lợi cho cơ thể người, hay còn gọi là solanine và chaconine-alpha.
Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ.
Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn,...
Thời gian phục hồi sau ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào số lượng alcaloit cũng như mức độ điều trị và hỗ trợ y tế. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày, có người phải nằm viện. Vậy tốt nhất khi thấy khoai tây mọc mầm bạn không nên ăn nhé!
Ngộ độc khoai tây có thể tránh được một cách dễ dàng bằng lưu trữ đúng cách, ăn sớm ngay sau khi đã mua, gọt vỏ và bỏ mầm xanh. Tốt nhất khi bạn thấy khoai tây mọc mầm thì đừng ăn chúng.
Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine-alpha. Bạn có thể chiên, nấu, xào,... ở nhiệt độ cao ( khoảng 170 độ C) để phân hủy các chất độc hại có trong khoai tây mọc mầm.
Sau khi mua hoặc thu hoạch khoai, bạn hãy dành vài phút để sàng lọc khoai. Hãy loại bỏ những củ bị rách vỏ, dập hoặc có bất kỳ biểu hiện hư hỏng nào. Những củ này cần được sử dụng sớm bởi chúng sẽ nhanh hỏng hơn các củ thông thường và có thể làm hỏng các củ khoai bình thường khác.
Nên cất khoai tây ở nơi khô, thoáng mát và tối (ví dụ dưới tầng hầm, gầm tủ bếp), tránh xa ánh sáng và độ ẩm, đây là những điều kiện có thể khiến khoai tây mọc mầm hoặc hư thối.
Nếu khoai tây bạn mua về không được đựng trong các túi lưới, bạn có thể cho vào một cái hộp có lỗ thông hơi, và nên đặt một tờ báo giữa các lớp khoai tây. Sau đó đậy hộp bằng một tờ báo.
Trong thời gian bảo quản, nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác, vì thế bạn cần loại bỏ nó sớm.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bà nội trợ trong việc sử dụng cũng như bảo quản khoai tây đúng cách!
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/khoai-tay-moc-mam-co-nen-an-khong-a37537.html