Khoai lang ruột vàng, tím, trắng hay cam tốt hơn?

Trong khoảng 200g khoai lang (1 củ khoai vừa) chứa:

- Calo: 180

- Tinh bột: 41g

- Protein: 4g

- Chất béo: 0,3g

- Chất xơ: 6,6g

- Cung cấp 213% lượng vitamin A khuyến nghị hàng ngày, vitamin C (44%), vitamin B6 (34%), mangan (43%), đồng (36%), Acid pantothenic (35%), kali (20%), niacin (19%).

Khoai lang ruột vàng, tím, trắng hay cam tốt hơn?
Khoai lang cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cần cho cơ thể. Ảnh: NY

Đặc biệt các loại khoai lang có màu cam hoặc tím có hàm lượng chất chống oxy hóa - anthocyanin - cao hơn cả, giúp cơ thể chống lại các bệnh mạn tính gây ra bởi các gốc tự do như ung thư, bệnh tim mạch, lão hóa,…

Chất xơ trong khoai lang bao gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan, cùng với chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột, góp phần giúp đường ruột khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu chất xơ cũng được chứng minh làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng và giúp nhu động ruột đều đặn hơn, giảm táo bón hiệu quả.

Khoai lang cũng rất giàu beta carotene (được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể) giúp ngăn ngừa mất thị lực và cải thiện sức khỏe của mắt.

Lượng viatmin C dồi dào trong khoai lang tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp hấp thu sắt tốt hơn, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Khoai lang rất tốt cho người bị tiểu đường do duy trì lượng đường trong máu tốt. Khoai lang có chỉ số đường máu (GA) thấp và không làm tăng lượng đường trong máu như các loại thực phẩm khác. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khoai lang cải thiện độ nhạy insullin ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Tuy khoai lang mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng vẫn có một số đối tượng nhất định nên hạn chế món ăn này.

- Những người có vấn đề về thận: Hàm lượng kali cao trong khoai lang có thể gây hại cho những người đang mắc các bệnh lý về thận. Các biến chứng nghiêm trọng có thể phát sinh nếu một người bị suy giảm chức năng thận tiêu thụ nhiều kali hơn mức mà thận của người đó có thể xử lý. Khoai lang cũng chứa hàm lượng oxalat cao có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận canxi - oxalat.

Hàm lượng kali cao trong khoai lang cũng không phù hợp với những người đang dùng thuốc chẹn beta (thuốc làm tăng nồng độ kali trong cơ thể) như bệnh tim mạch, do khoai lang có thể làm tăng nồng độ kali trong máu.

Việc ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể dẫn đến chứng thừa vitamin A do hàm lượng beta carotene cao trong khoai lang. Lượng viatmin A dư thừa sẽ tích tụ trong gan làm màu da và màu móng chuyển sang màu cam.

Khoai lang cũng rất giàu carbohydrate, do đó những người đang ăn kiêng nghiêm ngặt cũng không nên ăn khoai lang quá thường xuyên.

Bác sĩ Đoàn Hồng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/khoai-lang-ruot-trang-a38137.html