Nhắc đến các tỉnh miền Tây, người ta thường nghĩ ngay đến một vùng đất trù phú với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt và miệt vườn cây trái sum suê. Khu vực Tây Nam Bộ cũng nổi tiếng là vựa lúa lớn nhất cả nước, có nhiều đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra, du lịch các tỉnh miền Tây cũng rất phát triển, thu hút hàng triệu lượt du khách cả trong và ngoài nước mỗi năm.
Miền Tây (hay vùng đồng bằng sông Cửu Long) hiện có 1 thành phố trực thuộc Trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh, bao gồm: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Trà Vinh và tỉnh Cà Mau.
Ngoài ra, bên dưới còn được chia thành 134 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 5 quận, 18 thành phố, 11 thị xã và 100 huyện (tính đến năm 2023).
Miền Tây là cách gọi ngắn gọn của vùng đồng bằng sông Cửu Long hay còn được biết đến là miền Tây Nam Bộ. Khu vực này nằm ở phía Tây của miền Nam Việt Nam, có vị trí địa lý tiếp giáp với các khu vực:
Tổng diện tích đất tự nhiên của vùng Tây Nam Bộ là 40.577,6 km² (chiếm khoảng 12,8% tổng diện tích cả nước). Tính đến năm 2022, tổng dân số của các tỉnh Tây Nam Bộ là 17.744.947 người (chiếm khoảng 17,9% dân số cả nước). Đây được biết đến là vùng đất màu mỡ, được bồi đắp bởi nhiều sông ngòi và có số lượng dân cư đông nhất Việt Nam.
Do bắt nguồn từ sông Mê Kông nên hầu hết các tỉnh miền Tây đều sở hữu cảnh quan thiên nhiên đa dạng cùng bản sắc văn minh sông nước đặc trưng, rõ nét. Cũng chính vì vậy mà những địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn tại miền Tây thường gắn liền với thiên nhiên, sông nước, miệt vườn,…
Tìm hiểu thêm:
Miền Tây là một vùng đất rộng lớn và trù phú, được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất cả nước, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Mỗi tỉnh, thành thuộc miền Tây Nam Bộ đều có những đặc trưng riêng về địa lý, hành chính, văn hóa, xã hội,… Dưới đây là danh sách 13 tỉnh miền Tây mới nhất hiện nay:
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/mien-tay-nam-bo-gom-nhung-tinh-nao-a38303.html