Trong thời buổi công nghệ số 4.0 hiện nay, chiếc smartphone được coi là vật bất ly thân của mỗi người. Sở hữu một chiếc smartphone hiện đại sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người dùng, tuy nhiên nó cũng chứa không ít rủi ro cho người dùng. Một trong số đó là việc bị theo dõi, rò rỉ thông tin bí mật,... Vậy có những cách chống bị theo dõi điện thoại hiệu quả nào? Hãy để Hcare bật mí giúp bạn qua bài viết sau.
Với chức năng định vị GPS trên smartphone chắc hẳn không hề xa lạ đối với mọi người. GPS giúp chúng ta dễ dàng biết được vị trí của mình, sử dụng nhiều tính năng hữu ích vào nhiều công việc khác nhau. GPS còn giúp chúng ta tìm đường, tìm quán ăn, nhà hàng xung quanh mình, định vị được điện thoại mình nếu thất lạc...
Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng tính năng này, bạn sẽ vô tình làm tính bảo mật của thiết bị mình bị giảm sút, dễ dàng bi các thiết bị khác theo dõi. Để tránh tình trạng trên xảy ra, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách hạn chế sử dụng GPS
Khi bạn thực hiện thủ thuật Root, Jailbreak, phá khóa trên smartphone của mình thì đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc điện thọai bạn bị theo dõi. Khi thực hiện các hành động này, bảo mật của thiết bị bạn sẽ bị yếu đi, dễ bị các ứng dụng độc hại theo dõi, can thiệp vào.
Như chúng ta đã đề cập ở bên trên, các ứng dụng lạ trên thiết bị là một trong những tác nhân khiến thiết bị của bạn bị theo dõi. Để chống bị theo dõi trên điện thoại chúng ta cần phải kiểm tra điện thoại mình có tồn tại các ứng dụng lạ, không rõ nguồn gốc, bảo mật thấp hay không.
Sau khi kiểm tra, hãy gỡ ứng dụng khả nghi không rõ nguồn gốc này khỏi thiết bị, có rất nhiều các ứng dụng bị nhiễm mã độc khiến chúng ta không hề hay biết liệu chúng có an toàn hay không. Vì vậy cách gỡ ứng dụng là việc bạn hoàn toàn nên làm.
Xem thêm: 6 cách nhận biết điện thoại bị theo dõi mà bạn phải biết ngay và luôn
Mỗi khi chúng ta cài đặt một ứng dụng, hệ thống sẽ gửi các thông báo yêu cầu xác nhận cài đặt, thiết lập điện thoại. Với những ứng dụng không cần thiết sử dụng đến các quyền như: nhắn tin,gọi điện, GPS,.. mà yêu cầu cấp quyền thì chúng ta không nên chấp nhận.
Khi chúng ta chia sẻ tài khoản quan trọng như iCloud, Gmail, Apple ID,.. sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sử dụng điện thoại cũng như làm tính bảo mật của thiết bị bị giảm sút.
Vì vậy, chúng ta không nên chia sẻ,sao lưu tài khoản trên thiết bị. Đặc biệt là đối với những ứng dụng có tính tự động nhận diện vị trí, sao lưu dữ liệu tới các dịch vụ đám mây.
Việc bạn bị theo dõi, xác định vị trí thông qua số điện thoại là hoàn toàn không thể thực hiện được. Vì khi muốn định vị qua số điện thoại, phải có sự cho phép của nhà mạng, mà điều này lại làm người dùng mất đi quyền riêng tư của đời sống cá nhân.
Xem thêm: Dấu hiệu và cách xử lý điện thoại của bạn khi bị nhiễm Virus
Khi không có mạng wifi, 3G, 4G,.. ứng dụng chạy ngầm của bạn nếu lấy được vị trí thì cũng chẳng thể gửi thông tin đi được. Vì vậy, hãy tắt mạng khi không cần thiết để bạn hạn chế bị theo dõi.
Trên đây là 7 cách chống bị theo dõi điện thoại mà Hcare muốn chia sẻ đến với độc giả. Mong rằng, qua bài viết này các bạn sẽ có cho mình những thông tin hữu ích để bảo vệ quyền riêng tư của mình cũng như "dế yêu".
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/cach-tat-che-do-theo-doi-tren-dien-thoai-a41353.html