Ăn dặm là giai đoạn bất kì bé nào cũng phải trải qua trong đời và câu chuyện ăn dặm của con thuận lợi hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ của người mẹ. Vì vậy, để có được một chế độ ăn dặm khoa học và hợp lý, mẹ nên tham khảo thêm cách sắp xếp trình tự các nhóm thực phẩm trong giai đoạn này cho bé của Bio-acimin dưới đây.
Giai đoạn ăn dặm của con là chặng đường nhiều thử thách của cả mẹ và bé. Đó là sự nỗ lực của mẹ tìm kiếm thông tin, lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi. Bởi, ở mỗi độ tuổi nhu cầu về dinh dưỡng của con là không giống nhau. Ở mỗi giai đoạn, mẹ cần cho bé làm quen với từng nhóm thực phẩm phù hợp nhằm giúp hoàn thiện vị giác và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, khi có con nhỏ trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ cần nhớ rõ 2 nguyên tắc
1. Ăn từ loãng tới đặc
2. Ăn từ ngọt sang mặn giúp con ăn ngon hơn và luôn khỏe mạnh.
Mẹ có thể tham khảo trình tự các nhóm thực phẩm ăn dặm theo từng giai đoạn dành cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên như sau:
Tham khảo thêm: Để trẻ phát triển toàn diện từ những năm đầu đời
Đây được coi là giai đoạn khởi động chặng đường ăn dặm của bé, nếu mẹ không biết cách vận hành cỗ máy dinh dưỡng đúng chuẩn và đều đặn có thể khiến bé gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ trong tương lai. Trong giai đoạn này, mẹ chỉ nên cho bé tập làm quen với hai nhóm thực phẩm chất bột đường và nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất.
Các bé khi bắt đầu ăn dặm phải trải qua quá trình tập làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa, do đó, mẹ nên cho bé ăn các món ăn chế biến hoặc kết hợp với sữa để bé dễ hợp tác. Sau đó, mẹ tiếp tục cho bé với hành trình làm quen với nhóm bột đường (có nhiều trong các loại ngũ cốc và củ như khoai lang, khoai môn, gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, ngô…) và rau củ.
Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm, vì vậy nên chuẩn bị cho con các món ăn ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng và nhiều nước như bột hoặc súp…Một số món ăn dặm thích hợp với bé từ 6 - 7 tháng tuổi như khoai tây/khoai lang xay nhuyễn/ninh nhừ trộn với sữa mẹ/sữa bột pha sẵn; ruột bánh mì với sữa pha sẵn; một số loại rau lá như rau ngót, cải bó xôi, bí đỏ… và một số loại trái cây có vị ngọt và màu sắc bắt mắt. Dưới đây là những món cháo súp thơm ngon, giàu dinh dưỡng mẹ cùng tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của con
Súp súp lơ
Nguyên liệu: 1 /2 bông súp lơ, 1 miếng bí ngô, dầu olive 1 thìa, 1 cốc nước lọc
Cách làm: Cho súp lơ và phần bí đỏ đã trộn dầu oliu cùng hấp chín rồi xay nhuyễn. Trẻ mới bắt đầu làm quen với những món cháo súp nên mẹ nên rây kỹ, bỏ những phần lợn gợn để giúp bé dễ nuốt hơn. Sau đó đổ hỗn hợp vào nồi thêm 1 chén nước nhỏ khuấy đều, để lửa liu riu tới khi sôi thì tắt bếp.
Súp khoai lang
Nguyên liệu: 1 củ khoai lang, 1 củ hành tây, 1 bát nước dùng gà, bột ngô
Cách làm: Khoai lang rửa sạch, nạo vỏ, cắt thành miếng nhỏ. Hành tây bóc vỏ rửa sạch cắt miếng mỏng bỏ vào chảo xào chín. Trong lúc xào hành hãy cho khoai vào nồi nước dùng gà hầm với lửa nhỏ trong khoảng 15-20 phút cho mềm. Sau cùng cho hỗn hợp khoai, hành vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi đổ ra nồi nấu lại lần nữa, có thể thêm 1 chút bột ngô cho sánh lại sẽ tăng độ thơm ngon.
Sau hơn 1 tháng tập dượt với “kế hoạch” ăn dặm của mẹ, hệ tiêu hóa của bé đã dần ổn định và hoàn thiện hơn, từ tháng thứ 7 trở đi, ngoài nhóm chất bột đường và nhóm các thực phẩm bổ sung vitamin khoáng chất, mẹ có thể bổ sung thêm một số nhóm thực phẩm chứa đạm, chất béo vào thực đơn hàng ngày của bé.
Đối với nhóm đạm: Bước đầu, mẹ có thể cho bé tập làm quen với các loại thịt, mẹ nên chọn thịt heo nạc, thịt bò xay nhuyễn, nấu chín kĩ với bột hoặc cháo để con tập ăn. Ngoài ra mẹ cũng nên bổ sung thêm đạm từ các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ… Đây là các chất đạm thực vật, rất tốt với sự phát triển của bé. Đối với các loại thủy - hải sản, mẹ nên bắt đầu từ các thực phẩm như lươn, ếch, cá sông… Sau khi bé đã quen và ăn được các thực phẩm đó, mẹ có thể thử nghiệm với tôm, cá biển. Tuy nhiên, đây là nhóm thực phẩm rất dễ gây dị ứng, do đó, mẹ cần có bước thử từng chút một cho con, tránh ăn dồn dập nhiều quá cùng một lúc, gây dị ứng hải sản cho trẻ nhỏ.
Đối với nhóm chất béo; Đây là nhóm dưỡng chất quan trọng giúp bé phát triển toàn diện hơn mỗi ngày, do đó, mẹ tuyệt đối không được bỏ qua nhóm dưỡng chất này khi lên thực đơn cho bé. Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật theo tỉ lệ 70% và 30%. Mẹ có thể tham khảo một số cách thêm dầu/mỡ đơn giản như sau:
Tóm lại, khi lên thực đơn cho bé ăn dặm, nhất là giai đoạn từ 7 - 12 tháng tuổi, mẹ nên kết hợp cả 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột đường; nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất; nhóm chất đạm và nhóm chất béo) đều đặn, đan xen trong chặng đường ăn dặm của con để con phát triển khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Hãy thử bắt đầu từ những nguyên liệu giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và phù hợp cho sự phát triển toàn diện của trẻ như cá. Phần thịt cá chứa nhiều axit béo, omega 3 giúp bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cùng với các loại rau củ như cà rốt tạo nên sự kết hợp hài hòa tốt cho cả tiêu hóa và trí não của trẻ.
Cháo cá cà rốt
Nguyên liệu: 1 miếng cá quả, 1/3 củ cà rốt
Cách nấu: Đầu tiên rửa sạch cà rốt, nạo vỏ đem hấp chín. Tiếp đến mang đi nghiền và rây qua cho mịn rồi chuyển sang chế biến cá. Cá sau khi mổ cũng mang hấp chín, lọc hết xương dăm rồi giã nhỏ cho tơi mềm. Cuối cùng cho hỗn hợp cá và cà rốt vào nồi cháo trắng loãng, khuấy đều và đun sôi nhỏ lửa trong vài phút. Sau khi cháo chín hãy đợi cháo bớt nóng rồi cho bé ăn từng chút một.
Cháo gà bí đỏ
Thịt gà là nguồn dinh dưỡng chất lượng, giàu protein, ít chất béo còn phần thịt đùi lại chứa sắt giúp cơ thể bé hấp thu dưỡng chất dễ dàng. Các mẹ có thể kết hợp thịt gà với bí ngô để nấu thành món cháo thơm ngon, lạ miệng, bắt mắt mà lại tốt cho sức khỏe bé yêu
Nguyên liệu: 50g thịt ức gà, 1 vài miếng bí đỏ
Cách làm: Thịt ức gà luộc chín rồi xé nhỏ, xay nhuyễn. Bí đỏ thái miếng hấp chín cũng mang xay và rây cho min. Nấu cháo trắng cho nhừ rồi bỏ tiếp 2 nguyên liệu vừa chuẩn bị vào đun tiếp vài phút là có thể dùng được.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ bắt đầu bước vào làm quen với quá trình ăn sau 1 thời gian dài bú sữa mẹ. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng này sẽ giúp bé có đủ chất và năng lượng để đáp ứng với những nhu cầu hoạt động ngày càng hoàn thiện của cơ thể.
Tuy nhiên khi mới bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt nên chưa thích nghi kịp với sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn, từ sữa, đồ ăn lỏng sang thức ăn đặc . Cơ thể của bé cũng chưa có đủ men tiêu hóa để tiếp nhận thức ăn, đặc biệt là không có men amylase phân giải tinh bột. Lúc đó đường ruột phải làm việc quá tải, hệ vi sinh rất dễ bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bé thường có biểu hiện đầy bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống…
Trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm các bà mẹ có xu hướng “ưu tiên” bổ sung thực phẩm giàu đạm với mong muốn con yêu lớn nhanh, khỏe mạnh. Tuy nhiên nhóm thực phẩm này tiêu tốn nhiều thời gian để tiêu hóa và hấp thu hơn. Vì vậy ở thời kỳ hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, việc cha mẹ áp dụng chế độ ăn nhiều đạm sẽ dễ dàng dẫn đến việc trẻ bị khó tiêu. Để con phát triển toàn diện nhưng vẫn đảm bảo khoa học mẹ nên kết hợp khoa học các loại tinh bột (gạo, đỗ….), đạm (các loại thịt, cá hải sản), chất béo (dầu, mỡ, bơ…) cũng như vitamin và chất xơ (rau củ, quả..)
Khi bắt đầu cho bé làm quen với thịt động vật, mẹ nên thật từ từ với lượng rất ít để hệ tiêu hóa của bé có thể thích nghi và tiêu thụ thức ăn. Không cho bé ăn quá nhiều cá, thịt cùng một lúc và nên quan sát trẻ trong suốt quá trình ăn, để đảm bảo trẻ không dị ứng với nguồn thực phẩm mới nào vừa tiếp nhận được.
Cùng với đó hãy cân bằng các nhóm chất, đặc biệt là chất đạm và chất xơ. Chất xơ cực kỳ quan trọng để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, vì nó là một loại prebiotic . Prebiotic là nguồn thức ăn nuôi lớn probiotic - lợi khuẩn . Khi xuống tới ruột non và ruột già, chất xơ hỗ trợ giúp các lợi khuẩn đang bám trong thành ruột hoạt động mạnh mẽ hơn, khống chế sự phát triển của hại khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa cân bằng. Từ đó tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ, đồng thời tăng cường hiệu quả quá trình tiêu hóa thức ăn.
Một trong những cách đơn giản mà mẹ có thể chủ động phòng ngừa, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa cho trẻ khi bước vào giai đoạn ăn dặm đó là sử dụng chế phẩm men vi sinh. Khi bổ sung men vi sinh sẽ hỗ trợ giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh và thải độc đường ruột, nhờ vậy bụng trẻ sẽ luôn khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa, trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bio-acimin Gold với công thức 3+1, bổ sung bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ vậy bụng trẻ sẽ khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa. Bio-acimin Gold giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc liên hệ mua hàng bằng cách gọi điện ngay đến số tổng đài 1900.6436 hoặc mua hàng online tại đây.
Ngoài ra khi mua online mẹ còn được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà. Nhanh tay liên hệ mua hàng bằng cách truy cập:
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người
Số GPQC: 00685/2018/ATTP-XNQC
Hotline: 1900 6436
Website: bioacimin.com
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR
Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội
Website: ww.duocmelinh.com
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.duocvietduc.com
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/bang-thuc-pham-an-dam-theo-thang-tuoi-a41385.html