CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 | CaCO3 ra Ca(HCO3)2

Phản ứng CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 | CaCO3 ra Ca(HCO3)2 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng CaCO3 ra Ca(HCO3)2

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

2. Điều kiện phản ứng CaCO3 tác dụng với CO2

Nhiệt độ thường

3. Bản chất của CaCO3 (Canxi cacbonat) trong phản ứng

CaCO3 là muối cacbonat phản ứng được với nước có hòa tan CO2 để tạo thành Ca(HCO3)2 tan trong nước. (Chú ý: Đây là phản ứng thuận nghịch tạo thạch nhũ trong hang động)

4. Mở rộng kiến thức về CaCO3

4.1. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: Là chất rắn màu trắng, không tan trong nước.

- Nhận biết: sử dụng dung dịch axit HCl, thấy thoát ra khí không màu, không mùi:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

4.2. Tính chất hóa học

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối:

Tác dụng với axit mạnh:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Kém bền với nhiệt:

CaCO3 -to→ CaO + CO2

CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan khí CO2.

CaCO3 + CO2 + H2O ⇆ Ca(HCO3)2

→ khi đun nóng:

Ca(HCO3)2 -to→ CaCO3↓ + CO2 + H2O

4.3. Điều chế

Đa số cacbonat canxi được sử dụng trong công nghiệp là được khai thác từ đá mỏ hoặc đá núi. Cacbonat canxi tinh khiết (ví dụ loại dùng làm thuốc hoặc dược phẩm), được điều chế từ nguồn đá mỏ (thường là cẩm thạch) hoặc nó có thể được tạo ra bằng cách cho khí cacbonic qua dung dịch canxi hidroxit.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

4.4. Ứng dụng

+ CaCO3 được xem như là chất phụ gia cho ngành sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gia súc. Bên cạnh đó, Canxi cacbonat cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hình thành trứng và sự phát triển của xương đối với các loại gia cầm.

+ CaCO3 được sử dụng như 1 loại phân bón giúp cây trồng phát triển, ổn định độ pH cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

+ Ngoài ra, CaCO3 còn được sử dụng như chất phụ gia cho ngành sản xuất thuốc trừ sâu bởi loại khoáng này khá thân thiện với môi trường.

5. Tính chất hóa học của CO2

CO2 là oxit axit

- CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu)

CO2 + H2O ↔ H2CO3

- CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối.

CaO + CO2 → CaCO3 (t0)

- CO2 tác dụng với dung dịch bazơ → muối + H2O

NaOH + CO2 → NaHCO3

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

- CO2 bền, ở nhiệt độ cao thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh

CO2 + 2Mg → 2MgO + C

CO2 + C → 2CO

Lưu ý: Được dùng để giải thích CO2 không dùng để dập tắt các đám cháy kim loại.

6. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Cho phương trình hóa học sau: CaCO3 + CO2+ H2O ⇌ Ca(HCO3)2

Phương trình hóa học trên là phản ứng

A. tạo thạch nhũ trong hang động

B. tạo macma

C. tạo muối CaCl2

D. tạo kết tủa xanh lam

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 2. Quá trình tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi kéo dài hàng triệu năm. Quá trình này được giải thích bằng phương trình hóa học nào sau đây ?

A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

B. Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 + H2O

C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

D. CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Quá trình tạo thạch nhũ trong hang động là do: Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

phản ứng nghịch: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 giải thích sự xâm thực của nước mưa

Câu 3. Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là

A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

B. Ca(OH)2+ CO2 → CaCO3 + H2O

C. Ca(HCO3)2→ CaCO3+ CO2 + H2O

D. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 4. Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO, MgO, Al2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

A. Al2O3, Cu, MgO, Fe.

B. Al, Fe, Cu, Mg.

C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.

D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

Lời giải:

Đáp án: A

Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:

CaOCl2 + HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O

CaOCl2 → CaCl2 + O2

H2SO4 + KOH → K2SO4 + H2O

KOH + HCl → KCl + H2O

KOH + H3PO4 → K3PO4 + H2O

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/cahco32-caco3-a46146.html