Soạn văn 10 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1
Câu 1 trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Từ các bài đã học trong sách Ngữ văn 10, tập một, hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản. Tham khảo và hoàn thành bảng sau:
Loại văn bản đọc
Thể loại hoặc kiểu
văn bản
Tên văn bản
Văn bản văn học
Văn bản nghị luận
Văn bản thông tin
Trả lời:
Loại văn bản đọc
Thể loại hoặc kiểu
văn bản
Tên văn bản
Văn bản văn học
Thần thoại và sử thi
- Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)
- Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)
- Ra - ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki)
Thơ Đường luật
- Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
- Tự tình (Hồ Xuân Hương)
- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
Chèo và tuồng
- Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)
- Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
- Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)
Văn bản nghị luận
Văn bản thông tin
Văn bản tổng hợp thông tin, bản tin
- Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 (Theo Thế Phương)
- Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh)
- Lễ hội Ok Om Bok (Theo Thạch Nhi)
- Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)
Câu 2 trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10, tập một và chỉ ra đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó.
Trả lời:
- Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)
- Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki)
* Đặc điểm tiêu biểu
- Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, cố khi được chia thành ba cõi; cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên, ba cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau. Thời gian trong thần thoại là thời gian quá khứ, không được xác định cụ thể.
- Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gần với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.
- Cốt truyện của thần thoại và sử thi là chuỗi sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.
- Nhân vật thần trong thần thoại có ngoại hình và hành động phi thường, có khả năng biến hoá khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đầu chống kẻ thủ và chính phục tự nhiên.
- Trong thần thoại và sử thi, lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.
- Thơ Đường luật: Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
* Đặc điểm tiêu biểu của thơ Đường luật
Thơ Đường luật là thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hóa Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam). Thể loại này đã được học ở Trung học cơ sở, ở đây lưu ý thêm mấy điểm sau:
- Hình ảnh trong thơ Đường luật thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.
- Trong bài thơ Đường luật, thông thường chỉ gieo một vần và là vẫn bằng cuối các câu 1, 2, 4 (với thơ tứ tuyệt hay còn gọi là tuyệt cú), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bất cú).
- Thơ Đường luật rất chú trọng đối và nghệ thuật đối khá đa dạng. Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận. Các chữ đối nhau phải cùng tĩ oại (cùng danh từ, động từ,...). Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đề về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận. Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.
- Chèo và tuồng: Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham), Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
* Đặc điểm tiêu biểu
- Chèo cổ (còn gọi là chào sân đình, chèo truyền thống) thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chèo cổ phần ảnh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến, ca ngợi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người phê phán các thói hư tật xấu; thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn. Những vở chèo cổ đặc sắc gồm: Quan Âm Thị Kinh, Lưu Bình - Dương Lê, Kim Nham, Trương Viên, Từ Thức…
- Chèo cổ là bộ môn nghệ thuật tổng hợp của ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, tạo hình.... Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyền Nam, truyện cười, được các nghệ nhân hoặc nhà sưu tầm, nghiên cứu,… ghi chép lại thành văn bản, trong đó có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và các chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu.
- Tuồng là loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc. Tuồng được chia làm hai loại: tuồng cung đình (còn gọi là tuồng thấy, tuồng pho) và tuồng hải (còn gọi là tuồng đồ).
- Tuồng cung đình viết về đề tài trung với vua, đánh giặc bảo vệ đất nước, bảo vệ vương triều; có âm hưởng bi tráng, giàu kịch tính, mâu thuẫn căng thẳng, quyết liệt giữa hai phe trung - nịnh, tốt - xấu.... Có thể kể đến các vở tuồng cung đình tiêu biểu như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân,...
- Tuồng hài viết về các đề tài sinh hoạt, lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực xã hội, có cốt truyện phong phú, gần gũi với cuộc sống của người bình dân xưa. Các vở tuồng hài tiêu biểu: Nghêu, Sò, Ốc, Hến, Trương Ngáo, Trương Đỗ Nhục, Trần Bí....
- Văn bản thông tin và bản tin: Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 (Theo Thế Phương), Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh)
* Đăc điểm tiêu biểu
- Văn bản thông tin tổng hợp là loại văn bản trong đó người viết sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khảo (biểu cảm, tự sự, miêu tả...) Văn bản thông tin tổng hợp có thể trình bày kết hợp nhiều hình thức: chữ, hình ảnh, bảng biểu,…
- Bản tin là một dạng văn bản thông tin, cung cấp tin tức thời sự, thông báo, hướng dẫn cho người đọc, người xem những sự kiện đã, đang và sắp diễn ra. Bản tin thường ngắn gọn, kịp thời, có thể là tin chữ hoặc tin hình kết hợp với chữ dưới hai dạng phổ biến: bản in và bản điện tử
Câu 3 trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập một. Xác định các điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.
Trả lời:
* Điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10:
- Thơ Đường luật là thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hóa Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam). Thể loại này đã được học ở Trung học cơ sở, ở đây lưu ý thêm mấy điểm sau:
- Hình ảnh trong thơ Đường luật thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.
- Trong bài thơ Đường luật, thông thường chỉ gieo một vần và là vẫn bằng cuối các câu 1, 2, 4 (với thơ tứ tuyệt hay còn gọi là tuyệt cú), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bất cú).
- Thơ Đường luật rất chú trọng đối và nghệ thuật đối khá đa dạng. Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận. Các chữ đối nhau phải cùng tĩ oại (cùng danh từ, động từ,...). Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đề về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận. Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.
* Cách đọc hiểu các văn bản thơ:
- Cần xác định được chủ đề của bài thơ
- Các phép đối, vần, biện pháp nghệ thuật được sử dụng
- Chú ý đến các hình ảnh ẩn dụ, so sánh được sử dụng
- Xác định được tâm tư, tình cảm mà tác giả gửi gắm
Câu 4 trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Bài 3 yêu cầu dọc hiểu văn bản tuồng, chèo có gì giống và khác so với các bài đọc hiểu truyện và thơ trong sách Ngữ văn 10, tập một.
Trả lời:
* Giống nhau:
- Đều bàn luận về một vấn đề nhất định
- Đều mang theo tâm tư, tình cảm của người viết và đưa ra thông điệp sau khi đọc
* Khác nhau
- Chèo và tuồng: mang tính dân gian, gần gũi với cuộc sống hàng ngày
- Truyện thần thoại, sử thi: mang tính chất tưởng tượng nhiều hơn
- Thơ: mang nặng tâm tư, tình cảm của người viết
Câu 5 trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Phân tích nội dung, hình thức và ý nghĩa của các văn bản thông tin trong Bai 4 sách Ngữ văn 10 tập một.
Trả lời:
* Nội dung và hình thức của văn bản thông tin
- Văn bản thông tin tổng hợp là loại văn bản trong đó người viết sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khảo (biểu cảm, tự sự, miêu tả...) Văn bản thông tin tổng hợp có thể trình bày kết hợp nhiều hình thức: chữ, hình ảnh, bảng biểu,…
- Bản tin là một dạng văn bản thông tin, cung cấp tin tức thời sự, thông báo, hướng dẫn cho người đọc, người xem những sự kiện đã, đang và sắp diễn ra. Bản tin thường ngắn gọn, kịp thời, có thể là tin chữ hoặc tin hình kết hợp với chữ dưới hai dạng phổ biến: bản in và bản điện tử.
* Ý nghĩa
- Cung cấp thông tin cho người đọc một cách chính xác, khoa học
- Giúp người đọc có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản trước khi đưa ra quyết định sẽ làm gì.
Câu 6 trang 120 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 10 tập một; chỉ ra các yêu cầu giống nhau và khác nhau khi viết các kiểu văn bản đó.
Trả lời:
* Tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 10 tập một:
- Nghị luận xã hội: thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu, văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Văn bản thông tin:
+ Viết báo cáo về một kết quả nghiên cứu
+ Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
+ Viết bài luận về bản thân
* Yêu cầu giống và khác nhau khi viết văn bản đó
- Giống nhau:
+ Đều phải xác định đối tượng, mục đích viết
+ Tìm hiểu kỹ nội dung liên quan trước khi viết
+ Lựa chọn cách trình bày sao cho hợp lí
- Khác nhau:
+ Văn bản nghị luận: trình bày dưới dạng văn bản, có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể xác thực. Chủ đề rõ ràng, lập luận chặt chẽ và mang theo thông điệp mà người viết muốn gửi gắm
+ Văn bản thông tin: mang tính tổng hợp, phân tích nhiều hơn. Nội dung có phần khách quan, đáng tin cậy hơn bởi nó thường được tổng hợp từ các nguồn khác nhau.
Câu 7 trang 120 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc viết bài luận thuyế phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm (Bài 3) với viết bài luận về bản thân (Bài 4). Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau:
Bàn luận thuyết phục người khác
Bàn luận về
bản thân
Mục đích
Yêu cầu
Nội dung chính
Trả lời:
Bàn luận thuyết phục người khác
Bàn luận về
bản thân
Mục đích
Nhằm khiến người khác thực hiện theo những gì mình nói như từ bỏ thói quen xấu.
Nhằm đạt được mong muốn, nguyện vọng tham gia vào một cái gì đó mà bản thân mong muốn.
Yêu cầu
- Tìm hiểu đề (đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào).
- Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ.
- Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó. Một số loại dẫn chứng có thể lựa chọn sử dụng là số liệu thống kê, ví dụ cụ thể, sự kiện hoặc tỉnh huống mà bản thân em đã trải qua,...
- Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em.
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết bài luận.
- Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (Họ là ai, họ có yêu cầu gì, họ ở mình"),
- Suy nghĩ về bản thân: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điển chế, mức độ hoàn thành công việc,...
- Xác định các luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ cho mỗi điểm trong bài viết, lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn.
- Nhờ những người có kinh nghiệm, hiểu biết đọc, góp ý để hoàn thiện bài
Nội dung chính
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm là nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người có thói quen, quan niệm chưa đúng, tiêu cực thay đổi theo chiều hướng đúng dặn, tích cực.
Viết bài luận về bản thân là nêu lên các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người khác hiểu khả năng, điều kiện và nguyện vọng của mình, từ đó đồng thuận và cho phép tham gia, thực hiện nhiệm vụ, công việc, hoạt động... nào đó.
Câu 8 trang 120 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc làm báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vỡ theo bảng sau Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ:
Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ
Yêu cầu
Mục đích
Nội dung chính
Trả lời:
Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ
Yêu cầu
- Lựa chọn một vấn đề cần phải viết báo cáo nghiên cứu tổng kết (có thể chọn vấn đề liên quan đến các bài đã học hoặc một vấn đề có ý nghĩa đặt ra từ cuộc sống).
- Tiến hành nghiên cứu theo một quy trình: Xác định mục đích và cách thức nghiên cứu; thu thập và lựa chọn tài liệu; ghi chép, sử dụng các công cụ tra cứu như từ điển, sách, báo, Internet,...; tổng hợp kết quả nghiên cứu.
- Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo kết quả nghiên cứu. Đề cương của báo cáo kết quả nghiên cứu thường có các nội dung lớn sau đây:
Kết quả nghiên cứu tuy mới chỉ dừng ở mức rèn luyện, tập dượt nhưng các em cần mạnh dạn tìm hiểu, cố gắng để có được những phát hiện của riêng mình; trích dẫn đầy đủ, đúng quy cách; tránh việc đạo văn hoặc vay mượn từ công trình, bài viết của người khác mà không dẫn nguồn tài liệu. Phần cuối báo cáo nêu rõ các tài liệu tham khao (nếu có).
Mục đích
- Nghiên cứu về một vấn đề xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, đã và đang đặt ra trong cuộc sống.
Nội dung chính
Gồm 3 phần chính:
- Phần mở đầu:
+ Nêu vấn đề được lựa chọn nghiên cứu
+ Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu
- Phần nội dung:
+ Nội dung: Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra
+ Cách trình bày: có thể trích dẫn ý kiến người khác, cú thích và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp để báo cáo sinh động hơn.
+ Nên có sự so sánh giữa các vấn đề được tìm hiểu, các vấn đề trong và ngoài phạm vi đề tài để tạo thêm sức thuyết phục cho báo cáo.
- Phần kết luận:
+ Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày
+ Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu.
Câu 9 trang 120 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 10, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
Trả lời:
- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 10, tập một:
+ Thuyết trình về một vấn đề xã hội
+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
+ Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
+ Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa
- Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết bởi phần viết là cơ sở để ta vận dụng vào phần trình bày nói và nghe. Cả hai đều quan trọng, bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
Ví dụ như bài 1:
- Phần viết: Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội
- Phần nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hôi
→ Cả hai phần có mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau. Phần viết như bước tập dượt trước để chuẩn bị cho phần nói ở phía dưới, giúp phần nói được hoàn thiện và khoa học hơn.
Câu 10 trang 120 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1:
a) Nếu nội dung chính của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 10, tập một Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau:
b) Nêu ra một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã học ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật.
c) Trong các lỗi dùng từ về tiếng Việt được đề cập ở sách Ngữ văn 10, tập một, em thường hay mắc lỗi nào?
Trả lời:
a.
b.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài 2: ẩn dụ, so sánh, đảo ngữ…
- Tác dụng của biện pháp tu từ: nhằm thể hiện tâm tư, tình cảm của người viết một cách sâu sắc, tạo ấn tượng cho người đọc. Các hình ảnh được sử dụng trở nên sinh động và đặc sắc hơn.
c.
Trong các lỗi dùng từ về tiếng Việt được đề cập ở sách Ngữ văn 10, tập một, em thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi
Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn
Bài 7: Thơ tự do
Bài 8. Văn bản nghị luận
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/on-tap-va-tu-danh-gia-cuoi-hoc-ki-1-lop-10-a47028.html