Mâm Cúng Ông Táo Gồm Những Gì? Lưu Ý Khi Cúng Ông Táo

Táo quân được coi là những vị thần ở gian bếp. Theo quan điểm dân gian, cuối năm các vị Táo sẽ về thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng. Chính vì thế, các gia đình thường chuẩn bị rất chu đáo để tiễn các ông về trời vào ngày 23/12 âm lịch. Vậy mâm cúng ông Táo gồm những gì? Bài cúng ông Công ông Táo như thế nào? Hãy tham khảo ngay gợi ý dưới đây nhé.

Cúng ông Táo là một phong tục truyền thống

Cúng ông Táo là một phong tục truyền thống

1. Ngày đưa ông Táo về trời 2023

Theo truyền thống dân gian, ngày 23 tháng Chạp hàng năm sẽ là ngày đưa ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện dưới trần. Vào năm 2023, ngày 23 tháng Chạp sẽ là ngày thứ bảy 14/01/2023. Ngoài ra, các gia đình cũng có thể chọn những ngày gần kề với ngày chính thức này để cúng, tùy theo phong tục vùng miền.

2. Mâm cúng ông Táo gồm những gì?

Mặc dù cùng đưa ông Táo lên trời vào một ngày nhưng các vật phẩm cúng lễ sẽ khác nhau tùy theo vùng miền.

2.1. Mâm cúng ông Táo ở miền Bắc

Lễ cúng ông Công ông Táo tại miền Bắc thường diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Mâm cúng ông táo miền Bắc gồm nhiều vật phẩm khác nhau như: tiền vàng mã, cá chép, bộ mũ áo của các Táo, gà luộc, canh măng, thịt đông,... Ngoài ra còn có thể kèm theo xôi, chè,... Đặc biệt, miền Bắc luôn cúng bằng cá chép sống hoặc cá chép giấy. Nếu là cá chép sống thì sau khi cúng sẽ được mang đi phóng sinh, cá chép giấy sẽ được đem đi đốt. Ngoài ra, ngày cúng ông Công ông Táo cũng là ngày nhiều gia đình dọn dẹp bàn thờ, lau chùi bát hương, đốt bỏ chân nhang cũ để chuẩn bị cho việc đón năm mới.

2.2. Mâm cúng ông Táo miền Nam

Ở miền Nam thì mâm cúng ông Táo gồm những gì? Theo phong tục truyền thống, miền Nam sẽ thường cúng ông Táo vào khoảng thời gian từ 20h-23h ngày 23 tháng Chạp. Đây được coi là thời điểm mà việc bếp đã xong và các Táo không bị làm phiền. Mâm cúng ông Táo tại đây sẽ có nem, giò, bánh,... kèm theo kẹo đậu phộng, kẹo mè đen. Cùng với đó là một bộ “cò bay ngựa chạy” và không có cá chép. Đây chính là một mâm cúng ông Táo đơn giản mà chúng ta có thể áp dụng.

Mâm cúng ông Táo ở miền Nam

Mâm cúng ông Táo ở miền Nam

2.3. Mâm cúng ông Táo miền Trung

So với miền Nam và miền Bắc, mâm cúng ông Táo ở miền Trung rất trọng thể. Người miền Trung sẽ bắt đầu việc này bằng cách thay cát trong lư hương, đồng thời lau dọn bàn thờ sạch sẽ.

Trên mâm cúng ông Táo ngoài các lễ vật thông thường sẽ có thêm ngựa giấy với đầy đủ yên cương. Khi cúng xong thì tượng 3 ông Táo cũ sẽ được đem ra để tại các gốc cây ở ngã ba đường hoặc am miếu đầu xóm. Tiếp đến các gia đình lại rước 3 tượng mới về để bắt đầu một năm mới.

3. Cách cúng ông Táo ngày thường

Việc chuẩn bị mâm cúng ông Táo cho ngày 23 tháng Chạp khá phổ biến. Vậy ngày thường thì mâm cúng ông Táo gồm những gì? Theo đó, việc chuẩn bị mâm cúng ngày thường đơn giản hơn rất nhiều. Các gia đình có thể chuẩn bị trái cây, chè ngọt và một vài món ăn đơn giản. Ngoài ra, chúng ta cũng cần để lên bàn thờ ông Táo cúng 3 chén rượu, 3 ly nước và thay đổi mỗi ngày. Ngày cúng ông Táo hàng tháng cũng tùy thuộc vào gia chủ lựa chọn.

4. Những chú ý khi cúng ông Công ông Táo

Bên cạnh việc tìm hiểu kỹ xem mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì thì chúng ta cũng cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

Cần chú ý mặc trang phục nghiêm túc, kín đáo khi cúng ông Táo

Cần chú ý mặc trang phục nghiêm túc, kín đáo khi cúng ông Táo

Tiễn ông Táo về trời là một phong tục truyền thống của người Việt. Do đó, việc tìm hiểu xem mâm cúng ông Táo gồm những gì cũng như những chú ý trong việc cúng ông Táo sẽ giúp các gia đình chuẩn bị chu đáo hơn.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/cung-ong-tao-gom-nhung-gi-a58971.html