Văn mẫu lớp 10: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian tổng hợp 6 mẫu khác nhau cực hay chi tiết kèm theo gợi ý cách viết. Thông qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo củng cố kiến thức để nhanh chóng viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hay.
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian chính là trình bày những kết quả đã tìm hiểu được về một vấn đề của văn học dân gian bằng văn bản viết. Vậy với 6 mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề dân gian mà Download.vn đăng tải dưới đây viết về truyện Thánh Sióng, Tấm Cám, Sơn Tinh Thủy Tinh sẽ giúp các bạn tham khảo hoàn thiện bài của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Đề tài tham khảo: Thánh Gióng và tên gọi Phù Đổng Thiên Vương
- Đặt vấn đề:
+ Đây là nhân vật điển hình cho kiểu nhân vật dũng sĩ.
+ Tên các nhân vật cùng loại như: Sơn Tinh - Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh;….
- Giải quyết vấn đề:
+ Đặc điểm của nhân vật Thánh Gióng:
Thánh gióng ra đời kì lạ: mẹ Gióng mang thai 12 tháng mới sinh ra cậu; Ba tuổi không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy.
Thánh Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ: mặc vào, vươn vai một cái đã trở thành một tráng sĩ cao lớn, oai phong, lẫm liệt; Chỉ một người nhưng lại đấu lại cả hàng trăm hàng nghìn người, đó là sự đối lập càng tạo nên sự to lớn, vĩ đại, sự phi thường của Thánh Gióng.
+ Ý nghĩa của nhân vật: thể hiện lòng yêu nước, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, sức mạnh phi thường và tầm vóc vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó còn thể hiện niềm tin, khát khao về một hình tượng anh hùng đẹp đẽ, hoàn hảo, là niềm mơ ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, dưới sự bảo vệ của thánh thần.
+ Nhận xét, đánh giá: đến nay người ta vẫn xây đền thờ Thánh Gióng vào mỗi dịp 8-9/4 âm lịch.
Thánh Gióng và tên gọi Phù Đổng Thiên Vương
Thánh Gióng - một trong những truyền thuyết tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam. Câu chuyện xảy ra vào thời Hùng Vương thứ sáu, kể về việc Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Thánh Gióng.
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai.
Và sự ra đời và lớn lên kỳ lạ đó của Gióng được thể hiện qua các chi tiết:
Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười.
Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc.
Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc.
Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng trong truyền thuyết với tư cách là một người anh hùng chống ngoại xâm. Có thể thấy, hình ảnh một con người oai phong, lẫm liệt, tràn đầy sức mạnh. Đúng với sự ra đời kì lạ đã dự báo trước về cuộc đời của một con người phi thường, chàng Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Chi tiết Thánh Gióng trở về với cõi bất tử. Đó cũng chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Để tưởng nhớ công ơn, vua Hùng đã phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Câu chuyện ở cuối tác phẩm về những dấu tích còn lại ngày nay: những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy… Với những dấu tích này cho thấy được niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc.
Như vậy, hình tượng nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên hiện lên với nhiều ý nghĩa. Thánh Gióng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân.
Văn học dân gian đã nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ. Ngay từ thuở còn thơ, chúng ta được nghe vô vàn câu chuyện được lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ hình thức truyền miệng về sau được lưu dấu trên những trang giấy trắng. Và chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần được nghe câu chuyện “Thánh Gióng” - một câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc, khơi dậy tinh thần yêu nước mạnh mẽ, và lòng tự tôn dân tộc.
Lẽ bình thường, người mẹ mang thai 09 tháng 10 ngày, em bé sẽ chào đời, nhưng với Thánh Gióng lại khác, mẹ Thánh Gióng mang thai 12 tháng mới hạ sinh. Chưa dừng lại ở đó, đến tuổi, Thánh không biết đi, không biết nói, không biết cười, đặt đâu nằm đấy suốt 03 năm ròng. Một cậu bé khiến gia đình và những người láng giềng lo lắng, bàn tán xôn xao.
Để rồi, điều bất ngờ xảy ra khi một hôm, sứ giả truyền tin vua đang cần người tài để cứu nước. Giặc Ân hiện đang xâm chiếm bờ cõi nước ta. Bỗng, một cậu bé không biết đi, không biết nói gọi sứ giả vào thưa chuyện làm ai nấy trố mắt không thể tin. Trong mấy ngày, cậu lớn phổng lên trông thấy, ăn không biết no, quần áo mặc hôm nay và, ngày mai đã chật, sức khỏe phi thường. Dân làng góp gạo, góp đồ hỗ trợ Thánh Gióng.
Ngày Thánh Gióng lên đường chinh chiến, chàng oai phong lẫm liệt đến kinh hoàng. Lên con chiến mã, trong tay với thanh vũ khí được phát, Thánh Gióng đánh từng đoàn, từng đoàn giặc Ân. Thậm chí, ngay cả khi vũ khí đã bị bọn giặc làm hỏng, chàng nhổ bụi tre bên đường, đánh tới tấp. Kết quả là đám giặc Ân hoảng hồn mà rút chạy. Bình yên được trả về với đất nước ta. Thánh Gióng cũng từ đó mà cùng chiến mã bay về trời.
Có thể thấy, khi nghiên cứu văn học dân gian mang tên “Thánh Gióng”, chúng ta ấn tượng bởi tài năng, trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Họ phóng vệ người bình thường ngỡ không có gì nổi trội, có phần khiếm khuyết thành một anh hùng của cả dân tộc thời bấy giờ. Không chỉ thế, nhân vật Thánh Gióng còn là hình tượng hóa về tình yêu quê hương da diết, sục sôi. Giặc đến nhà, đến đứa trẻ lên ba cũng cảm thấy bất bình. Câu chuyện vừa mang tính giáo dục bởi nó dễ đi trong tâm trí người đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ, khơi dậy lòng yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn. Về sau, để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, dân làng đã lập thờ và lấy ngày 08, 09/4 âm lịch làm ngày giỗ.
Mỗi một câu chuyện được kể, được ghi chép lại bao giờ cũng mang những nội dung nhất định. Có câu chuyện răn dạy chúng ta bài học đạo đức phải yêu và đùm bọc lẫn nhau; có câu chuyện lại khuyên chúng ta không nên tham lam bởi tham thì thâm, hậu quả sẽ khôn lường; và có câu chuyện lại ánh lên niềm tự hào bởi tinh thần dân tộc quá đỗi hào hùng. Đến với văn học dân gian, chúng ta như bước vào thế giới đầy đủ gam màu, nhưng, suy cho cùng, tất cả, đều hướng chúng ta - độc giả trở thành những người tốt, người có ích cho xã hội.
Từ xa xưa, hình ảnh con cò đã gắn liền với đời sống văn hóa của con người Việt nam qua các bài thơ, câu ca dao, lời hát ru... Có thể nói hình ảnh con cò là một hình ảnh đẹp, gắn liền với đời sống người nông dân xưa kia và nó cũng giống như một hình ảnh biểu trưng cho người phụ nữ Việt Nam luôn vất vả tần tảo, hy sinh vì gia đình.
"Cái cò là cái cò conMẹ đi xúc tép, để con ở nhà”
Hay:
“Nước non lận đận một mìnhThân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay"
Những bài ca dao mượn hình ảnh con cò để nói về thân phận người phụ nữ, người nông dân xưa. Những lời hát ru đầy cảm xúc đem lại cho ta những rung cảm xót xa:
“Cái cò lặn lội bờ sôngGánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ nonNàng về nuôi cái cùng conĐể anh đi trẩy nước non Cao Bằng”
Hay như một bài ca dao vô cùng gần gũi với tuổi thơ của nhiều người:
"Con Cò mà đi ăn đêmĐậu phải cành mềm lộn cổ xuống aoÔng ơi ông vớt tôi naoTôi có lòng nào ông hãy xáo măngCó xáo thì xáo nước trongĐừng xáo nước đục đau lòng cò con”
Bài ca dao mang âm điệu mộc mạc, giản đơn mà vô cùng ý nghĩa để thể hiện sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ Việt. Những khó khăn, gian khổ, thậm chí là những thử thách tượng trưng cho những bước đường gian khổ mà người con phải đi qua.Thế nhưng người mẹ luôn luôn bên cạnh đồng hành cùng con trên những chặng đường, luôn bảo vệ và che chở cho con. Tình yêu thương của người mẹ dành cho con được gợi nhớ từ hình ảnh cò mẹ che chở, bao bọc cho cò con. Có lẽ trong cuộc đời của mỗi người con đều mang theo những lời ru tiếng hát của mẹ, của bà. Đó là những khoảnh khắc, kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời chúng ta. Những lời ru không chỉ đưa ta vào giấc ngủ một cách trọn vẹn, an yên, nhẹ nhàng mà những lời ru đầy ý nghĩa ấy còn theo ta đi suốt cuộc đời. Mỗi bài hát ru như một thông điệp, như một ý nghĩa lớn lao muốn truyền tải đến tất cả những đứa con trong cuộc đời. Từ khi con còn vô thức, khi còn ấu thơ, chưa Có nhận thức rõ ràng đến khi con lớn dần lên, trưởng thành và đến khi mất đi, hình ảnh con Cò với những lời ru chan chứa yêu thương vẫn còn đọng lại trong kí ức. Đó cũng là sự biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, cao cả.
Không chỉ trong ca dao, hình ảnh con cò còn xuất hiện trong các sáng tác thơ ca của rất nhiều tác giả đương đại. Tú Xương với những câu thơ trong bài thơ “Thương vợ” đã thể hiện rõ tình cảm trân trọng của mình với người vợ tần tảo, chịu khó, giàu đức hi sinh:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắngEo sèo mặt nước buổi đò đông”
Hay những câu thơ trong bài thơ “Con cò” đầy ý nghĩa của nhà thơ Chế Lan Viên:
"...Một con cò thôiCon Cò mẹ hátCũng là cuộc đờiVỗ cánh qua nôi..."“Ngủ đi! Ngủ đi!Cho cánh cò cánh vạcCho cả sắc trờiĐến hát Quanh nôi...”
Cho dù con còn bé hay đã lớn, có những cảm nhận ra sao thì trái tim con, tâm hồn con vẫn luôn đong đầy tình yêu thương của mẹ. Những câu hát ru gợi ra những xúc cảm về hình ảnh một buổi trưa hè oi ả, con nằm trong vòng tay của bà, của mẹ lắng nghe những lời hát ru và dần chìm vào trong giấc ngủ say sưa. Tôi tin chắc đó không chỉ là hình ảnh sâu đậm trong tâm trí của riêng tôi, mà còn là của bạn, của mỗi chúng ta. Hãy nhớ về quá khứ tươi đẹp với những cảm xúc dung dị nhất để thấy cuộc đời thêm tươi đẹp và ý nghĩa hơn.
Truyện cổ tích "Sơn Tinh - Thủy Tinh" là một trong những câu chuyện dân gian nổi tiếng và được yêu thích rộng rãi ở Việt Nam. Câu chuyện này nói về cuộc chiến giữa hai vị thần núi Sơn Tinh và thần sông Thủy Tinh để bảo vệ quê hương khỏi nguy cơ bị lụt lội và hạn hán. Bài báo cáo này sẽ phân tích và trình bày về truyện cổ tích "Sơn Tinh - Thủy Tinh" và tầm ảnh hưởng của nó trong văn hóa dân gian Việt Nam.
Truyện "Sơn Tinh - Thủy Tinh" xoay quanh cuộc chiến giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh là thần núi, biểu trưng cho sự mạnh mẽ và vững chắc của đất đai, trong khi Thủy Tinh là thần sông, biểu trưng cho sự mềm mại và dữ dội của nước. Câu chuyện bắt đầu khi Thủy Tinh đánh đập đất nước bằng cơn mưa lớn, và Sơn Tinh đã nổi giận và đánh trả. Cuộc chiến giữa họ làm cuộc sống của người dân trở nên khó khăn. Sau nhiều lần đấu tranh, Sơn Tinh cuối cùng chiến thắng và đưa ra lệnh cho Thủy Tinh rút xuống sông biển.
Giá trị văn hóa dân gian: Truyện "Sơn Tinh - Thủy Tinh" thể hiện tình yêu và tôn trọng của người Việt Nam đối với thiên nhiên. Nó cũng thể hiện sự kết hợp của sức mạnh và sự nhân ái trong cuộc sống.
Lời nhắn về tình bạn và đoàn kết: Câu chuyện kể về cuộc chiến giữa hai thần nhưng cũng thể hiện tình bạn và đoàn kết. Khi cần, họ đã làm việc cùng nhau để bảo vệ quê hương và con người.
Tầm ảnh hưởng trong nghệ thuật và văn hóa: Truyện này đã được sử dụng trong nghệ thuật, văn hóa, và giáo dục. Nó thường xuất hiện trong hình ảnh, tranh và vở kịch, cùng với việc kể lại trong các trường học, giúp thế hệ trẻ hiểu về truyền thống và giá trị văn hóa của Việt Nam.
Truyện cổ tích "Sơn Tinh - Thủy Tinh" là một phần quan trọng của văn hóa dân gian Việt Nam. Nó thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên, giá trị của tình bạn và đoàn kết, và có tầm ảnh hưởng trong nghệ thuật và văn hóa. Câu chuyện này là một ví dụ tốt về cách truyền thống văn hóa được kế thừa và giữ gìn qua thời gian và vẫn được yêu thích và kể lại đến ngày nay.
Những câu chuyện cổ tích hấp dẫn trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam là một món ăn tinh thần không thể thiếu với mọi thế hệ. Từ trẻ đến già chắc hẳn mỗi người đều được nuôi dưỡng trong bầu không khí của truyện cổ tích đó. Hẳn câu chuyện về chàng Thạch Sanh tốt bụng, tài giỏi trong câu chuyện cổ tích cùng tên thì mọi thế hệ người Việt Nam đều biết đến. Câu chuyện về cuộc đời đầy gian truân vất vả của Thạch Sanh đã tiếp thêm sức mạnh cho mọi người tin vào luật nhân quả: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Câu chuyện kể rằng ở trong một túp lều nhỏ bìa rừng có chàng thanh niên mồ côi cả cha lẫn mẹ sống một mình bằng nghề đốn củi qua ngày. Lai lịch xuất thân của chàng trai này cũng rất thần kỳ, tương truyền rằng chàng là con của Ngọc Hoàng được cử xuống dân gian để trừ yêu quái, giúp bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Khi lớn lên chàng lại được Ngọc Hoàng dạy nhiều võ nghệ cao cường, có sức khỏe hơn người. Tuy nhiên vì gia cảnh nghèo khó, côi cút không ai nương tựa nên Thạch Sanh cứ sống lủi thủi ở túp lều, chỉ thỉnh thoảng mới ra chợ đốn củi bán.
Bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của Thạch Sanh chính là gặp Lý Thông. Lý Thông vốn là một tên làm nghề nấu rượu, vì thấy Thạch Sanh thật thà lại khỏe mạnh hơn người nên đã tính toán kết nghĩa với chàng nhằm mục đích lợi dụng chàng. Rồi hắn giả vờ chuốc say chàng lừa chàng đi canh miếu, thực chất là nạp mạng cho chằn tinh. Nhưng hắn không ngờ với võ nghệ cao cường của mình Thạch Sanh có thể giết chết chằn tinh và xách đầu về gặp mẹ con Lý Thông để chịu tội. Lý Thông lại tiếp tục lừa Thạch Sanh lần thứ hai, hắn cướp công của Thạch Sanh nhận mọi bổng lộc của vua, đẩy chàng trở lại với túp lều cũ nát năm xưa.
Sự bất nhân bất nghĩa của Lý Thông được đẩy lên đến đỉnh điểm khi hắn tiếp tục dồn Thạch Sanh vào chỗ chết, lấy đá lấp miệng hang, cướp công cứu công chúa. Nhưng hắn có ngờ đâu nhờ tài năng của mình Thạch Sanh có thể thoát khỏi hang sâu lại còn cứu được con vua thủy tề, rồi nhờ tiếng đàn thần ai oán của mình mà được giải oan. Rồi chàng lại liên tiếp lập công, đuổi được giặc xâm lược, bảo vệ hòa bình cho nhân dân. Chàng được nhà vua gả công chúa rồi sau này còn được nối ngôi vua.
Sau này khi được trao quyền xử lý tội trạng của Lý Thông, Thạch Sanh đã dùng sự nhân hậu, tử tế của mình, tha tội cho Lý Thông. Nhưng tội ác của hắn không được dung tha, khi đi giữa đường mẹ con hắn đã bị trời phạt, sét đánh chết, và bị hóa thành nhái, suốt ngày kêu rên thảm thiết mỗi khi mưa về.
Xây dựng nhân vật Thạch Sanh với phẩm chất tốt đẹp, lương thiện, ấm áp tác giả dân gian đã gửi gắm ước mơ về chân lý ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, rồi hạnh phúc sẽ đến với những người tốt bụng, hiền lành, và lương thiện. Võ công cao cường, tài năng bắn thiện nghệ của chàng Thạch Sanh còn là hiện thân của hình mẫu những chàng dũng sĩ tài năng, là ước mơ của nhân dân ta về một người anh hùng có võ thuật cao cường, sẵn sàng đứng ra giúp dân trừ gian, diệt bạo, bảo vệ cuộc sống ấm no cho nhân dân.
Nhan đề Thạch Sanh đã gửi gắm ý nghĩa về hình tượng nhân vật chính trong truyện. Chàng Thạch Sanh dũng cảm, tài trí hơn người, tốt bụng và nhân hậu thuộc motip các nhân vật dũng sĩ quen thuộc của văn học dân gian như Khoa Phụ, chàng Ná, chàng trai trong truyện cổ tích “Bốn anh tài”... phải trải qua muôn vàn những khó khăn, trắc trở, rồi cuối cùng cũng sẽ gặp điều may mắn, tốt lành.
Năm lần bảy lượt bị Lý Thông hãm hại, lừa vào hang chằn tinh, lấp dưới hang đá sâu, chiến đấu với đại bàng và chằn tinh, giải oan cho mình bằng tiếng đàn bầu ai oán… chính là những thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng và vẻ đẹp phẩm chất của mình. Chiến thắng những thử thách này, liên tiếp lập ra những chiến công như giết chằn tinh và đại bàng tinh, cứu công chúa, cứu con vua thủy tề, đuổi được quân địch mà không tốn sức lực chính là minh chứng hùng hồn cho tài năng phi thường, sức mạnh và ý chí nghị lực của chàng trước những sóng gió của cuộc đời.
“Gieo nhân nào, gặt quả ấy”, câu tục ngữ quá đỗi quen thuộc của tất cả chúng ta khi luôn tự nhắc nhở bản thân, hay chứng kiến những hành động trái với luân thường đạo lí… Cách đối xử nhân thế của một cá nhân, một tổ chức sẽ quyết định việc bạn “thăng hoa” hay “bế tắc”. Quan niệm này, đã được hình thành từ rất lâu, và được thể hiện ngay chính trong tác phẩm dân gian có tên “Tấm Cám”.
Gọi là văn học dân gian lẽ bởi nó mang tính truyền miệng chủ yếu. Trong những buổi sản xuất sinh hoạt, ban đầu, những người nông dân muốn tìm cái gì đấy để giải tỏa, tìm cái niềm vui phấn khởi trong công việc, dần dà về sau, mô hình này phát triển. Khi là những câu hò đùa bâng quơ, khi là những câu chuyện ngắn bình phẩm. Lẽ dĩ nhiên, tiếng đồn một xa, vì vậy, văn học dân gian từ hình thức truyền miệng chuyển sang ghi chép để không bị mai một. Tác giả của những tác phẩm này luôn là một dấu chấm hỏi lớn bởi đó là quá trình của một tập thể.
Bàn tới câu chuyện dân gian “Tấm Cám”, độc giả ngay từ những lời mở màn đầu có thể cảm nhận được một cô gái lương thiện nhưng số phận lại vô cùng oái ăm, bất hạnh. Mẹ mất sớm, bố lấy vợ hai, một thời gian sau, bố cũng rời bỏ Tấm để đến thế giới mới. Cuộc sống Tấm bắt đầu chuyển hóa từ đây.
Người xưa vẫn thường nói rằng, “Mấy đời bánh đúc có xương / Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Đúng thế, sống với mẹ Cám - người mẹ kế, Tấm không được một ngày nghỉ ngơi. Tuổi còn nhỏ nhưng công việc mỗi ngày làm không xuể. Mọi thứ trong gia đình đều do Tấm tự tay làm, nuôi sống gia đình. Còn hai mẹ con lại nhởn nhơ, thậm chí còn đay nghiến Tấm. Tấm mò cua bắt ốc, Tấm nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, lấy nước… Không công việc nào không đến bàn tay của Tấm. Một cô gái đang tuổi ăn tuổi lớn, khi người em cùng cha khác mẹ được ăn uống sung sướng, nhàn hạ thì Tấm lại quần quật. Cuộc sống Tấm khổ đến nỗi, người đọc muốn ứa nước mắt.
Đến ngày hội, vì không muốn cho Tấm đi mà bà mẹ kế đáng ghét đấy đã trộn thóc và gạo yêu cầu Tấm phân loại. Vừa nhặt vừa khóc, lúc này, Bụt xuất hiện, giúp đỡ cô. Bụt còn chọn cho cô bộ quần áo đẹp. Tấm đến hội lộng lẫy, đẹp đẽ vô cùng. Vì vội trở về nhà, Tấm đánh rơi chiếc giày. Về sau, Tấm được làm hoàng hậu bởi nhà vua đã tìm được chủ nhân chiếc giày bị đánh rơi. Cuộc sống tấm những tưởng từ nay sẽ an thân, nhưng không, mẹ con Cám luôn tị nạnh, ghét bỏ. Chưa bao giờ hai người ác nhân đấy ngừng nghĩ cách hại Tấm. Tấm mất khi trèo lên cây cau trong lần làm giỗ cho bố vì bị mẹ con Cám chặt cây. Khi chuyển kiếp thành chim vàng anh, Tấm bị Cám giết. Khi hóa thành cây xoan đào, Tấm cũng bị hãm hại… Và cho đến khi Tấm biến thành Thị, nhà vua nhận ra trong lần nghỉ chân tại hàng nước, Tấm được trở về với vua, được sống trong hoàng cung nguy nga. Còn Cám bị trừng trị, bà mẹ kế cũng vì vậy mà chết theo con. Kết cục của hai mẹ con Cám khiến người đọc hả hê bởi đó là sự trừng phạt thích đáng.
Khi con người quá khổ, không thể tìm được một người có thể bám víu, những người sáng tạo đã sáng tạo thêm nhân vật không có thật - ông Bụt để giải quyết, để mong muốn Tấm được thay đổi. Ông Bụt liên tiếp xuất hiện vào những lúc Tấm khó khăn, uất ức không thể nói thành lời. Cái quan niệm “ở hiền gặp lành” dù ở thời đại nào nó đều chuẩn xác. Bởi khi chúng ta sống tốt, dù sớm hay muộn, chuyện tốt sẽ đến với chúng ta. Những người sống thất đức, sống ác, sớm muộn sẽ gặp quả báo. Trên đời này, ngoài tòa án pháp luật, còn tòa án lương tâm.
Văn học dân gian “Tấm Cám” đã để lại trong lòng bạn đọc từ xưa đến nay bài học đạo đức vô cùng ý nghĩa, mà tôi có thể khái quát thành câu tục ngữ mà ông cha ta vẫn thường giáo dục con cháu “trời xanh có mắt”
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/viet-mot-bai-nghien-cuu-ve-mot-van-de-van-hoc-ma-em-yeu-thich-nhat-a63613.html