Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh nền kinh tế trải nghiệm như: Experience Economy là gì, có những kiểu trải nghiệm nào mà các thương hiệu có thể ứng dụng và hơn thế nữa.
Trong Experience Economy hay nền kinh tế trải nghiệm, trải nghiệm khách hàng với thương hiệu là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nền kinh tế trải nghiệm mang đến cho người làm marketing hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp một phương thức mới để hiểu về khách hàng, cách tiếp thêm sinh lực cho họ thông qua các dịch vụ trải nghiệm chất lượng cao và hơn thế nữa.
Liên quan đến khái niệm nền kinh tế trải nghiệm, dù bản chất là giống nhau, cũng có một số cách nhìn khác nhau về cách ứng dụng và thực hiện.
Nhà kinh tế học James H. Gilmore cho biết:
“Nền kinh tế trải nghiệm (Experience Economy) đơn giản là việc bán những trải nghiệm đáng nhớ hay có ý nghĩa cho khách hàng.”
Ông Gilmore đã đặt ra thuật ngữ Experience Economy hay Nền kinh tế trải nghiệm trong một bài báo năm 1998 về cách thế hệ người tiêu dùng tiếp theo - là Gen Y (millennials) - sẽ mong đợi nhiều hơn các trải nghiệm hấp dẫn với thương hiệu và sản phẩm.
Cũng từ lý do này, khái niệm Experience Economy cũng được gọi là Millennials Economy, tức là nền kinh tế gắn liền với những người tiêu dùng Gen Y.
Nền kinh tế trải nghiệm theo đó liên quan đến cách các mô hình kinh doanh đang phải thay đổi để ưu tiên nhiều hơn những trải nghiệm trực tiếp và trải nghiệm kỹ thuật số thú vị.
Các nhà kinh tế học tin rằng các công ty khởi nghiệp và thương hiệu trong tương lai có thể thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn nếu họ mang đến cho khách hàng của họ những trải nghiệm khơi dậy cảm xúc mạnh mẽ và ký ức sống động hơn.
Nằm trong bối cảnh của nền kinh tế trải nghiệm, sẽ có nhiều kiểu trải nghiệm khác nhau mà thương hiệu có thể áp dụng, dưới đây là một số kiểu trải nghiệm chính.
Là các trải nghiệm trực tiếp được cung cấp cho khách hàng thông qua các sự kiện trực tiếp. Việc dàn dựng các trải nghiệm tại các sự kiện và triển lãm thương mại đáng nhớ có thể tạo nên nhiều hứng thú cho những người qua đường và những người tham dự.
Trong thế giới ngày nay, khả năng nắm bắt những trải nghiệm này và chia sẻ chúng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) cho phép các khách hàng, những người không thể tham dự sự kiện nhưng vẫn có thể trải nghiệm một phần của sự kiện đó.
Là những trải nghiệm tại cửa hàng (vật lý) khi khách hàng mua hàng trực tiếp, những không gian và trải nghiệm tại cửa hàng có thể dẫn đến những cảm nhận tích cực hơn về thương hiệu, giúp nhận biết thương hiệu cao hơn và khả năng kết nối mạnh hơn.
Các công ty du lịch cung cấp chỗ ở và trải nghiệm thực tế với các tour du lịch tại các điểm đến khác nhau trên thế giới là một phần của nền kinh tế trải nghiệm (experience economy).
Là những trải nghiệm mà khách hàng có được với thương hiệu thông qua các công viên giải trí vốn dĩ mang đến các cảm giác mạnh hơn và những trải nghiệm đáng nhớ hơn, đó là lý do tại sao, trong số những lý do khác, các thương hiệu như Disney tiếp tục phát triển mạnh hàng thập kỷ sau khi thành lập.
Kiểu trải nghiệm cuối cùng có lẽ là kiểu trải nghiệm đáng mong đợi nhất khi thế giới đang bước vào những giai đoạn ứng dụng công nghệ mới, khi nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy) tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, đó là trải nghiệm thực tế ảo (VR - Virtual Reality).
Khi nhiều doanh nghiệp và thương hiệu đang từng bước tiến vào Metaverse và Web3, các nền tảng công nghệ này sẽ thúc đẩy nhiều hơn nữa các trải nghiệm thực tế ảo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen | MarketingTrips
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/nen-kinh-te-trai-nghiem-a63731.html