Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO
El Nino là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương. El Nino xuất hiện không theo quy tắc nào. Thông thường, cứ 2 - 7 năm, bình quân khoảng 4 năm, El Nino lại xảy ra một lần. Thời gian xảy ra El Nino kéo dài dưới 5 tháng sẽ được gọi là tình hình El Nino, trên 5 tháng mới được gọi là hiện tượng El Nino.
Có thể hiểu, kiểu thời tiết đặc trưng của El Nino đó là nước biển ở phía Đông Thái Bình Dương nóng lên bất thường. Khi xảy ra El Nino, nước biển có thể nóng hơn từ 3 - 6 độ so với bình thường. Nước biển nóng hơn, bốc hơi lên khiến bầu khí quyển cũng nóng theo. Đó là lý do khi có El Nino, thời tiết cũng trở nên nóng hơn.
Nhìn chung, khi xảy ra hiện tượng El Nino, nhiệt độ ở vùng lân cận biển Đông Thái Bình Dương sẽ tăng cao, hơi nước nhiều trải qua đối lưu sẽ hình thành mưa lớn, gây ra lũ lụt. Trái ngược lại, không khí ở vùng biển Tây Thái Bình Dương nhiệt độ lại giảm, tạo thành áp lực ức chế mưa nên sẽ gây ra hạn hán.
Tuy vậy nhưng hiện tượng El Nino cũng có lợi ích cho Trái đất. Nếu nhiệt độ nước biển không tăng quá cao, ở mức đủ ấm, lúc ấy vi sinh vật sẽ phát triển. Đây chính là nguồn thức ăn dồi dào cho cá biển, từ đó đem tới một mùa cá bội thu cho ngư dân.
Trái ngược với El Nino chính là La Nina hay còn có tên gọi khác là El Viejo hay Anti-El Nino, hiểu đơn giản là thời tiết lạnh giá. Trái với El Nino, La Nina sẽ xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 hằng năm, nhưng ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết này sẽ mạnh nhất vào khoảng tháng 12 tới tháng 2 năm sau. Sau mỗi lần El Nino kết thúc thường là sự xuất hiện của La Nina, nhưng đôi khi La Nina có thể không xuất hiện. Thông thường El Nino sẽ xuất hiện thường xuyên hơn so với La Nina.
Đặc trưng của La Nina là dòng biển ở Thái Bình Dương trở nên lạnh bất thường, xuôi về phía Bắc. Nước biển lạnh hơn cũng làm cho nhiệt độ không khí ở Thái Bình Dương và các khu vực lân cận lạnh hơn. Nền nhiệt độ hạ xuống thấp đáng kể nên La Nina sẽ gây ra những trận rét đậm rét hại cho khu vực chịu ảnh hưởng.
Khi xảy ra hiện tượng La Nina, khu vực Đại Tây Dương sẽ có nhiều bão tố. Trong khi đó, khu vực Thái Bình Dương bão lại suy yếu. Cùng lúc này, Đông Thái Bình Dương ít bão hơn, ở miền Nam nước Mỹ gặp hạn hán, trong khi Tây Bắc Thái Bình Dương và Canada lại gặp nhiều và lũ lụt. Vào mùa đông, nhiệt độ trở nên ấm hơn ở phía Nam và lạnh hơn ở phía Bắc.
Cũng giống như El Nino, La Nina cũng có những lợi ích đối với Trái đất. Trong thời kỳ La Nina, gió mậu dịch sẽ đẩy dòng nước ấm về phía châu Á, đẩy nước lạnh lên bề mặt. Vùng nước ngoài khơi Thái Bình Dương lạnh hơn cũng đồng nghĩa với việc chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Môi trường bổ dưỡng này giúp ích cho hệ sinh vật biển, đặc biệt là các loài hải sản nước lạnh.
Trong khi đó, ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El Nino - Dao động Nam) để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ Dương (được gọi là Dao động Nam) để phân biệt với dao động khí áp ở Bắc Đại Tây Dương).Chu kỳ của ENSO có thể tác động đáng kể đến các kiểu thời tiết và gây biến đổi khí hậu trên toàn thế giới, đặc biệt là các khu vực như châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Nó gây ảnh hưởng tới khí hậu, nhiệt độ và lượng mưa.
Những tác động tiêu cực của El Nino, La Nina và ENSO tới khí hậu nước ta
Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đầu năm 2024, thiên tai phức tạp, dị thường đã xuất hiện như đợt rét đậm, rét hại diện rộng kéo dài từ tháng 2 đến sang cả tháng 3 với nền nhiệt thấp ở đồng bằng Bắc Bộ dưới 15 độ C và vùng núi dưới 13 độ C. Nắng nóng xuất hiện sớm và dài ngày ở khu vực Nam Bộ, nhiều nơi có giá trị nhiệt độ cao nhất tuyệt đối vượt giá trị lịch sử đã từng quan trắc được. Do tác động của El Nino xâm nhập mặn tăng cao hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long, ranh mặn 4g/l trên các sông ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2023. Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội và đời sống của người dân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như: sụt lún trên một số tuyến đường giao thông, sinh kế của bà con đảo lộn, khu vực nông thôn bị thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất... gây trở ngại cho trong đời sống của người dân, đặc biệt là cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn.
Hiện tượng El Nino ảnh hưởng tiêu cực tới khí hậuTrong điều kiện El Nino, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam ít hơn bình thường. Thời gian kết thúc hoạt động của không khí lạnh ở Việt Nam sớm hơn bình thường. Đồng thời, nhiệt độ trung bình các tháng đều cao hơn bình thường, mùa đông chênh lệch rõ rệt hơn mùa hè, các khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía Bắc. Ngược lại, trong điều kiện La Nina, nhiệt độ trung bình các tháng thấp hơn bình thường, ở phía Bắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía Nam. El Nino thường gây thiếu hụt lượng mưa trên hầu hết các vùng của cả nước, phổ biến từ 25-50% (rõ rệt nhất là Bắc Trung Bộ) dẫn đến nguy cơ cao xảy ra khô hạn cục bộ, hoặc diện rộng ở những nơi có nhu cầu dùng nước nhiều cho sản xuất và sinh hoạt./.
Một số tác động của các hiện tượng trên trong thời gian tới đối với Việt Nam
Bão và áp thấp nhiệt đới có thể xuất hiện không nhiều, tập trung vào giữa mùa nhưng diễn biến phức tạp, trái quy luật. Các đợt gió mùa đông bắc ít hơn bình thường, mùa đông kết thúc sớm, nhiệt độ trung bình các tháng có thể cao hơn trung bình, nắng nóng có khả năng gay gắt và có nhiều ngày nắng nóng hơn so với năm 2022. Lượng mưa có thể ít hơn so với trung bình từ 25-50% đặc biệt là ở khu vực miền Bắc, tuy nhiên có thể xuất hiện mưa lớn cực đoan.
Việt Nam cần đề phòng điều kiện ít mưa dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong những tháng đầu năm 2024 trên phạm vi toàn quốc. Những đợt hạn hán gay gắt, xâm nhập mặn vào năm 2015-2016 và 2019-2020 ở nhiều nơi trên cả nước do ảnh hưởng của El Nino nhắc Việt Nam chủ động có giải pháp giảm nhẹ tác động của El Nino.
Một điểm đáng lưu ý và đang nhận được sự quan tâm của toàn cầu đó là tác động kép của El Nino và biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng tình trạng nóng lên toàn cầu. Những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của những tác động này.
Hiện tượng La Nina ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống và sản xuất ở mức độ toàn cầu. Việt Nam nằm ở khu vực châu Á Thái Bình Dương nên cũng không nằm ngoài những tác động của các loại hình thời tiết cực đoan, mưa bão, khô hạn...
Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực chịu tác động mạnh của La Nina có thể thấy như, làm gia tăng lượng mưa, nhiều trận mưa lớn, bão và bão mạnh, lụt lụt, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm rét hại và các đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại kéo dài, … Kéo theo đó là những tác động xấu đến các hoạt động kinh tế-xã hội, môi trường và sinh thái.
Thêm vào đó, La Nina làm gia tăng các trận mưa lớn, lũ lụt thường xuyên hơn. Mùa mưa bão, miền Trung hứng chịu nhiều đợt mưa lớn kéo dài, đặc biệt là từ tháng 9 đến tháng 12. Điều này dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng, sạt lở đất, và thiệt hại lớn về người và tài sản. Các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cũng chịu ảnh hưởng của mưa lớn, gây ra lũ quét và sạt lở đất, đặc biệt nguy hiểm đối với các cộng đồng dân cư sống ở những khu vực này.
Theo các chuyên gia hiện tượng La Nina thường liên quan đến sự gia tăng hoạt động của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông. Ở Việt Nam trọng tâm là các tỉnh ven biển miền Trung và miền Bắc có thể phải đối mặt trực tiếp với nhiều cơn bão hơn, có sức mạnh lớn và gây thiệt hại nặng nề".
Mưa lớn, lũ lụt và bão do La Nina gây ra có thể làm ngập úng và hư hại lượng lớn diện tích đất trồng lúa và các loại cây trồng khác. Ngoài ra, tình trạng sạt lở và xói mòn đất cũng làm giảm chất lượng đất nông nghiệp.
Ngoài ra, ẩm ướt do mưa lớn cũng có thể tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh ở cây trồng và vật nuôi phát triển, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng nông sản.
Không những vậy, lũ lụt và bão do La Nina gây ra gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, nhà cửa và phương tiện sản xuất, đồng thời làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, thương mại và giao thông.
Việt Nam là quốc gia ven biển, nằm trong khu vực giao tranh của các hệ thống gió mùa và chịu sự tác động mạnh mẽ của sự thay đổi các điều kiện khí quyển, đại dương trong đó có ENSO. Những tác động của ENSO đến điều kiện khí tượng thủy văn gồm:
Tác động đến gió mùa mùa đông: Trong các năm có ENSO, tần suất front lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam có chiều hướng giảm đi so với bình thường. Trong 150 tháng có El Nino số tháng có chuẩn sai tần suất front dương chỉ có 60 ngày, trong đó chuẩn sai âm là 90 ngày. Trong 191 tháng có La Nina, chuẩn sai dương có 44 tháng, chuẩn sai âm là 64 tháng, và 83 tháng chuẩn sai bằng 0.
Tác động đến gió mùa mùa hè: Trong những năm có ENSO, gió mùa mùa hè ở Việt Nam có sự biến động mạnh, đối với những năm có El Nino gió mùa mùa hè có xu hướng đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn, tuy nhiên trong các năm có El Nino đang suy yếu dần thì gió mùa mùa hè có xu hướng đến muộn hơn; trong các năm có La Nina, gió mùa đến muộn hơn và kết thúc cũng muộn hơn so với trung bình toàn giai đoạn 1950 - 2014.
Trong những năm có El Nino mạnh, cường độ gió mùa yếu hơn so với trung bình nhiều năm, năm 1997 - 1998 là năm có El Nino mạnh nhất thể kỷ 20 cường độ gió yếu hơn so với trung bình nhiều năm. Các năm có La Nina, cường độ gió đã số các năm đều manh hơn so với trung bình nhiều năm.
Tác động đến lượng mưa: Khi La Nina xảy ra, hoàn lưu walker đưa vùng đối lưu về phía Tây Thái Bình Dương, làm cho khu vực phía Tây mưa nhiều hơn, trong các năm có La Nina Việt Nam có tổng lượng mưa năm thường nhiều hơn so với bình thường, đặc biệt là khu vực ven biển Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Trong những năm có El Nino, lượng mưa năm thường thâm hụt lớn, lượng mưa ít gây ra những đợt hạn hán kéo dài ở các khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.
Tác động đến nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong các tháng có El Nino thường cao hơn bình thường ở tất cả các vùng ở Việt Nam, các đợt El Nino thường gây ra các kỷ lục về nắng nóng, các đợt El Nino mạnh như 1997 - 1998 gây kỷ lục nhiệt độ ở Bắc Trung Bộ lên tới 41.2 độ C; Bắc Bộ là 39.6 độ C TrungTrung Bộ là 40.1 độ C, Nam Bộ là 39.6 độ C; đợt El Nino 2014 - 2015 kỷ lục nhiệt độ lên tới 41.5 độ C ở Bắc Trung Bộ.
Ngược lại, nhiệt độ trung bình trong các tháng có La Nina nhiệt độ thường thấp hơn, La Nina thường gây ra các kỷ lục về nhiệt độ thấp, các năm có La Nina 1968, 1975 gây nhiệt độ thấp kỷ lục xuông -1.7 độ C ở Lạng Sơn, năm 1975 nhiệt độ xuống 6.1 độ C ở Tây Nguyên; năm 1963 khu vực Nam Bộ nhiệt độ xuống 14.3 độ C.
Nhiều cộng đồng dân cư, đặc biệt là ở các khu vực ven biển và miền núi, phải đối mặt với tình trạng mất nhà cửa, thiếu lương thực và nguy cơ dịch bệnh gia tăng sau khi thiên tai xảy ra.
Do đó, để hạn chế thấp nhất những rủi ro từ thiên tai gây ra, Chính phủ và các tổ chức xã hội phải chi tiêu nhiều nguồn lực hơn cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia và nguồn lực xã hội.
Mùa mưa lũ năm nay ở miền Bắc đang diễn ra khốc liệt hơn. Ngay trong tháng 7, mưa, bão lũ liên tục khiến hàng chục người thiệt mạng.
Về lâu dài, Việt Nam cần xây dựng chiến lược sử dụng nước, cũng như chính sách phòng ngừa các thảm họa liên quan đến El Nino. Cùng với đó, cần nâng cao năng lực của cán bộ và tổ chức cũng như sự hợp tác giữa các cơ quan thuộc Chính phủ, chủ động về nguồn ngân sách, lập kế hoạch kịp thời đối phó với các hiện tượng thời tiết bất thường./.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/vung-nao-sau-day-cua-nuoc-ta-co-tinh-trang-kho-han-ro-ret-va-keo-dai-nhat-a64076.html