Địa lý Việt Nam gồm 63 tỉnh thành được chia thành 3 vùng miền Bắc - Trung - Nam. Trong đó, miền Nam là vùng lãnh thổ nằm ở vị trí cuối cùng trên bản đồ hình chữ S. Hiện nay, các tỉnh miền Nam Việt Nam được xem là vùng kinh tế trọng điểm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển - kinh tế, xã hội của cả nước. Trong bài viết này, Maison Office sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc miền Nam gồm những tỉnh nào cũng như đặc điểm địa lý, hành chính của từng vùng!
Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước đến Cà Mau và hai thành phố.
Miền Nam (hay Nam Bộ) là 1 trong 3 miền địa lý của Việt Nam, có lãnh thổ kéo dài từ tỉnh Bình Phước đến điểm cực Nam của tỉnh Cà Mau. Các tỉnh miền Nam hiện nay được chia làm 2 tiểu vùng là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Xét về vị trí địa lý, khu vực Nam Bộ có vị trí tiếp giáp với các khu vực khác như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên của các tỉnh phía Nam là 77.700 km2. Dân số của vùng đạt hơn 36 triệu người (chiếm khoảng 36,4% dân số cả nước). Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là khu vực có mật độ dân số cao nhất cả nước, đạt 4.363 người/km2.
Hiện nay, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang đóng vai trò là “đầu tàu” dẫn dắt phát triển kinh tế của cả nước. Đây đồng thời được biết đến là khu vực trung tâm thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cao nhất Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư và phát triển mạnh mẽ.
Tìm hiểu thêm:
Miền Nam sở hữu vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Xét theo địa lý tự nhiên, Nam Bộ được chia thành 2 vùng lãnh thổ nhỏ là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Mỗi vùng sẽ có những đặc điểm riêng biệt về địa lý, hành chính và điều kiện kinh tế, xã hội.
Vùng Đông Nam Bộ hiện có 5 tỉnh và 1 thành phố, bao gồm: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng, thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/nhung-tinh-thuoc-mien-tay-a64196.html