Quy định này được các trường và SV ủng hộ, vì sẽ tạo sự trang trọng trong buổi lễ mà các cử nhân được vinh danh
Áo tốt nghiệp là gì
Hiện nay, về hình thức lễ phục (thường gọi là áo thụng) của các trường ĐH, CĐ đều mang dáng dấp, thậm chí copy nguyên si lễ phục của các trường ở châu Âu, châu Mỹ. Màu sắc của chiếc áo cũng... tự phát theo ý thích mỗi trường. Ví dụ trường ĐH Bách khoa: lễ phục (áo và mũ) của kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ đều có màu xanh đen, nhưng thạc sĩ có thêm một chiếc túi càn khôn màu vàng, tiến sĩ thì chiếc túi màu đỏ. Trường CĐ Văn hóa - Nghệ thuật TP.HCM lại chọn màu xanh dương dành cho hệ trung cấp và màu đen cho hệ CĐ.
Áo tốt nghiệp là gì.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thì chọn màu xanh đen... Riêng về mũ, cũng được chế theo "gu" thẩm mỹ của mỗi trường. Phổ biến là mũ bản vuông, nhưng cũng có nơi chọn mũ dạng tròn như mũ dành cho... đầu bếp.
Áo tốt nghiệp là gì.
Quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của HS-SV còn quy định HS-SV từ trung cấp chuyên nghiệp đến ĐH phải mặc lễ phục khi nhận bằng tốt nghiệp.
Áo tốt nghiệp là gì.
Thậm chí, đến dịp làm lễ tốt nghiệp cho SV, không đủ áo mũ, các trường sẽ đi mượn lễ phục của trường bạn. Trưởng phòng đào tạo của một trường ĐH cho rằng, câu nệ chi màu sắc, kiểu dáng, miễn cứ áo thụng là được. Dù ủng hộ quy định trang phục lễ phục phải mang sắc thái riêng của từng trường, nhưng các trường lại tỏ ra e ngại vì cho rằng, chẳng có lễ phục nào hoàn hảo hơn áo thụng. Mặt khác, họ cũng lo lắng, sự thay đổi sẽ khá tốn kém. Ông Lương Đình Thành - Phó phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thẳng thắn, hiện nay, lễ phục "trăm hoa đua nở", nên tận dụng những gì hiện có, nếu quy hoạch lại sẽ không hiệu quả kinh tế.
Áo tốt nghiệp là gì.
Tương tự, ông Huỳnh Công Ba - Trưởng phòng công tác chính trị Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nói, nếu như trường nào đã chọn màu truyền thống thì không nên thay đổi. Ở khía cạnh thiết kế, nhà tạo mẫu Sỹ Hoàng nhấn mạnh, trong kiến trúc, quy hoạch rồi mới thiết kế, còn ta thì đi ngược lại, thiết kế rồi quy hoạch. Vấn đề ở đây là bộ lễ phục tốt nghiệp gần như đã được toàn cầu hóa, vì thế không thể bảo thủ để tìm cái gọi là riêng, là truyền thống. Bởi chúng ta đang sống ở thế giới phẳng, SV VN cũng mang chất lượng SV thế giới. Nếu có quy định thì nên quy định cho học vị, chọn chất liệu phù hợp với thời tiết. Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội - vốn rất quan tâm đến yếu tố văn hóa truyền thống, bộc lộ ý kiến, chiếc áo dài VN tại sao không thể thay chiếc "áo thụng"? Khi hòa nhập với thế giới, chúng ta cũng nên chắt lọc ra những nét văn hóa tinh túy để tạo bản sắc riêng. Bà tin rằng, trong giờ phút trang trọng, lễ phục cũng đóng vai trò quan trọng, làm tăng thêm phần tự hào dân tộc ở mỗi SV
Để biết thêm về Áo tốt nghiệp là gì Hãy Click vào >>> đây <<< để hiểu rõ hơn bạn nhé
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/ao-tot-nghiep-goi-la-gi-a64340.html