Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu và lưu ý nên biết

Sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) là cách đơn giản để giúp bạn theo dõi và phát hiện nhanh chóng tình trạng thiếu oxy trong máu. Tuy nhiên, nếu dùng thiết bị không đúng cách sẽ dẫn đến sai số, làm kết quả hiển thị không còn chính xác nữa. Vậy cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu như thế nào?

Chỉ số SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của con người. Chỉ số này thể hiện mức độ bão hòa của oxy trong máu ngoại biên, dễ dàng đo được qua da bằng máy đo SpO2 cầm tay.

Là thiết bị đo độ bão hòa oxy có trong máu con người, kết hợp với đo nhịp tim qua đầu ngón tay. Máy đo SpO2 hỗ trợ quá trình theo dõi, phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể để điều trị sớm.

Máy đo nồng độ oxy trong máu có kiểu dáng nhỏ gọn

Máy đo nồng độ oxy trong máu có kiểu dáng nhỏ gọn, dễ cầm nắm

Nguyên lý hoạt động của máy đo nồng độ oxy trong máu:

Máy đo nồng độ oxy trong máu hoạt động dựa trên nguyên lý các phép đo xung. Khi kịp máy đo SpO2 vào đầu ngón tay, đầu dò cảm ứng của máy sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại đi xuyên qua mô (có các mao mạch). Một phần ánh sáng hồng ngoại sẽ được các hồng cầu trong mao mạch hấp thu; từ lượng ánh sáng còn lại, máy đo nồng độ oxy trong máu sẽ tính ra phần trăm độ bảo hòa oxy trong máu.

Cách dùng máy đo nồng độ oxy trong máu khá đơn giản. Tuy nhiên, chỉ cần một thao tác không đúng, chỉ số SpO2 có thể bị sai lệch.

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ oxy chi tiết, đảm bảo độ chính xác cao:

Bước 1: Tiến hành kiểm tra máy đo nồng độ oxy

Trước tiên, bạn hãy kiểm tra tổng quan máy đo chỉ số SpO2 đã được nạp đầy pin hay chưa? Trường hợp pin hết, bạn cần phải sạc ngay hoặc pin bị hỏng, bạn hãy thay loại pin AA phù hợp với thiết bị.

Kiểm tra tổng quan máy đo SpO2 trước khi thực hiện đo chỉ số

Bạn nên kiểm tra máy đo SpO2 trước khi thực hiện đo chỉ số nồng độ oxy trong máu

Bước 2: Xoa ấm lòng bàn tay trước khi kẹp máy đo nồng độ oxy

Đây là chi tiết nhỏ nhưng không thể thiếu, có thể ảnh hưởng đến kết quả đo. Do đó mọi người đừng bao giờ quên.

Bước 3: Mở kẹp, đồng thời đặt ngón tay vào khe kẹp

Tiếp đến, bạn mở kẹp thiết bị, đồng thời đặt ngón tay của bạn vào. Lưu ý, bạn cần đảm bảo đầu ngón tay của mình chạm đến điểm cuối cùng của máy đo nồng độ oxy.

Trong quá trình đó, bạn không nên dùng móng tay giả hay sơn móng tay. Tốt nhất, bạn nên cắt tỉa móng tay gọn gàng, không để dài. Đầu ngón tay sẽ vô tình che mất bộ phận cảm biến trang bị trên khe kẹp.

Bước 4: Khởi động máy đo chỉ số SPO2

Sau khi đặt ngón tay vào khe kẹp thiết bị, tiếp theo bạn cần thực hiện chính là nhấn vào nút nguồn khởi động. Ở bước này, bạn không được di chuyển tay ra khỏi thiết bị. Hệ thống sẽ ngay lập tức hiển thị kết quả ở trên màn hình LCD.

Kẹp ngón tay vào giữa khe máy đo nồng độ oxy

Lưu ý bạn không di chuyển tay trong quá trình đo nồng độ oxy.

Bước 5: Đọc kết quả máy đo nồng độ oxy

Máy đo spO2 thông thường sẽ hiển thị ở dưới dạng số, tại vị trí ghi SpO2. Đơn vị đo chỉ số này là phần trăm. Cách đọc máy đo nồng độ oxy rất đơn giản, giá trị bình thường sẽ dao động từ 94 đến 100%. Bạn có thể cộng trừ sai số khi đo à 2%.

Còn nhịp mạch của bạn sẽ được hiển thị theo dạng số tại vị trí có chữ PR hoặc hình trái tim. Đơn vị đo nhịp mạch là lần/phút, phạm vi đo dao động từ 0 đến 254 lần/phút. Đối với người lớn trong lúc nghỉ ngơi, nhịp mạch chuẩn sẽ dao động từ 60 đến 100 lần/phút.

Chỉ số trên máy đo nồng độ oxy trong máu

Các chỉ số hiển thị trên máy đo nồng độ oxy trong máu

Bước 6: Kết thúc quá trình đo nồng độ oxy

Khi đọc xong kết quả hiển thị trên màn hình máy đo nồng độ oxy. Bạn hãy rút đầu ngón tay của mình ra khỏi thiết bị rồi đợi trong ít giây để thiết bị tự động ngắt nguồn và kết thúc việc đo chỉ số spO2.

Thông qua chỉ số SpO2, phần nào bạn có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe. Cụ thể như sau:

- SP02 trong mức 97-99%: Bão hòa oxy ở trong máu bình thường.

- SP02 trong mức 94-96%: Bão hòa oxy ở trong máu trung bình. Tùy trường hợp cụ thể, bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cho bệnh nhân sử dụng hỗ trợ oxy không?

- SP02 trong mức 90-93%: Bão hòa oxy ở trong máu đạt mức thấp, có dấu hiệu bị suy hô hấp cần được hỗ trợ oxy.

- SP02 trong mức nhỏ hơn 90%: Đây là trường hợp nặng từ ca cấp cứu lâm sàng.

Nếu chỉ số SP02 lớn hơn 94%: Tức sức khỏe của trẻ trong mức độ an toàn.

Nếu chỉ số SP02 bé hơn 90%: Bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Trong quá trình dùng máy đo nồng độ oxy đôi khi sẽ xảy ra sai sót mà nguyên nhân có thể là do:

- Bạn đo ở môi trường có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

- Người bệnh liên tục có những cử động mạnh ở đầu ngón tay.

- Dùng móng tay giả, sơn móng tay.

- Người bệnh đang bị hạ huyết áp hoặc bị lạnh.

Không phải trường hợp nào cũng sử dụng thiết bị SpO2. Bạn nên dùng thiết bị khi:

- Có dấu hiệu ho bất thường.

- Mồ hôi chảy vã ra nhiều.

- Màu sắc của da bị thay đổi.

- Thở nhanh, gấp, khò khè và khó thở.

- Bị suy giảm về trí nhớ và nhịp tim đập nhanh hoặc chậm hơn so với bình thường.

Khi nào nên sử dụng thiết bị đo nồng độ oxy

Khi có những dấu hiệu khó thở, thở nhanh hoặc thở gấp, bạn nên đo nồng độ oxy trong máu

Dưới đây là một số lưu ý cần biết khi sử dụng máy đo nồng độ Oxy trong máu SpO2:

- Tuyệt đối không được cử động ngón tay kẹp vào thiết bị trong suốt quá trình đo. Tốt nhất bạn hãy giữ yên để có được kết quả chính xác.

- Người dùng đã từng uống thuốc cản quang không nên dùng máy đo chỉ số SpO2 bởi kết quả nhận được sẽ thiếu chuẩn xác.

- Người bị hạ huyết áp hoặc có nồng độ hemoglobin bất thường, hoặc người đang bị hạ huyết áp hay co thắt mạch máu nặng cũng nên hạn chế sử dụng máy đo nồng độ oxy.

- Tìm kiếm và lựa chọn địa chỉ uy tín để chọn mua máy đo nồng độ oxy chính hãng, có xuất xứ rõ ràng.

- Nên bảo quản máy đo nồng độ oxy tại khu vực cao ráo, thoáng mát không có nhiệt độ cao.

Hy vọng qua những thông tin từ blog kinh nghiệm trên, bạn đã biết cách sử dụng máy đo nồng độ oxy để đảm bảo các chỉ số hiển thị có độ chính xác cao. Trang bị cho mình một thiết bị SpO2 tại nhà rất cần thiết để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến nồng độ oxy trong máu hay nhịp tim. Từ đó có cách xử trí kịp thời, phòng tránh nhiều rủi ro nguy hiểm.

Tham khảo một số mẫu máy đo huyết áp thông dụng tại nhà:

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/cach-xem-may-spo2-a64569.html